Đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng.
Mục lục bài viết
1. Quy định về chế độ trợ cấp một lần cho quân nhân:
– Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (bao gồm cả số tiếp tục công tác sau đó thôi việc), được thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng theo số năm công tác thực tế trong quân đội, đủ 15 năm được trợ cấp 600.000 đồng/người/tháng; sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5% trên mức trợ cấp khởi điểm. Khi Chính phủ điều chỉnh tiền lương, trợ cấp thì mức hưởng của đối tượng nêu trên được điều chỉnh tương ứng.
– Người được hưởng trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng từ tháng tiếp theo; thân nhân của người từ trần được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của người từ trần.
– Thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, sau đó công tác ở xã, phường, thị trấn:
+ Những người có dưới 20 năm công tác trong quân đội, sau đó công tác ở xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng hoặc chế độ hưu trí, được hưởng chế độ trợ cấp một lần;
+ Những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong quân đội, hiện đang công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu đủ điều kiện được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại
+ Những người có dưới 15 năm công tác trong quân đội, hiện đang công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, được hưởng chế độ trợ cấp một lần.
– Mức hưởng chế độ như sau:
+ Chế độ trợ cấp một lần đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 3
+ Chế độ trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg.
– Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có dưới 15 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (bao gồm cả số tiếp tục công tác sau đó thôi việc), được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo số năm công tác thực tế trong quân đội, mức hưởng cụ thể như sau:
+ Có đủ 2 năm công tác thực tế trong quân đội trở xuống, mức trợ cấp bằng 2.000.000 đồng; từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm được tính hưởng trợ cấp bằng 600.000 đồng;
+ Khi tính thời gian hưởng chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa (1/2) năm.
Theo quy định tại
Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Mục I Thông tư này, có dưới 15 năm công tác trong quân đội; đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Mục I Thông tư này có dưới 20 năm công tác trong quân đội, sau đó công tác ở xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc, đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng hoặc chế độ hưu trí, hoặc hiện đang công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP; hoặc những người có dưới 15 năm công tác trong quân đội, hiện đang công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP (mà không được tính thời gian công tác trong quân đội là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội), được hưởng chế độ trợ cấp một lần, tính theo số năm công tác thực tế, cụ thể như sau:
– Đối tượng có thời gian công tác thực tế trong quân đội từ đủ 2 năm trở xuống mức hưởng trợ cấp một lần bằng 2.000.000 đồng (hai triệu đồng).
– Đối tượng có thời gian công tác thực tế trong quân đội trên 2 năm, thì từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 600.000 đồng.
Mức trợ cấp một lần được tính theo công thức sau: Mức hưởng = 2.000.000 đồng + [(số năm được tính hưởng – 2 năm) x 600.000 đồng].
Ví dụ: Ông Trần Văn D, nhập ngũ tháng 3/1968, phục viên về địa phương tháng 2/1977.
Cách tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với ông Trần Văn D như sau: Thời gian từ tháng 3/1968 đến tháng 2/1977 là 9 năm. Chế độ được hưởng là: 2.000.000 đồng + [(9 năm – 2 năm) x 600.000 đồng] = 6.200.000 đồng.
Ví dụ 6. Ông Trần Văn E, nhập ngũ tháng 5/1965, phục viên về địa phương tháng 8/1976.
Cách tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với ông Trần Văn E như sau: Thời gian từ tháng 5/1965 đến tháng 8/1976 là 11 năm 4 tháng, được tính là 11,5 năm. Chế độ được hưởng là: 2.000.000 đồng + [(11,5 năm – 2 năm) x 600.000 đồng] = 7.700.000 đồng.
2. Mẫu bản khai cá nhân đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần cho quân nhân:
Mẫu 1B
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BẢN KHAI CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ HƯỞNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP MỘT LẦN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 142/2008/QĐ-TTG NGÀY 27/10/2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Họ và tên: …Bí danh: ………………. Nam/nữ.
Ngày, tháng, năm sinh: ……/ ……./ …… Số CMND: ..
Quê quán: ……………..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……..
Vào Đảng: …….. Chính thức: ………………….
Nhập ngũ: Ngày … tháng … năm …., đơn vị (c, d, e.f…) ……
Nơi nhập ngũ: Xã…………… huyện …………..tỉnh ……
Tái ngũ: Ngày … tháng … năm ……, đơn vị (c, d, e.f…) ……
Phục viên, xuất ngũ: Ngày …… tháng …….năm …..
Nơi phục viên, xuất ngũ: Xã …………. huyện …….. tỉnh …………………………
Cấp bậc, chức vụ, đơn vị khi phục viên, xuất ngũ (c,d,e.f.. ):……..
Nghề nghiệp sau khi phục viên, xuất ngũ: …….
Đã và đang được hưởng chế độ nghỉ hưu, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng (hoặc chưa được hưởng chính sách gì): …………..
Các giấy tờ còn lưu giữ: ……
QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC TRONG QUÂN ĐỘI
Từ tháng, năm | Đến tháng, năm | Cấp bậc, Chức vụ | Đơn vị (c,d,e,f) | Địa bàn công tác (huyện, tỉnh) |
Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
……, ngày … tháng … năm 20…. Người khai (Ký tên) Họ và tên |
3. Hướng dẫn viết bản khai cá nhân đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần cho quân nhân:
– Mục họ và tên, bí danh ghi rõ thông tin giống thông tin trong giấy chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân hoặc giấy khai sinh. Bí danh nếu có thì ghi rõ bí danh trong quá trình hoạt động kháng chiến. Giới tính nam thì gạch chéo vào nữ hoặc ngược lại.
– Mục ngày, tháng, năm sinh, Số CMND, Quê quán, Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi theo thông tin trong giấy chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh.
– Mục ngày vào Đảng ghi theo Lý lịch đảng viên, Sổ đảng viên.
– Mục Ngày, tháng, năm nhập ngũ; Địa chỉ đơn vị nhập ngũ; Nơi nhập ngũ; Ngày tháng năm tái ngũ; Đơn vị tái ngũ; Ngày tháng năm phục viên, xuất ngũ; Nơi phục viên, xuất ngũ; Cấp bậc, chức vụ, đơn vị khi phục viên, xuất ngũ: Căn cứ vào các giấy tờ sau để ghi:
+ Quyết định phục viên, xuất ngũ; lý lịch quân nhân; bản trích yếu 63;
+ Sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ; phiếu trợ cấp phục viên, xuất ngũ;
+ Lý lịch đảng viên (nếu có);
+ Giấy xác nhận của đơn vị cũ trước khi quân nhân phục viên, xuất ngũ (đối với trường hợp không có các giấy tờ nêu trên), kèm theo bản photo hồ sơ lưu trữ, quản lý của đơn vị làm căn cứ để xác nhận (mẫu 08), do Thủ trưởng đơn vị cấp Trung đoàn hoặc tương đương trở lên theo phân cấp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ cấp, ký, đóng dấu.
– Mục các giấy tờ còn lưu giữ, ghi rõ tên gọi của một hoặc một số các giấy tờ dưới đây:
+ Quyết định phục viên, xuất ngũ; lý lịch quân nhân; bản trích yếu 63;
+ Sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ; phiếu trợ cấp phục viên, xuất ngũ;
+ Lý lịch đảng viên (nếu có);
+ Giấy xác nhận của đơn vị cũ trước khi quân nhân phục viên, xuất ngũ (đối với trường hợp không có các giấy tờ nêu trên), kèm theo bản photo hồ sơ lưu trữ, quản lý của đơn vị làm căn cứ để xác nhận (mẫu 08), do Thủ trưởng đơn vị cấp Trung đoàn hoặc tương đương trở lên theo phân cấp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ cấp, ký, đóng dấu.
+ Quyết định gọi nhập ngũ; bổ nhiệm chức vụ, đề bạt quân hàm; điều động công tác;
+ Giấy đăng ký quân nhân dự bị (phiếu đăng ký; phiếu cán bộ; bản khai phong, thăng quân hàm quân nhân dự bị…);
+ Huân, Huy chương Kháng chiến, Giải phóng và các hình thức khen thưởng khác;
+ Phiếu chuyển thương, chuyển viện; phiếu sức khoẻ;
+ Giấy chứng tử; giấy báo tử tử sỹ;
+ Giấy xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự huyện (quận) hoặc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố), kèm theo bản photo danh sách hoặc hồ sơ quản lý quân nhân khi nhập ngũ và xuất ngũ của đơn vị làm căn cứ xác nhận, do Thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu (mẫu 08);
+ Các giấy tờ liên quan khác.
– Mục quá trình công tác trong quân đội và các mục còn lại dựa trên các giấy tờ trên để khai.