Mẫu bản khai lý lịch cho nhân viên dịch vụ bảo vệ hiện nay đang được sử dụng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 56/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 96/2016/NĐ-CP, Nghị định 99/2016/NĐ-CP, Nghị định 137/2020/NĐ-CP.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản khai lý lịch cho nhân viên dịch vụ bảo vệ mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
BẢN KHAI LÝ LỊCH
Của người làm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên: … Nam/Nữ: …
2. Sinh ngày …. tháng … năm …
3. Số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: …
4. Trình độ giáo dục phổ thông: …
5. Trình độ chuyên môn: …
6. Tên cơ sở kinh doanh: …
7. Địa chỉ cơ sở kinh doanh: …
8. Chức danh trong cơ sở kinh doanh: …
9. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh: …
10. Số điện thoại liên hệ: …; Website/địa chỉ thư điện tử: …
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC CỦA BẢN THÂN
1. Thời gian, nơi học tập, làm việc và nghề nghiệp, chức vụ …
2. Tiền án, tiền sự (nếu có ghi rõ tiền án, tiền sự, tội danh, thời gian, cơ quan xử lý) …
Tôi cam đoan những nội dung trong Bản khai lý lịch là đúng. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý … | …, ngày … tháng … năm … (Người khai ký, ghi rõ họ tên) |
2. Tiêu chuẩn tuyển chọn đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ bao gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 32 của
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, không có tiền án về các tội giết người, không có tiền án về tội cố ý gây thương tích và các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của pháp luật hình sự, theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Có bản khai lý lịch. Bản khai lý lịch được sử dụng theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được sử dụng theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 56/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện,
+ Có giấy khám sức khỏe được cung cấp bởi các trung tâm y tế, bệnh viện từ cấp quận/huyện trở lên xác nhận đầy đủ sức khỏe để tiến hành hoạt động lao động trên thực tế;
+ Có đầy đủ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên theo quy định của pháp luật;
+ Không sử dụng người nước ngoài, không sử dụng người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ, hoặc giữ chức vụ trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ, hoặc cho những chủ thể đó làm nhân viên dịch vụ bảo vệ.
Như vậy có thể nói, nhân viên dịch vụ bảo vệ cần phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn tuyển chọn như trên.
3. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 11 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (sửa đổi tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư), có ghi nhận về điều kiện an ninh trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Theo đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
– Là doanh nghiệp thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần phải đáp ứng điều kiện về trình độ học vấn, phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong khoảng thời hạn 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không thời hạn giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự, ngoại trừ trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 22 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (sửa đổi tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư);
– Các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam sẽ chỉ được phép tiến hành hoạt động liên doanh với các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ nước ngoài trong 01 số trường hợp nhất định, cụ thể là trường hợp đầu tư các trang thiết bị máy móc, đầu tư phương tiện kĩ thuật phục vụ cho công tác bảo vệ, và chỉ được phép thực hiện dưới hình thức cơ sở kinh doanh nước ngoài góp vốn mua máy móc và phương tiện kĩ thuật phục vụ cho công tác bảo vệ tại Việt Nam;
– Trong trường hợp cơ sở kinh doanh nước ngoài có hoạt động đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam:
+ Phải là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ liên tục ít nhất trong khoảng thời gian 05 năm;
+ Người đại diện cho phần vốn góp của các cơ sở kinh doanh nước ngoài là người chưa bị cơ quan pháp luật của nước ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ xử lý về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ cảnh cáo trở lên;
+ Phần vốn góp hiện hữu của các cơ sở kinh doanh nước ngoài chỉ được sử dụng để mua máy móc, mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác bảo vệ của cơ sở đó. Số vốn góp đầu tư của các cơ sở kinh doanh nước ngoài ít nhất phải là 1.000 đô la Mỹ. Việc định ra máy móc và các trang thiết bị kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về giá có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên thực hiện, chi phí định giá sẽ do các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ chi trả toàn bộ.
Như vậy có thể nói, ngoài các điều kiện về an ninh trật tự áp dụng chung cho các ngành nghề, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần phải đáp ứng được thêm các điều kiện nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 56/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo;
– Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
– Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
– Thông tư 42/2017/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.