Mẫu bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra được viết như thê nào? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm? Cán bộ, công chức, sau khi thanh tra, có kết luật sai phạm thì bị xử lý như thế nào? Để giải đáp những câu hỏi trên, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra kèm hướng dẫn:
1.1. Mẫu bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra:
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM RÚT KINH NGHIỆM
Tôi tên là: ………
Hiện đang làm việc tại Bộ phận:………
Nhiệm vụ được giao là:………
Hôm nay, tôi viết bản kiểm điểm rút kinh nghiệm này với những sự việc xảy ra như sau:
Trình bày sự việc xảy ra: ………
Nguyên nhân sai phạm (hoặc lý do tại sao không có lỗi):………
Hậu quả do sai phạm xảy ra:………
Bản thân tự kiểm điểm………
Bản thân rút kinh nghiệm và hứa để lần sau không vi phạm:…………
………., Ngày ….. tháng …… năm ….
(Người viết kiểm điểm ký, ghi rõ họ tên)
1.2. Hướng dẫn viết bản kiểm điểm:
+ Khi viết bản kiểm điểm rút kinh nghiệm, cán bộ, viên chức cần trình bày rõ ràng về mặt hình thức: Có quốc hiệu tiêu ngữ, tên văn bản trình bày về việc gì?
+ Trình bày rõ ràng họ tên, nơi công tác, nhiệm vụ đươc giao,..
+ Trình bày cụ thể sự việc xảy ra
+ Xác định rằng sự việc xảy ra có phải lỗi hoàn toàn do mình hay không, hay chỉ một phần
+ Nguyên nhân gì đi đến sai phạm này
+ Sai phạm này có để lại hậu quả gì? có nghiêm trọng không
+ Bản thân tự kiểm điểm bản thân về những lỗi mà mình đã vi phạm
Lưu ý, cần trình bày một cách súc tích, ngắn gọn, rõ ràng nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các sự việc liên quan đến hành vi vi phạm.
+ Lời cam đoan: Dưới mỗi
2. Bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra là gì?
2.1. Bản kiểm điểm là gì?
– Kiểm điểm là xem xét, đánh giá lại từng việc để đánh giá và rút kinh nghiệm về những lỗi sai của mình. Cá nhân có thể soạn thảo hoặc có thể điền theo mẫu có sẵn.
– Cá nhân sẽ là người viết bản tự kiểm điểm để tự đánh giá và nhìn nhận lại những sai sót, lỗi lầm của bản thân đã mắc phải để nâng cao ý thức trách nhiệm về khuyết điểm, rút kinh nghiệm trong những lần sau.
Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm được dùng nhiều cho các đối tượng khác nhau. Đó có thể là học sinh, sinh viên cũng có thể là cán bộ công viên chức, nhân viên hoặc là người lao động
– Bản tự kiểm điểm được xem là một trong những phương thức để cá nhân có thể nâng cao nhận thức về bản thân cũng như có được hướng đin đúng đắn trong tương lai, đồng thời cũng giúp hoàn thiện bản thân mình hơn.
2.2. Kết luận thanh tra là gì?
– Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá và thực hiện các biện pháp kỉ luật của tổ chức, cá nhân thuộc một tổ chức.
– Kết luận thanh tra là văn bản do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ký ban hành để đánh gia, kết luận và kiến nghị về nội dung thanh tra
Kết luận thanh tra gồm những nội dung sau:
+ Đối với thanh tra hành chính thì cân đánh gái việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của đối tượng thanh tra
+ Đối với thanh tra chuyên ngành thì cần đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý của đối tượng thanh tra
+ Kết luận về nội dung thanh tra;
+ Xác định rõ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);
+ Để bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cần có biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả (nếu có)
+ Hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật có liên quan và kiến nghị khắc phục.
Như vậy, bản kiểm điểm sau kết luận thanh tra là sau khi tiến hành thanh tra, phát hiện lỗi của một cá nhân thì cá nhân có sẽ phải viết một bản tự kiểm điểm về lỗi sai của mình
3. Cán bộ, công chức khi bị thanh tra, phát hiện sai phạm thì có hình thức kỉ luật nào?
– Hình thức kỉ luật khiển trách: áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ trường hợp sau:
+ Cán bộ, công chức lợi dụng vụ trí công tác của mình nhằm mục đích vu lợi, có thái độ hách dịch, cửa quyền khây khó khăn với cơ quan, tổ chức , đơn vị hay cá nhân khi đang thi hành công vụ
+ Lợi dụng chức vụ để xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện
+ Khi cấp trên phân công công tác, điều động thì không chấp hành quyết định. Tự ý không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng
+ Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
+ Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước
+ Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống tội phạm; trật tự, an toàn xã hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng
+ Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
+ Vi phạm quy định về quy định về tuyên truyền, phát ngôn quy chế tập trung dân chủ, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ;
+ Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội;
+ Vi phạm quy định của pháp luật về: xây dựng, đầu tư; đất đai, tài nguyên môi trường;q uản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ; tài chính, kế toán, ngân hàng;
+ Vi phạm các quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức
– Cảnh cáo, hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, có hành vi vi phạm lần đầu nhưng lại gây hậu quả nghiêm trọng hoặc gây hậu quả ít nghiêm trọng, thuộc những trường hợp sau:
+ Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn
– Cách chức, việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ, thuộc những trường hợp sau:
+ Đã bộ xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng
+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng
– Bãi nhiệm với cán bộ, có hành vi vi phạm theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan thì bị bãi nhiệm
– Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Nghiện ma túy
Như vậy, với trường hợp cán bộ, công chức bị thanh tra mà có vi phạm thì có thể áp dụng những hình thức kỷ luật vừa nêu trên, tùy theo mức độ vi phạm.
4. Kết luận thanh tra có được công khai không?
Căn cứ vào Điều 46
Kể từ ngày có kết luận thanh tra, người ra kết luận thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra trong vòng 10 ngày. Việc công khai kết luạn thanh tra được thực hiện dưới hình thức sau:
+ Công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
+ Ngoài ra người ra kết luận thanh tra cần lựa chọn ít nhất một trong các hình thức như: thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; đưa lên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm báo nói (02 lần), báo hình (02 lần phát sóng), báo viết (01 số phát hành), báo điện tử.
+ Trong 05 ngày liên tục phải thông báo trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp
+ Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra ít nhất 05 ngày
+ Việc niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra do đối tượng thanh tra thực hiện. Thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày liên tục.
– Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.