Có thể thấy, để hỗ trợ cho quá trình thu thuế cá nhân thì mẫu bảng kê khai thuế được sử dụng phổ biến, nhưng mỗi đối tượng và trường hợp khác nhau, Bộ Tài Chính quy định sử dụng mẫu bảng kê thuế thu nhập cá nhân khác nhau. Trong bài viết này sẽ cung cấp mẫu bảng kê cá nhân thuộc diện tính thuế lũy tiến từng phần.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng kê cá nhân thuộc diện tính thuế lũy tiến từng phần:
Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến (hay còn gọi là lũy tiến từng phần) là phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân mà trong đó người có thu nhập tính thuế sẽ phải nộp thuế theo mức thu nhập cá nhân tương ứng, tùy thuộc vào nguồn thu nhập của cá nhân thì sẽ có mức thuế khác nhau, nêu người có thu nhập thấp thì sẽ nộp số thuế thấp, mức thuế phải nộp tăng dần theo từng bậc thuế.
Để hiểu đơn giản giản hơn thì bạn đọc có thể hiểu thuật ngữ “lũy tiến” đề cập đến mức thuế suất tăng dần từ thấp đến cao (thuế suất thuế thu nhập cá nhân tăng từ 5% đến 35% tương ứng với mức thu nhập tính thuế tăng dần). Như vậy, việc nhà nước tiến hành thu thuế thu nhập cá nhân sẽ căn cứ vào yếu tố là cá nhân có thu nhập tính thuế cao sẽ nộp thuế theo một tỷ lệ phần trăm trên thu nhập chịu thuế cao hơn so với các cá nhân có thu nhập tính thuế thấp. Hiện nay, Mẫu bảng kê cá nhân thuộc diện tính thuế lũy tiến từng phần hỗ trợ cho hoạt động thu thuế thu nhập cá nhân đang được quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, cụ thể:
Phụ lục
BẢNG KÊ CHI TIẾT CÁ NHÂN
THUỘC DIỆN TÍNH THUẾ THEO BIỂU LŨY TIẾN TỪNG PHẦN
(Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 05/QTT-TNCN)
[01] Kỳ tính thuế: Năm.…..
[02] Tên người nộp thuế:……
[03] Mã số thuế: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| – |
|
|
|
[04] Tên đại lý thuế (nếu có):…..
[05] Mã số thuế: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| – |
|
|
|
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT | Họ và tên | Mã số thuế | Số CMND/ Hộ chiếu | Cá nhân ủy quyền quyết toán thay | Thu nhập chịu thuế | Các khoản giảm trừ | Thu nhập tính thuế | Số thuế TNCN đã khấu trừ | Số thuế TNCN được giảm do làm việc trong KKT | Chi tiết kết quả quyết toán thay cho cá nhân nộp thuế | ||||||||
Tổng số | Trong đó: TNCT được giảm thuế | Số lượng NPT tính giảm trừ | Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh | Từ thiện, nhân đạo, khuyến học | Bảo hiểm được trừ | Quĩ hưu trí tự nguyện được trừ | Tổng số thuế phải nộp | Số thuế đã nộp thừa | Số thuế còn phải nộp | |||||||||
Làm việc trong KKT | Theo Hiệp định | |||||||||||||||||
[06] | [07] | [08] | [09] | [10] | [11] | [12] | [13] | [14] | [15] | [16] | [17] | [18] | [19] | [20] | [21] | [22] | [23] | [24] |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng | [25] | [26] | [27] | [28] | [29] | [30] | [31] | [32] | [33] | [34] | [35] | [36] | [37] | [38] |
(KKT: Khu kinh tế; TNCN: thu nhập cá nhân; NPT: người phụ thuộc)
Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ Họ và tên: ….. Chứng chỉ hành nghề số:……….. |
|
2. Những trường hợp nào phải sử dụng biểu thuế lũy tiến từng phần?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14
– Trong trường hợp có tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền thì cũng nằm trong trường hợp sử dụng biểu thuế lũy tiến từng phần;
– Cá nhân có phát sinh thêm được các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp;
– Trong khi tham gia làm việc mà nhận được tiền thù lao;
– Đồng thời, cũng phải kể đến trường hợp được nhận tiền khi tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác;
– Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức cũng nằm trong trường hợp này;
– Đồng thời, cũng cần kể đến các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán.
(Chi tiết xem tại khoản 2 Điều 2 Thông tư
Theo quy định hiện hành thì biểu thuế lũy tiến gồm 07 bậc thuế với thu nhập tính thuế và thuế suất tương ứng đang được ghi nhận tại khoản 2 Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Theo khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư
3. Cách tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần hiện hành:
Việc tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần cần phải thực hiện theo công thức nhất định để đảm bảo sự thống nhất và chính xác. Hiện này được quy định tại Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Công thức tính cụ thể như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
– Cá nhân có thể tiến hành xác định được số thuế phải nộp, trước hết cần tính được thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ.
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế.
Như vậy, để tính được thu nhập tính thuế theo công thức trên bạn cần thực hiện tính từng thành phần có trong công thức.
– Hướng dẫn các bước để hoàn thiện việc tính thuế TNCN lũy tiến từng phần:
Bước 1: Đầu tiên cá nhân cần thực hiện việc tính tổng thu nhập;
Bước 2: Sau đó sẽ thực hiện việc tính các khoản thu nhập được miễn thuế
Cần lưu ý rằng: Những khoản thu nhập được miễn thuế từ tiền công, tiền lương sẽ bao gồm những thu nhập sau đây:
+ Nếu cá nhân được nhận tiền công, tiền lương trong khi làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật;
+ Đối với trường hợp nguồn thu nhập đến từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hàng tàu Việt Nam vận tải quốc cũng nằm trong trường hợp này.
Bước 3: Tiến hành hoạt động tính thu nhập chịu thuế theo công thức đã được hướng dẫn
Bước 4: Nếu trường hợp cá nhân thuộc diện được giảm trừ gia cảnh thì sẽ tính các khoản giảm trừ
Hiện tại thì có những khoản giảm trừ được trừ khi tính thuế TNCN gồm: Tiến hành việc giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm). Cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế sẽ được giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng.
Trên thực tế, việc giảm trừ gia cảnh còn có thể được giảm trừ gia cảnh với một số khoản khác như khoản tiền đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, tiền đóng cho hoạt động khuyến học, nhân đạo.
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế
Sau khi tính thu nhập tính thuế, người nộp thuế áp dụng phương pháp lũy tiến từng phần để xác định số thuế phải nộp theo mỗi bậc thuế. Cụ thể, biểu thuế lũy tiến gồm 07 bậc thuế tương ứng với từng mức thu nhập tính thuế và thuế suất đã được trình bày nội dung trong bài viết.
Để hoàn tất được việc xác định tổng số thuế phải nộp, thì cá nhân sẽ lấy thu nhập tính thuế x thuế suất của bật thuế đó, cuối cùng cộng số thuế của từng bậc sẽ xác định được chính xác tổng số thuế phải nộp.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và
– Thông tư số 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và
THAM KHẢO THÊM: