Hoàn thuế là một hành vi pháp lý của Nhà nước, theo đó Nhà nước (thông qua các cơ quan quản lý thuế) sẽ ra quyết định trả lại cho người mà pháp luật quy định được hoàn thuế với số tiền thuế mà họ đã nộp thừa. Vậy mẫu bản cam kết không hoàn thuế được thực hiện như thế nào và cách viết ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản cam kết không hoàn thuế và hướng dẫn cách viết:
1.1. Mẫu bản cam kết không hoàn thuế:
Bản cam kết không hoàn thuế hay còn được gọi là văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa, văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa được thục hiện theo mẫu số 01/ĐNKHT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN LẠI SỐ TIỀN NỘP THỪA
Kính gửi:…(Tên cơ quan thuế)
Tên người nộp thuế:….
Mã số thuế:…
1. Thông tin về khoản nộp thừa của người nộp thuế từ chối nhận lại:
STT | Số chứng từ nộp NSNN | Ngày chứng từ nộp NSNN |
Chương | Tiểu mục | Tên cơ quan thu | Loại tiền | Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp | Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp | Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| TỔNG CỘNG: (Chi tiết theo từng loại tiền) |
|
|
|
|
2. Lý do đề nghị từ chối nhận lại số tiền nộp thừa:
…..
3. Thông tin, tài liệu gửi kèm (ghi rõ tên tài liệu, bản chính, bản sao):
….
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Chữ ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)/Ký điện tử)
1.2. Hướng dẫn cách viết bản cam kết không hoàn thuế:
Cách viết bản cam kết không hoàn thuế (văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa) như sau:
– Thông tin đầu mẫu: Đầu tiên, ghi rõ thông tin đơn vị hoặc là tổ chức gửi văn bản từ chối. Đây bao gồm có tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin liên hệ khác. Đặt thông tin này ở phần trên cùng của trang và căn lề trái.
– Người nhận và thông tin cá nhân: Bên dưới thông tin đầu mẫu, đưa ra các thông tin về người nhận văn bản từ chối. Ghi rõ về tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ và các thông tin liên hệ khác. Đặt các thông tin này ở phần bên phải hoặc bên dưới thông tin đơn vị gửi.
– Tiêu đề: Đặt tiêu đề của văn bản từ chối ở trung tâm và in đậm để nổi bật. Sử dụng phông chữ lớn và sử dụng kiểu chữ phù hợp để tiêu đề trở nên rõ ràng và dễ đọc.
– Các thông tin trong phần nội dung:
+ Bắt đầu phần nội dung bằng việc cung cấp thông tin về khoản nộp thừa. Ghi rõ về số chứng từ nộp NSNN và ngày chứng từ nộp NSNN, đặt ở phần đầu phần nội dung.
+ Trình bày chi tiết về khoản nộp thừa trong các cột tương ứng. Những thông tin bao gồm có chương, tiểu mục, tên cơ quan thuế, loại tiền, số tiền thuế, tiền chậm nộp, số tiền phạt phải nộp, số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp và số tiền thuế, số tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa. Đảm bảo thông tin này được sắp xếp một cách rõ ràng và dễ đọc.
– Lý do từ chối: Trình bày lý do từ chối một cách chi tiết và minh bạch. Giải thích rõ ràng về những quy định, hạn chế hoặc là điều kiện liên quan đến việc từ chối hoàn trả số tiền nộp thừa. Sử dụng về ngôn ngữ chuyên nghiệp và tránh sử dụng câu chửi hoặc gây hiểu nhầm.
– Thông tin, tài liệu gửi kèm (nếu có): Nếu có những tài liệu gửi kèm, ghi rõ thông tin về tài liệu đó, bao gồm có tên tài liệu, bản chính, bản sao hoặc những tài liệu liên quan khác. Đặt thông tin này ở phần dưới cùng của phần nội dung.
– Chữ ký và thông tin liên lạc: Kết thúc văn bản từ chối bằng chữ ký của người ký và các thông tin liên lạc. Ghi rõ tên, chức vụ và địa chỉ liên hệ. Đặt thông tin này ở phía dưới cùng bên phải của văn bản.
Lưu ý rằng, trong quá trình trình bày nội dung bản cam kết không hoàn thuế (văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa), hãy sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp, rõ ràng và minh bạch. Cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác để người nhận có thể hiểu rõ lý do từ chối và các quy định liên quan.
2. Quy định về xử lý bản cam kết không hoàn thuế:
Căn cứ Điều 26 Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì quy trình xử lý bản cam kết không hoàn thuế được thực hiện như sau:
Bước 1: Người nộp thuế gửi Văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa (bản cam kết không hoàn thuế) đã nêu ở mục trên.
Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận, xử lý văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa (bản cam kết không hoàn thuế) của người nộp thuế trong thời hạn là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản như sau:
– Trường hợp khớp đúng theo đề nghị của người nộp thuế, cơ quan thuế ban hành Quyết định không hoàn trả về khoản nộp thừa theo mẫu số 01/QĐ-KHTNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC nhằm để thực hiện tất toán khoản nộp thừa trên sổ kế toán và gửi cho người nộp thuế.
– Trường hợp không khớp đúng theo đề nghị của người nộp thuế, cơ quan thuế ban hành Thông báo yêu cầu về việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ gửi cho người nộp thuế để giải trình, bổ sung thông tin. Thời gian để giải trình, bổ sung các thông tin của người nộp thuế không tính vào thời gian giải quyết văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa của chính người nộp thuế. Sau khi nhận được thông tin giải trình, bổ sung của chính người nộp thuế, trường hợp thông tin đã khớp đúng với dữ liệu trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế thì khi đó cơ quan thuế ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa. Nếu mà quá thời hạn bổ sung theo thông báo của cơ quan thuế, người nộp thuế không giải trình, bổ sung các thông tin thì cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc khoản nộp thừa không đủ về các điều kiện thực hiện tất toán theo mẫu số 02/TB-KHTNT ban hành kèm theo phụ lục I của Thông tư 80/2021/TT-BTC và lý do không thực hiện tất toán khoản nộp thừa theo đề nghị của người nộp thuế.
Bước 3: xử lý, ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa
– Đối với cơ quan thuế quản lý trực tiếp:
+ Tiếp nhận, xử lý văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa của người nộp thuế và ban hành Quyết định về việc không hoàn trả khoản nộp thừa đối với khoản nộp thừa do cơ quan thuế quản lý thu hoặc do cơ quan thuế quản lý ở địa bàn nhận phân bổ quản lý thu theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
+ Xử lý, ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế không có hoạt động tại địa chỉ đăng ký của người nộp thuế thuộc cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
+ Xử lý, ban hành Quyết định về việc không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế có khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm đối với khoản tiền nộp thừa do Cơ quan thuế quản lý thu hoặc do cơ quan thuế quản lý ở địa bàn nhận phân bổ.
– Đối với cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước:
+ Tiếp nhận, xử lý văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa của người nộp thuế và ban hành Quyết định về việc không hoàn trả khoản nộp thừa đối với khoản nộp thừa do cơ quan thuế quản lý thu.
+ Phối hợp rà soát khoản nộp thừa, khoản nợ trước khi cơ quan thuế quản lý trực tiếp ban hành Quyết định về việc không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký và thực hiện bù trừ, tất toán đối với khoản tiền nộp thừa do cơ quan quản lý thu theo quyết định đã ban hành.
+ Xử lý, ban hành Quyết định về việc không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế có khoản nộp thừa quá thời hạn thời gian 10 năm đối với khoản nộp thừa do cơ quan thuế quản lý thu.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: