Người lập di chúc có quyền để lại tài sản là di sản của mình cho bất cứ ai dựa trên tình cảm và ý chí của họ. Theo quy định của BLDS thì có hai hình thức của di chúc là di chúc miệng và di chúc bằng văn bản.
Mục lục bài viết
1. Bản di chúc thừa kế tài sản, nhà cửa, quyền sử dụng đất là gì?
Bản di chúc thừa kế tài sản, nhà cửa, quyền sử dụng đất là mẫu văn bản cập nhật mới nhất dựa theo quy định của Luật dân sự và pháp luật hiện hành. Trong
Bản di chúc thừa kế tài sản, nhà cửa, quyền sử dụng đất được lập ra để ghi chép lại việc chia thừa kế, thể hiện ý chí của cá nhân sau khi chết trong việc định đoạt tài sản của mình..
2. Mẫu bản di chúc thừa kế tài sản, nhà cửa, quyền sử dụng đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
DI CHÚC
Hôm nay, ngày …tháng …năm …,vào lúc… giờ ….phút, tại …
Họ và tên tôi là: …
Sinh Ngày: …
CMTND số: …Nơi cấp: …Ngày cấp: …
HKTT: …
Chỗ ở hiện tại: …
Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau:
Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:
1…
2…
3…
Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: …
Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau:
Sau khi tôi qua đời:
Họ và tên Ông (Bà) …
Sinh Ngày: …
CMTND số: …Nơi cấp: …Ngày cấp: …
HKTT: …
Chỗ ở hiện tại: …
sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên, do tôi để lại. Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác.
(Trong trường hợp có chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ, thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ).
Để làm chứng cho việc tôi lập Di chúc, tôi có mời hai nhân chứng là:
1.Họ và tên: …
Sinh Ngày: …
CMTND số: …Nơi cấp: … Ngày cấp: …
HKTT: …
Chỗ ở hiện tại: …
2.Họ và tên: …
Sinh Ngày: …
CMTND số: …Nơi cấp; …Ngày cấp: …
HKTT: …
Chỗ ở hiện tại: …
Hai nhân chứng kể trên là do tôi tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc những người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật của tôi, không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung Di chúc, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Di chúc đã được lập xong hồi …ngày …tháng …năm …Đã thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi, tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.
Di chúc được lập thành … bản, mỗi bản …trang./.
…, ngày … tháng … năm …
Nhân chứng 1
(Ký và ghi rõ họ và tên)
Nhân chứng 2
(Ký và ghi rõ họ và tên)
Người lập Di chúc
(Ký và ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn cách viết di chúc thừa kế tài sản, nhà cửa, quyền sử dụng đất:
Di chúc là sự thể hiện ý chí muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định, Di chúc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để một di chúc được coi là hợp pháp thì phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
– Hình thức di chúc phải có tối thiếu các nội dung (Điều 631
+ Ngày, tháng, năm lập di chúc;
+ Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
+ Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
+ Di sản để lại và nơi có di sản
+ Những nội dung khác: ý nguyện của người để lại di chúc,…
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép
– Nội dung trong di chúc phải không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội
– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu
– Nếu di chúc có nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc
– Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người viết di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa
4. Một số quy định về thừa kế tài sản, nhà cửa, quyền sử dụng đất:
4.1. Điều kiện của người lập di chúc:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Bởi vậy, người này có các quyền sau:
– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
– Chỉ định người giữ, quản lý và phân chia di sản
Tuy nhiên, không phải ai cũng được quyền để lại di sản cho người khác. Bởi Điều 625
Quy định cụ thể như sau:
– Người thành niên (người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) minh mẫn, sáng suốt trong khi lập; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc này.
4.2. Những người không có tên vẫn được hưởng thừa kế:
Bởi di chúc là ý nguyện của người để lại tài sản nên họ có các quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
Tuy nhiên, Điều 644 Bộ Luật dân sự 2015 quy định có 06 nhóm đối tượng sau đây, dù không có tên trong di chúc vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng di sản thừa kế. Cụ thể là:
– Con chưa thành niên của người để lại di sản;
– Cha của người để lại di sản;
– Mẹ của người để lại di sản;
– Vợ của người để lại di sản;
– Chồng của người để lại di sản;
– Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản
Theo đó, dù không được để lại tài sản thì những người này vẫn được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên, các trường hợp này sẽ không được áp dụng đối với những người từ chối việc nhận di sản thừa kế, những người không được hưởng di sản thừa kế như:
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm hoặc ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản
– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo, sửa chữa, huỷ, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
4.3. Cách lập di chúc như thế nào?
Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ, có hai hình thức thể hiện:
– Phải lập thành văn bản: không có người làm chứng hoặc có người làm chứng, có công chứng hoặc có chứng thực.
– Chỉ khi không thể lập thành văn bản mới sử dụng di chúc miệng
Tuy nhiên, di chúc miệng chỉ có thời hạn trong 03 tháng. Nếu sau 03 tháng kể từ thời điểm lập mà người đó vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì bị mặc nhiên hủy bỏ.
Ngoài ra, các điều kiện về hình thức dưới đây cũng phải đảm bảo:
– Nội dung phải có: Ngày, tháng, năm lập; Họ, tên và nơi cư trú của người lập, người được nhận di sản; Di sản để lại và nơi có di sản…
– Không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu
– Phải được đánh số trang và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc
– Nếu có tẩy xóa thì người lập di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa
4.4. Di chúc thế nào được coi là hợp pháp:
Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, một bản di chúc được coi là hợp pháp khi:
-Người lập minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong khi lập
-Nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
-Hình thức không trái quy định của luật.
Ngoài ra, các loại di chúc dưới đây bắt buộc phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực mới được coi là hợp pháp:
-Của người bị hạn chế về thể chất
-Của người không biết chữ
-Được lập bằng tiếng nước ngoài
4.5. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm nào?
Di chúc có hiệu lực tại thời điểm mở thừa kế theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người để lại di sản thừa kế chết đi.
Ngược lại nó sẽ không có hiệu lực trong các trường hợp dưới đây:
-Di sản thừa kế không còn tại thời điểm mở thừa kế
-Người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập;
-Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
4.6. Trình tự, thủ tục các bước công chứng, chứng thực:
Bước 1:Người có yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại UBND cấp xã.
Đặc biệt, người yêu cầu công chứng không bắt buộc phải đến đúng tổ chức hành nghề công chứng nơi có bất động sản theo Điều 42 Luật công chứng.
Bước 2: Công chứng viên trực tiếp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người yêu cầu công chứng. Lúc này, người lập di chúc tuyên bố nội dung trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã và được ghi chép lại.
Bước 3: Sau khi người yêu cầu công chứng, chứng thực được công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã giải thích quyền và nghĩa vụ, xác nhận bản di chúc được ghi chép đúng ý chí của mình thì ký hoặc điểm chỉ vào văn bản.
Bước 4: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã ký xác nhận người làm chứng vào văn bản.
Như vậy, chúng ta có thể thấy pháp luật hiện hành quy định rất chặt chẽ về di chúc thừa kế tài sản, nhà cửa, quyền sử dụng đất. Trường hợp người lập di chúc không đọc hoặc không nghe, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này ký trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã. Trên đây là bài viết tổng hợp các thông tin chung nhất về di chúc thừa kế tài sản, nhà của, quyền sử dụng đất mời bạn đọc tham khảo.