Kháng nghị đòi hỏi kiểm sát viên trong quá trình thực hiện cần phải trực tiếp lập phiếu kiểm sát bản án, xem xét đối chiếu giữa kết quả xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa, thực hiện xem xét, ..... Mẫu quyết định kháng nghị phúc thẩm được Viện kiểm sát lập ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định kháng nghị phúc thẩm là gì?
Việc xác định chính xác, kịp thời những vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và trong nội dung bản án đem lại những ý nghĩa quan trọng đối với quá trình làm rõ sự thật khách quan của vụ án, từ đó Viện Kiểm sát đưa ra những căn cứ cụ thể và tiến hành kháng nghị phúc thẩm để đảm bảo quyền và lợi ích của các đương sự trong vụ án hình sự cũng như tránh bỏ lọt tội phạm, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Hiện nay, công tác kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân các cấp còn ít về số lượng và hạn chế về chất lượng. Chính bởi vậy nên việc hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân. Mẫu quyết định kháng nghị phúc thẩm được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và đem lại những ý nghĩa quan trọng.
Mẫu quyết định kháng nghị phúc thẩm là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc kháng nghị phúc thẩm. Mẫu nêu rõ căn cứ pháp lý ban hành quyết định kháng nghị phúc thẩm, nội dung quyết định kháng nghị phúc thẩm, thông tin cơ quan có thẩm quyền ra quyết định lý do ban hành quyết định kháng nghị phúc thẩm, … Mẫu quyết định kháng nghị phúc thẩm được ban hành theo Quyết định 39/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Mẫu quyết định kháng nghị phúc thẩm:
Mẫu số 62/TH
Theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018
VIỆN KIỂM SÁT…………….
VIỆN KIỂM SÁT …………..
Số: ……../QĐ-VKS…-…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Kháng nghị phúc thẩm
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……….
Căn cứ các điều 5, 25 và 26 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ khoản 6 Điều 141 và Điều 143 Luật Thi hành án hình sự;
Xét Quyết định số……ngày…..tháng……năm…… của
Nhận thấy, …………,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với Quyết định số……ngày….. tháng……năm……của
Nơi nhận:
– Tòa án ……………………;
– VKS …….. (thay báo cáo);
– Tòa án ………………….;
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định kháng nghị phúc thẩm:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 62/TH theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018.
+ Thông tin Viện kiểm sát thực hiện kháng nghị phúc thẩm.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là quyết định kháng nghị phúc thẩm.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin Viện trưởng Viện kiểm sát ban hành quyết định kháng nghị phúc thẩm.
+ Căn cứ pháp lý ban hành quyết định kháng nghị phúc thẩm.
+ Thông tin về quyết định của Toà án bị phúc thẩm.
+ Lý do Viện kiểm sát ban hành quyết định kháng nghị phúc thẩm.
+ Nội dung quyết định kháng nghị phúc thẩm.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận quyết định kháng nghị phúc thẩm.
+ Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện kháng nghị.
4. Một số vấn đề lý luận về kháng nghị phúc thẩm hình sự:
4.1. Khái niệm kháng nghị phúc thẩm hình sự:
Kháng nghị phúc thẩm hình sự không còn xa lạ trong quá trình giải quyết các vụ án hình sư. Đây là quyền năng pháp lý được xuất phát từ chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự của Viện kiểm sát nhân dân và xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự của nước ta đó là bảo đảm hai cấp xét x. Việc đưa ra các quy định về kháng nghị phúc thẩm hình sự đã góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của các đương sự trong vụ án cũng như tránh những sai sót xảy ra trong quá trình xét xử dẫn đến oan sai.
Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà án.
Pháp luật nước ta quy định, khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của mình, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật
Như vậy, ta nhận thấy, Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm đối với những bản án và quyết định sơ thẩm khi xét thấy vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án.
Kháng nghị của Viện kiểm sát không phải là khái niệm duy nhất chỉ có trong trình tự phúc thẩm mà nó còn là căn cứ để xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Nếu kháng nghị là căn cứ để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm thì gọi là kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, nếu là căn cứ để xét xử tái thẩm thì gọi là kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, nếu kháng nghị là căn cứ để xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì gọi là kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Khi Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên toà sơ thẩm hình sự, nếu xét thấy bản án và quyết định của Tòa án vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc sai phạm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật hình sự, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, xã hội và mọi quyền, lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng thì Viện kiểm sát phải có trách nhiệm yêu cầu đưa vụ án lên Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại bằng quyền năng pháp lý do luật định đó là kháng nghị phúc thẩm.
Từ đó, ta có thể đưa ra định nghĩa: Kháng nghị phúc thẩm là quyền năng pháp lý được Nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân để cơ quan này thực hiện kháng nghị những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cùng cấp và cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời.
4.2. Các quy định của pháp luật về kháng nghị phúc thẩm hình sự:
Theo khoản 2 Điều 330
“Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.”
Căn cứ vào quy định này, ta có thể thấy được đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm bao gồm:
– Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là quyết định tạm đình chỉ vụ án.
– Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là quyết định đình chỉ vụ án.
– Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo.
– Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo.
– Ngoài ra, đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định tại
Tại khoản 4 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng đưa ra quy định như sau:
“Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.”
Trên thực tế, pháp luật nước ta nên bỏ quy định tại khoản 4 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bởi vì quyền hạn này không phù hợp với thẩm quyền của Tòa án. Chức năng chính của Tòa án là chức năng xét xử và đưa ra bản án cuối cùng giải quyết vụ án.
Bởi nếu có dấu hiệu tội phạm, có người phạm tội thật thì việc Tòa án quyết định khởi tố là đúng, hướng đi đúng với việc điều tra của Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát; nhưng nếu đó là bản án trắng, tức là không có tội phạm hay người phạm tội thì Tòa án sẽ phải tuyên án trắng chính vụ án mà mình đã khởi tố trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.