Xây dựng bản kế hoạch kinh doanh là một trong những bước quan trọng để quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn: Kế hoạch kinh doanh là gì? Mẫu bản kế hoạch kinh doanh có vai trò gì? Nội dung bản kế hoạch trên Word? Nội dung bản kế hoạch trên Excel?
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch kinh doanh là gì?
Trong bản kế hoạch kinh doanh thể hiện những nội dung:
– Mục tiêu thực hiện
– Dự trù chi phí
– Tính toán ngân sách
– Kêu gọi đầu tư, vay vốn,…
Xây dựng kế hoạch kinh doanh là tiền đề triển khai, đánh giá tính khả thi, là bước quan trọng trong việc quyết định thành bại của các dự án kinh doanh.
2. Mẫu bản kế hoạch kinh doanh có vai trò gì?
Mặc dù, mỗi công ty, doanh nghiệp có thể có mẫu bản kế hoạch kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, bản kế hoạch mô phỏng các hoạt động kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp đó, mà thông qua đó, người quản lý doanh nghiệp nắm được những nội dung công việc, cũng như dự trù cơ hội và thách thức trong tương lai.
Bản kế hoạch kinh doanh đóng vai trò định hướng lộ trình công việc, hoạt động của một công ty hoặc doanh nghiệp. Đồng thời, gián sát tiến trình, bước đi của doanh nghiệp để có những thay đổi cho phù hợp.
Thông thường, bản kế hoạch kinh doanh đưa ra được những chiến lược bán hàng hiệu quả, định hướng mức độ khả thi của các dự án. Một bản kế hoạch kinh doanh tốt còn thu hút được nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm được những cơ hội kinh doanh.
3. Nội dung bản kế hoạch trên Word:
Với một bản kế hoạch trên word, chúng ta có thể tham khảo những nội dung sau:
Giới thiệu chung:
Doanh nghiệp giới thiệu về quy mô nhân sự, cơ cấu quản lý doanh nghiệp, nhiệm vụ sứ mệnh của doanh nghiệp đem đến cho cộng đồng. Đồng thời đưa ra những mục tiêu trong kinh doanh, tầm nhìn và định hướng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh đó.
Tóm tắt mục tiêu kinh doanh:
Mẫu lập kế hoạch kinh doanh cần tóm tắt ngắn gọn mục tiêu kinh doanh, mô tả chi tiết về dự án, sản phẩm kinh doanh, những yếu tố khác có tác động đến hoạt động kinh doanh như: thị trường, địa điểm, hình thức pháp lý, kế hoạch thực hiện và kế hoạch tài chính.
Các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh:
Doanh nghiệp cần mô tả vắn tắt về sản phẩm: kích cỡ, màu sắc, hình dáng, đặc điểm, công dụng, lợi ích của sản phẩm đem lại cho người dùng.
Trong mẫu lập kế hoạch kinh doanh nên đưa ra những yếu tố, những nét đặc trưng khiến cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn trở lên hấp dẫn và độc nhất trên thị trường. Hay những đặc điểm về thành phần, nguyên liệu, cách sử dụng, cách phục vụ… đặc biệt hơn so với những sản phẩm trên thị trường nhằm thu hút khách hàng.
Phân tích nhu cầu thị trường:
Phân tích nhu cầu thị trường trong mẫu lập kế hoạch kinh doanh đóng vai trò cần thiết và quan trọng, bởi đây là cơ sở để doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng thị trường, cung cấp đúng và đủ những nhu cầu của khách hàng. Bao gồm:
– Phân đoạn thị trường:
Mô tả toàn cảnh địa lý và nhóm mục tiêu cụ thể của dân số khu vực kinh doanh, thị hiếu nhu cầu của khách hàng: cần gì, sở thích và xu hướng tiêu dùng, mức thu nhập, khả năng chi trả ra sao.
– Phân tích ngành:
Nhà quản trị cần xác định khách hàng mục tiêu bao gồm các thông tin như: tính cách và hồ sơ về tuổi tác, giới tính, thu nhập, khả năng mua hàng, kênh tiêu dùng, cách sống và thị hiếu…. nhằm đem đến những sản phẩm cần thiết hoặc phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.
Chiến lược và kế hoạch thực hiện:
Những chiến lược này trong mẫu lập kế hoạch kinh doanh là những chiến dịch quảng bá, kế hoạch marketing sao cho phù hợp, cân đối và hợp nhất với chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp như: chiến lược về giá, chiến lược phân phối, chiến lược kinh doanh.
Đây là yếu tố cần thiết nhằm đưa sản phẩm được với tay người tiêu dùng và nhóm khách hàng tiềm năng.
Nhà quản lý có thể áp dụng những chiến lược kinh doanh cụ thể như sau: Chiến lược về giá; Chiến lược hỗ trợ: như quảng cáo, tiếp thị; Chiến lược phân phối; Chiến lược bán hàng.
Quản lý hoạt động kinh doanh
Xác định rõ hình thức đăng ký kinh doanh hợp pháp và phù hợp cho doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh.
Hãy giới thiệu về quy trình quản lý và hoạt động kinh doanh: Với những quy trình sản xuất kinh doanh có thể thể hiện bằng sơ đồ sản xuất sản phẩm và vận hành từ bộ phận sản xuất đến bộ phận kinh doanh…. để khách hàng, đối tác hiểu rõ hơn về doanh nghiệp cũng như tạo nên sự uy tín và chuyên nghiệp.
Kế hoạch tài chính:
Quản lý tài chính là vấn đề quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, vì nó quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, nhà quản lý cần thiết lập những kế hoạch kinh doanh phù hợp và đánh giá, giám sát tình trạng tài chính của doanh nghiệp để có những phương án xử lý phù hợp.
Kế hoạch tài chính bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
– ü Điểm hoà vốn: là mức tài chính doanh nghiệp đã bỏ ra.
– ü Lỗ lãi dự kiến: Báo cáo tài chính lỗ, lãi cho biết kết quả hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định: lấy doanh thu trừ đi các chi phí hoạt động trong cùng một thời điểm.
– ü Khả năng lưu chuyển tiền mặt: Bằng cách lập kế hoạch lưu chuyển tiền mặt, doanh nghiệp sẽ dự tính được khi nào cần sử dụng khoản tiền mặt bổ sung và khi nào sẽ có thêm một khoản dư.
– ü Bản dự tính cân đối kế toán: Báo cáo tài sản (tích luỹ) và nghĩa vụ tài chính.
– ü Tỷ lệ doanh thu: Dự đoán tính khả thu của dự án về mặt tài chính.
Tuy nhiên, để xây dựng một bản kết hoạch tài chính hoàn hảo, người quản lý cần có những kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính hoặc kế toán, hoặc có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia.
4. Nội dung bản kế hoạch trên Excel:
4.1. Lập kế hoạch kinh doanh trên excel cần chú ý:
Một bản kế hoạch kinh doanh cơ bản trên file excel có thể tham khảo những nội dung sau:
– ü Sứ mệnh của bạn và nhân viên
– ü Tóm tắt con đường mà bạn cần làm (ngắn hạn và dài hạn)
– ü Đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ mà bạn muốn kinh doanh
– ü Thị trường, khách hàng mà sản phẩm nhắm tới
– ü Kế hoạch tiếp thị đưa người dùng đến với sản phẩm
– ü Phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh của bạn
– ü Dự thảo tài chính
– ü Đề xuất (Nếu bạn cần huy động vốn thì đề xuất nên tìm ở đâu và làm sao để huy động)
4.2. Những nội dung chi tiết trong bản kế hoạch kinh doanh file Excel:
Nắm bắt và hiểu sản phẩm, mặt hàng kinh doanh
Sản phẩm kinh doanh là một trong những yếu tố cốt lõi của hoạt động kinh doanh. Do vậy, điều đầu tiên là cần phác thảo và hiểu được sản phẩm, hàng hóa mà mình sắp hay đã kinh doanh đây là một trong những điều kiện giúp cho bạn hoạch định đúng hướng cũng như nắm bắt được đối tượng và tổ chức hướng đi tốt nhất
Quản lý tài chính, kinh tế
Trong mẫu lập kế hoạch kinh doanh thì bạn không thể thiếu sheet về dự trù tài chính cần chi tiêu tỉ mỉ sao cho mức chi tiêu không vượt quá dự tính ban đầu của bạn điều này giúp cho bạn kiểm soát được đầu ra, đầu vào của dòng tiền. Đây là một trong những vấn đề khá quan trọng tạo nên sự thành công hay thất bại trong tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích và thâu tóm thị trường
Mặt hàng nào cũng cần tìm cho mình một thị trường kinh doanh phù hợp, đồng thời, hiểu được tâm lý và thị hiếu khách hàng. Trong đó, ở khâu phân tích thị trường, bạn cần phân tích rõ cái mà mình muốn đánh vào cũng như làm sao để thâu tóm được thị trường đó trong bảng kế hoạch kinh doanh của mình, càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt.
Xác định đối thủ cạnh tranh:
Một yếu tố quan trọng không kém là hiểu được vị trí và năng lực của bản thân, đồng thời, nắm chắc được đối thủ cạnh tranh. Ông bà ta luôn có câu “biết mình biết ta trăm trận trăm thắng” và trong kinh doanh cũng vậy việc xác định những đối thủ cạnh tranh, phương hướng và mục tiêu của họ, để có thể có kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Kế hoạch chỉ là cơ sở, căn cứ còn hướng đi thực tiễn mới quan trọng
Tất cả các kế hoạch sẽ trở nên là viển vông hoặc thiếu thực tiễn nếu như bạn không đi vào hoạt động thực tiễn từ đó sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề, lổ hổng trong mẫu lập kế hoạch kinh doanh của bạn. Ở đây, khi gặp phải những vẫn đề này bạn không nên nản chỉ bởi kế hoạch lập ra ban đầu chỉ là cơ sở để đi đến thành công và nếu nó lệch quỹ đạo vốn có thì bạn nên điều chỉnh làm sao cho nó trở về đúng quỹ đạo, vì vậy, hãy có gắng áp dụng nó trong thực tiễn. Đồng thời, theo dõi sát sao quá trình vận hành của doanh nghiệp để bạn kịp thời có sự thay đổi cho phù hợp.