Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Bạn cần biết

Mẫu bản kiểm điểm học sinh bị ghi Sổ đầu bài mới nhất

  • 02/03/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    02/03/2023
    Bạn cần biết
    0

    Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh không chỉ sử dụng khi chúng ta mắc lỗi mà còn được sử dụng để chúng ta nhìn nhận lại một năm học, một kỳ học đã qua, học sinh đã đạt được gì, có những vi phạm gì. Dưới đây là một vài mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh chung nhất dùng trong các trường học không thuộc bài, bị điểm kém, đánh nhau, nói chuyện riêng, không chép bài, không làm bài tập về nhà… Các bạn tham khảo mẫu nhé: 

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Mẫu bản kiểm điểm học sinh bị ghi sổ đầu bài (Mẫu chung):
      • 2 2. Mẫu bản kiểm điểm cho học sinh trong trường hợp không học thuộc bài:
      • 3 3. Mẫu bản kiểm điểm cho học sinh trong trường hợp tổng kết lại học kỳ/ năm học/ tuần học:
      • 4 4. Mẫu bản kiểm điểm cho học sinh trong trường hợp học sinh đánh nhau trong giờ học:
      • 5 5. Tại sao học sinh phải viết bản kiểm điểm và những lỗi vi phạm thường gặp:
      • 6 6. Cách xin chữ ký phụ huynh:
      • 7 7. Trước khi viết bản kiểm điểm cần chuẩn bị những gì?

      1. Mẫu bản kiểm điểm học sinh bị ghi sổ đầu bài (Mẫu chung):

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      BẢN KIỂM ĐIỂM

      Kính gửi : (1)

      Ban giám hiệu Nhà trường: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      Thầy/ Cô chủ nhiệm lớp:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      Thầy/ Cô giáo bộ môn: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      Họ và tên học sinh: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      Lớp: ………………… Trường: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      Hiện đang trú tại: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      Họ, tên bố (mẹ hoặc người đỡ đầu): ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      Em viết bản kiểm điểm xin trình bày về khuyết điểm của em như sau: (2)

      ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….  

      ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      Với mức độ vi phạm như đã trình bày trên đây, căn cứ Nội quy, Quy chế nhà trường, em xin nhận hình thức: (3) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      …….., ngày…. tháng ………năm….

       

      Chữ ký học sinh
      (Ký, ghi rõ họ tên)

      Chữ ký phụ huynh
      (Ký, ghi rõ họ tên)

      Lưu ý:

      (1) Điền đầy đủ thông tin người nhận: Trường, Khoa, GVCN, GV bộ môn

      (2) Nêu nội dung: thời gian, nguyên nhân, diễn biến vụ việc, tác hại, phân tích đúng sai, ảnh hưởng của vụ việc do mình gây ra. Đồng thời, nêu thái độ suy nghĩ hối lỗi, hứa sửa chữa khuyết điểm, nguyện vọng và cam kết của bản thân sau vụ việc)

      (3) Lựa chọn hình thức xử lý kỷ luật thì ghi một trong các hình thức: Khiển trách, Cảnh cáo, Đình chỉ học tập hay Buộc thôi học.

      2. Mẫu bản kiểm điểm cho học sinh trong trường hợp không học thuộc bài:

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      ———-

      BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

      Kính gửi: 

      Ban giám hiệu Nhà trường: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      Thầy/ Cô chủ nhiệm lớp:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      Thầy/ Cô giáo bộ môn: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      Tên em là: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      Học sinh lớp: ………………. Trường: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      Căn cứ theo quy định và nội quy lớp học. Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm lỗi của mình như sau:

      Nêu lý do: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      Nên em đã quên không học bài cũ và bị ghi vào sổ đầu bài. Hành vi này của em đã gây ảnh hưởng đến lớp, đặc biệt là thi đua của lớp trong tuần vừa qua. Em tự nhận thấy lỗi của mình và chấp nhận chịu mọi hình thức kỷ luật mà Thầy/ Cô chủ nhiệm đưa ra.

      Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm nữa. Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!

       

      …………, ngày … tháng … năm…….

      Chữ ký học sinh
      (Ký, ghi rõ họ tên)

      Chữ ký phụ huynh
      (Ký, ghi rõ họ tên)

      3. Mẫu bản kiểm điểm cho học sinh trong trường hợp tổng kết lại học kỳ/ năm học/ tuần học:

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
      ——-o0o———

      BẢN TỰ KIỂM CÁ NHÂN

      Học kì ….… (năm học 20…… – 20……)

      Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm của lớp: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      Em tên là: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….  

      Học sinh lớp:……………. Trường THPT: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….  

      Trong học kì …… (năm học 20..…. – 20…..) vừa qua, em đã có những ưu điểm cũng như khuyết điểm sau

      – Về ưu điểm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….  

      Hoạt động phong trào: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….  

      Học tập: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….  

      Vấn đề khác: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….  

      – Khuyết điểm: Trong học kì một vừa qua em đã vi phạm một số lỗi sau:

      Lỗi vi Phạm

      Vắng có phép, xin về

      Vắng không phép

      Không chuẩn bị bài

      Không làm bài tập

      Không học bài

      Bị điểm kém (<5)

      Không phù hiệu

      Không đồng phục

      Bị quản sinh phê bình

      Mất TT

      Bị phê bình ghi SĐB

      Đánh nhau

      Vô lễ với giáo viên

      Số lần

                               

      Vi phạm khác: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….  

      * Tự xếp loại hạnh kiểm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….  

      * Ý kiến cá nhân: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….  

      Em viết đơn này xin phép tự kiểm điểm về quá trình học tập và rèn luyện trong học kỳ vừa qua của mình. Rất mong GVCN xem xét và xếp loại hạnh kiểm ……..cho em.

      Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn trong học kì tới. Em xin cảm ơn!

       

      ……., ngày…tháng…năm….

       

      Học sinh
      (Ký, ghi rõ họ tên)

       

      4. Mẫu bản kiểm điểm cho học sinh trong trường hợp học sinh đánh nhau trong giờ học:

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

      Kính gửi: – Ban giám hiệu trường: ……………………………………………..
      – Giáo viên chủ nhiệm lớp: ………………………………………………………..

      Em tên là: ……………………………………………………………….Học sinh lớp: ……… Trường: ……………….

      Hiện ở với (đối với HS không ở với cha mẹ): ………………………………….

      Họ tên cha:……………………………………………………….. Số điện thoại: …………………………………………………………….

      Họ tên mẹ:……………………………………………………….. Số điện thoại: …………………………………………………………….

      Số điện thoại liên lạc gần nhất (đối với HS không ở với cha mẹ): ………………………………………………………………..

      Vi phạm nội quy vào ngày…..tháng…..năm…… Vi phạm lần thứ: …………………………………………………………………

      Nội dung vi phạm:

      Thứ….. ngày….. tháng…. Năm…. Vào tiết học môn:

      Vì một số lý do cá nhân, em và bạn …. Có hiểu lầm và xích mích. Do không kiềm chế được cảm xúc nên em đã có hành vi đánh bạn trong lớp học, khiến bạn bị thương tích nhẹ ở phần cánh tay nên bị ghi vào sổ đầu bài. Em tự nhận thấy hành vi của mình là sai và đã vi phạm vào nội quy của Nhà trường và lớp học. 

      Em viết đơn này xin tự kiểm điểm lại hành vi của mình, đồng thời, xin nhận mọi hình thức kỷ luật từ phía Nhà trường và Thầy/ Cô. Rất kính mong Thầy/ Cô chủ nhiệm xem xét và khoan hồng cho em, cho em cơ hội để sửa sai. Em xin trân thành cảm ơn!

       

      ……………., ngày…..tháng……năm…….

       

      Người viết kiểm điểm
      (Ký, ghi rõ họ tên)

      5. Tại sao học sinh phải viết bản kiểm điểm và những lỗi vi phạm thường gặp:

      Bản kiểm điểm học sinh là văn bảnn viết tay thường dùng trong trường hợp học sinh có sự việc, hành vi vi phạm nội quy, quy định nhà trường. Các em học sinh viết bản kiểm điểm để tường trình lại sự việc xảy ra, nhận lỗi về hành vi của mình và tự kiểm điểm bản thân.

