Bản kiểm điểm dành cho học sinh bị thu giữ điện thoại khí sử dụng trong giờ học. Bài viết sẽ hướng dẫn: Mẫu bản kiểm điểm khi học sinh bị thu điện thoại? Mẫu bản kiểm điểm hành vi tự ý sử dụng điện thoại trong giờ thi? Quy định về việc không sử dụng điện thoại trong giờ học? Những lưu ý khi học sinh viết bản kiểm điểm?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu bản kiểm điểm khi học sinh bị thu điện thoại (Mẫu 1):
- 2 2. Mẫu bản kiểm điểm khi học sinh bị thu điện thoại (Mẫu 2):
- 3 3. Mẫu bản kiểm điểm hành vi tự ý sử dụng điện thoại trong giờ thi:
- 4 4. Bản kiểm điểm là gì?
- 5 5. Tại sao lại cần viết bản kiểm điểm?
- 6 6. Quy định về việc không sử dụng điện thoại trong giờ học:
- 7 7. Những lưu ý khi học sinh viết bản kiểm điểm:
1. Mẫu bản kiểm điểm khi học sinh bị thu điện thoại (Mẫu 1):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM
Kính gửi:
– Ban Giám hiệu trường………………
– Giáo viên chủ nhiệm lớp………………
Em tên là: ……….. Học sinh lớp:………
Trường:…………
Ngày, tháng, năm sinh:…………
Họ và tên cha: ……….Số điện thoại:………
Họ và tên mẹ: ………….Số điện thoại:…………
Em viết đơn này, xin tự kiểm điểm về hành vi của mình như sau:
Thứ …., ngày …., tháng….., năm….., trong giờ học môn:………
Em đã tự ý sử dụng điện thoại cá nhân trong giờ học và bị giáo viên nhắc nhở. Em tự nhận thấy hành vi của mình là vi phạm quy định của nhà trường về việc sử dụng thiết bị điện tử cá nhân trong giờ học.
Em tự nhận thấy hành vi của mình gây ảnh hưởng trực tiếp đến cô giáo bộ môn …. gây ảnh hưởng đến chất lượng tiết học và các bạn trong lớp. Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm lần nữa, em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra. Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập.
Em xin trân thành cảm ơn!
……., ngày… tháng… năm……
Phụ huynh học sinh (Ký và ghi rõ họ tên) | Học sinh (Ký và ghi rõ họ tên) |
Ý kiến của phụ huynh học sinh: Thay mặt gia đình, tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến Thầy/ cô chủ nhiệm và cô giáo bộ môn: …… Tôi xin cam kết với thầy/ cô chủ nhiệm sẽ nhắc nhở và thu giữ thiết bị điện thoại của cháu khi đến trường và sẽ không để tình trạng tiếp diễn xảy ra. Tôi xin trân thành cảm ơn!
2. Mẫu bản kiểm điểm khi học sinh bị thu điện thoại (Mẫu 2):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Kính gửi:
Ban giám hiệu trường: ……………
Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: …………
Cô giáo bộ môn: ……………
Tên em là …………… Là học sinh lớp …………
Trường: ………………………………………………………..
Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:
Nội dung sự việc: …(trình bày tóm tắt nội dung việc sử dụng thiết bị điện tử trong giờ học).
Em tự nhận thấy lỗi của mình đã gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng. Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm, em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.
Rất mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!
……, ngày … tháng … năm
Chữ ký học sinh (Ký, ghi rõ họ tên) | Chữ ký phụ huynh (Ký, ghi rõ họ tên) |
Ý kiến phụ huynh học sinh: Lời đầu tiên, cho phép tôi thay mặt cháu gửi lời xin lỗi trân thành đến cô giáo chủ nhiệm và giáo viên bộ môn của cháu. Về hành vi nghịch điện thoại trong giờ của cháu là vi phạm nội quy của nhà trường, gia đình tôi xin phép nhắc nhở và sát sao, quản thúc cháu hơn về việc sử dụng thiết bị điện tử cá nhân. Gia đình xin trân thành cảm ơn.
3. Mẫu bản kiểm điểm hành vi tự ý sử dụng điện thoại trong giờ thi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Kính gửi: Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp…..cùng toàn thể thầy, cô giáo bộ môn
Tên em là:…… sinh ngày: ……
Hiện là học sinh lớp ………. – Trường…….
Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:
Vào thứ……, ngày ……, tháng….., năm….. Trong giờ học thi môn:……..
Em có lén sử dụng điện thoại cá nhân với mục đích gian lận. Em tự nhận thấy hành vi của mình là vi phạm nghiêm trọng đến nội quy và quy định của Nhà trường.
Em cảm thấy rất hối hận vì đã để xảy ra tình trạng này. Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy cô đề ra. Kính mong nhận được sự tha thứ và khoan hồng từ thầy để em có cơ hội sửa chữa sai lầm. Em xin chân thành cảm ơn!
…., ngày…/…/…….
Chữ ký học sinh (Ký, ghi rõ họ tên) | Chữ ký phụ huynh (Ký, ghi rõ họ tên) |
Ý kiến của phụ huynh học sinh: Gia đình xin trân thành xin lỗi Nhà trường và Thầy/ Cô chủ nhiệm cháu:…………. Mặc dù, chúng tôi cho phép cháu sử dụng điện thoại để liên lạc với gia đình khi cần thiết. Nhưng việc sử dụng điện thoại trong giờ học/ giờ thi là vi phạm quy định Nhà trường. Gia đình chúng tôi rất xin lỗi Thầy/ Cô và sẽ nhắc nhở, bao ban cháu. Gia đình xin hứa sẽ không để tình trạng này tiếp diễn. Chúng tôi xin trân thành cảm ơn.
4. Bản kiểm điểm là gì?
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về khái niệm bản kiểm điểm. Kiểm điểm là văn bản tự viết của cá nhân nhằm mục đích xem xét, đánh giá lại những việc đã làm một cách cụ thể để có được nhận định chung. Kiểm điểm là nêu ra, trình bày, phê phán những sai lầm, khuyết điểm hoặc xem xét lại những hành vi, quá trình nào đó của bản thân trong thời gian qua.
5. Tại sao lại cần viết bản kiểm điểm?
Bản kiểm điểm thường được sử dụng trong nhà trường để đánh giá tình trạng của học sinh. Thông thường, bản kiểm điểm là văn bản giấy, viết tay bởi người tự kiểm điểm. Nó thường được học sinh sử dụng để đánh giá và tự nhận xét về những lỗi lầm, khuyết điểm của bản thân hay những vi phạm với nội quy của tổ chức, nhà trường. Bản kiểm điểm dùng cho đối tượng học sinh để chúng tự nhận thấy, soi xét lại mình để khắc phục và sửa lỗi chứ không áp đặt hình thức phạt đối với hành vi phạm lỗi.
– Kiểm điểm được yêu cầu khi học sinh có hành vi vi phạm nội quy nhà trường.
– Kiểm điểm cuối năm, cuối học kỳ để học sinh tiến hành tự đánh giá, tổng kết thành tích, kết quả đạt được; ưu, nhược điểm của bản thân trong một năm học tập.
Trong trường hợp khác, bản kiểm điểm được sử dụng trong cơ quan, công ty đối với cá nhân nhân viên, công thức để đánh giá, nhận định về những việc làm của họ với công việc, với công ty, việc gì làm chưa được, việc gì làm gây ảnh hưởng đến công ty. Hình thức này thường được sử dụng để cá nhân tự nhìn nhận về lỗi, trách nhiệm về mình và khắc phục. Đôi khi, kiểm điểm được sử dụng cho đảng viên nhằm tự nhận xét về những ưu điểm, phẩm chất, đạo đức lối sống, những khuyết điểm của đảng viên còn tồn tại, để từ đó đưa ra phương hướng khắc phục…
6. Quy định về việc không sử dụng điện thoại trong giờ học:
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục có quy định đối với việc sử dụng các thiết bị điện tử trong quá trình học tập của học sinh như sau: “học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.”
Vì vậy, việc tự ý sử dụng điện thoại trong giờ học, giờ thi khi không có sự cho phép của giáo viên sẽ bị coi là hành vi vi phạm. Bản kiểm điểm học sinh không sử dụng điện thoại được lập ra để học sinh cam kết tuân thủ không sử dụng điện thoại trong giờ học, nếu tái phạm sẽ bị xử lý theo quy định của lớp đưa ra.
7. Những lưu ý khi học sinh viết bản kiểm điểm:
Hướng dẫn cụ thể cách trình bày các mục trong mẫu bản kiểm điểm, các em cần điền đầy đủ, rõ ràng, trung thực những thông tin để được thầy cô xem xét như sau:
Quốc hiệu và tiêu ngữ:
– Quốc hiệu: In hoa, in đậm, căn ở giữa dòng
– Tiêu ngữ: In hoa chữ cái đầu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” và căn giữa dòng
– Tên bản kiểm điểm: In hoa, in đậm và căn giữa.
– “Trường”: Ghi tên trường mà mình theo học.
– “Kính gửi”: Cần gửi đến những đối tượng có liên quan
+”Ban giám hiệu trường”: Ghi tên của trường mình theo học
+ “Giáo viên chủ nhiệm”: Ghi tên lớp bạn đang học hiện tại.
+ “Giáo viên bộ môn”: Bộ môn mà mình vi phạm
– “Em tên là”….. “Học sinh lớp”: Viết họ tên và tên lớp của học sinh
– “Họ tên cha/mẹ ……. số điện thoại”: Viết họ tên bố và số điện thoại của bố/ mẹ /để thầy cô và nhà trường có thể liên lạc.
-” Vi phạm nội quy vào ngày ……. Vi phạm lần thứ”: Ghi rõ ngày cụ thể diễn ra hành vi vi phạm nội quy của nhà nhà trường cùng với số lần vi phạm.
– Mục “Nội dung vi phạm”: Ghi rõ nội dung vi phạm vào như cả lý do và kết quả: Do sử dụng điện thoại trong giờ học/ giờ thi trái với nội quy của trường học và lớp học. Vi phạm nghiêm trọng nội quy phòng thi.
– “Thuộc điều … trường …”: Vi phạm của bạn thuộc điều lệ nào của nhà trường thì bạn ghi vào và tên trường mà bạn đang sống.
– “Ngày … tháng … năm”: Ghi rõ địa điểm và theo ngày tháng viết đơn.
– “Ý kiến của phụ huynh học sinh”: Phần này cần xin ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Tránh trường hợp học sinh gian lận, tự ý giả mạo chữ ý và ý kiến của phụ huynh học sinh nhằm lừa dối thầy cô.