      Đôi khi, mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh không chỉ sử dụng khi chúng ta mắc lỗi mà còn được sử dụng để chúng ta nhìn nhận lại một năm học, một kỳ học đã qua chúng ta đã đạt được gì, có những thành tựu hay vi phạm gì. Dưới đây là một vài mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh chung nhất và một vài vi phạm phổ biến nhất mà các bạn thường gặp bị ghi vào sổ ghi đầu bài:

      –  Bản kiểm điểm nhận lỗi không làm bài tập,

      –  Bản kiểm điểm nói chuyện riêng trong giờ

      –  Bản kiểm điểm đánh nhau,

      –  Bản kiểm điểm không chép bài,

      –  Bản tự kiểm điểm học sinh không thuộc bài,

      –  Bản kiểm điểm học sinh không đội mũ bảo hiểm vi phạm giao thông,

      –  Bản tự kiểm điểm tự ý nghỉ học,…

      6. Cách xin chữ ký phụ huynh:

      Các bạn, các em phải hiểu rằng xin chữ ký cha mẹ vào bản kiểm điểm là bước khó nhất một số khi xin chữ ký sẽ bị giáo huấn cả 1 buổi, nhưng một số gia đình bố mẹ khó tính, nghiêm khắc thì khả năng sẽ bị khiển trách, thậm trí là bị cha mẹ phạt. Do vậy, việc khéo léo để xin chữ ký bố mẹ cùng là điều vô cùng quan trọng. Chúng ta nên lựa chọn một số cơ hội sau:

      – Thể hiện hành vi hối lỗi của mình: Khi nhận thấy lỗi sau của mình, học sinh cần biết hối cải, sửa đổi và trở thành con ngoan trò giỏi, chăm chỉ đột xuất cả về học hành lẫn công việc nhà, giữ không khí vui vẻ trong gia đình, làm vui lòng bố mẹ.

      – Tận dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa: Chọn thời điểm phù hợp khi bố hoặc mẹ ở một mình, không tiếp khách, không bận rộn.Tâm trạng bố hoặc mẹ phải đang thoải mái, vui vẻ, cởi mở.

      – Bình tĩnh, kiên trì, giải thích hợp lý: các bạn nên trình bày một cách trung thực đầy đủ về hành vi sai phạm của mình, mức độ ảnh hưởng, sự khiển trách và nhắc nhở của thầy cô. Đồng thời, thể hiện thái độ chừng mực, đúng đắn với bố mẹ, sự thành tâm hối cải và hứa không tái phạm vào lần sau.

      – Các bạn cần chú ý phải xin chữ ký thật của bố mẹ, không được phép giả mạo chữ ý và ý kiến của phụ huynh.

      7. Trước khi viết bản kiểm điểm cần chuẩn bị những gì?

      Biết được cách viết bản kiểm điểm nhưng không chuẩn bị tốt ngay từ đầu cũng khó để các bạn học sinh có được một biên bản hoàn chỉnh được,  vì vậy, khi viết cần chuẩn bị thật đầy đủ và hoàn hảo nhất như vậy mới đem lại hiệu quả cao, cụ thể:

      – Cần nắm rõ xem vì sao, nguyên nhân là gì mà mình phải viết bản kiểm điểm và nhận biết đúng đắn được mức độ lỗi phạm phải nặng hay nhẹ.

      – Hãy tìm hiểu trước xem có cách khắc phục lỗi lầm nào cho hành vi của mình hay không? Bởi trong bản kiểm điểm thì bạn cần phải trình bày cụ thể những vấn đề sai phạm này để ghi nhớ lần sau không vi phạm nữa.

      – Đối với những người có khả năng viết lách tốt cùng với ngôn ngữ phong phú, dồi dào thì việc viết được một bản kiểm điểm không có gì là khó khăn cả, nhưng với những bạn học sinh lần đầu mắc lỗi, có thể chưa có kinh nghiệm gì cả lại là điều khá khó khăn. Vì vậy, hãy chú ý những điều chuẩn bị một tinh thần thật tốt và một tâm thế sẵn sàng nhận sai nhé. 

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