Khi hai bên đang được giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài thương mại mà muốn chấp dứt không tiếp tục giải quyết nữa thì phải thực hiện các thủ tục để xin chấm dứt. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về trình tự thủ tục chấm dứt.
Mục lục bài viết
1. Mẫu 19/TP-TTTM: Thông báo chấm dứt hoạt động của trung tâm trọng tài là gì?
Trọng tài thương mại theo khoản 1 Điều 3
Trung tâm trọng tài thường tổ chức theo cơ cấu bao gồm ban điều hành, ban thư ký và các trọng tài viên của trung tâm
Mẫu 19/TP-TTTM: Thông báo chấm dứt hoạt động của trung tâm trọng tài là mẫu thông báo nêu rõ nội dung thông báo gồm tên viết tắt hoặc tên giao dịch bằng tiếng anh của Trung tâm trọng tài/Chi nhánh/ Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, các loại giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký hoạt động do Bộ tư pháp và Sở tư pháp cấp, địa chỉ của trụ sở và nêu rõ lý do xin chấp dứt hoạt động trọng tài thương mại.
Mẫu số 19/TP-TTTM: Thông báo chấm dứt hoạt động của trung tâm trọng tài là mẫu bản thông báo mới nhất được Trung tâm trọng tài/Chi nhánh/ Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam lập ra để thông báo về việc chấm dứt hoạt động của trung tâm trọng tài. Trong mẫu thông báo bao gồm các nội dung về tên của Trung tâm trọng tài/Chi nhánh/ Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, các loại giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký hoạt động do Bộ tư pháp và Sở tư pháp cấp, địa chỉ của trụ sở với lý do xin chấm dứt hoạt động.
2. Mẫu 19/TP-TTTM: Thông báo chấm dứt hoạt động của trung tâm trọng tài:
Nội dung mẫu 19/TP-TTTM: Thông báo chấm dứt hoạt động của trung tâm trọng tài:
TÊN TRUNG TÂM TRỌNG TÀI/CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
——-
Số: ……../
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Tỉnh (thành phố), ngày ….. tháng ….. năm ……
THÔNG BÁO
CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TRỌNG TÀI/CHI NHÁNH/ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA TRUNG TÂM TRỌNG TÀI/ CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: – Bộ Tư pháp;
– Sở Tư pháp*………
Tên Trung tâm trọng tài/Chi nhánh/ Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam:
………
Tên viết tắt (nếu có): ………
Tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có)………
Thông báo chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài/ Chi nhánh/ Văn phòng đại diện Trung tâm trọng tài/Chi nhánh/ Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam như sau:
1. Tên Trung tâm trọng tài, Chi nhánh/ Văn phòng đại diện Trung tâm trọng tài/ Chi nhánh/ Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam:
………
Tên viết tắt: (nếu có) ………
Tên giao dịch bằng tiếng Anh:……
Giấy phép thành lập số:……
Do Bộ Tư pháp cấp ngày………. tháng………. năm ……
Giấy đăng ký hoạt động số:……
Do Sở Tư pháp………… cấp ngày……..…. tháng…….. năm…. tại …
2. Địa chỉ: (ghi rõ số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố):…..
Điện thoại:……. Fax:………
Email: …….. Website: (nếu có)……
3. Lý do chấm dứt hoạt động:
………
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Tài liệu gửi kèm bao gồm:
1 ……
2………
Người đại diện theo pháp luật của
Trung tâm trọng tài/Chi nhánh/Văn phòng đại diện của
Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
____________
*Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức trọng tài đăng ký hoạt động
3. Một số quy định pháp luật liên quan:
Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài:
– Xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những quy định của Luật trọng tài thương mại.
– Xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình;
– Gửi danh sách Trọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp để công bố;
– Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy định tại Luật này;
– Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật;
– Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp;
– Thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài;
– Trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
– Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên;
– Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động;
– Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, trọng tài thương mại được thành lập và hoạt động dựa trên các quyền hạn và nhiệm vụ mà Quốc hội ban hành theo
Thủ tục chấm dứt hoạt động trọng tài thương mại
Việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài thương mại được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 63/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trọng tài Thương mại. Cụ thể gồm các giai đoạn:
Chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Trung tâm trọng tài thành lập Chi nhánh phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm trọng tài và Sở Tư pháp nơi đặt Chi nhánh về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.
Trung tâm trọng tài phải thanh toán xong các khoản nợ và hoàn tất các vụ việc Chi nhánh đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Trung tâm trọng tài phải nộp lại Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của Chi nhánh; nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài/Chi nhánh/Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài/ Chi nhánh/Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:
Cơ sở pháp lý:
– Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
–
– Thông tư số 12/2012/TT-BTP ngày 7/11/2012 của Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại.
Trình tự thực hiện:
– Trung tâm trọng tài thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm (hoặc của Chi nhánh/Văn phòng đại diện), Chi nhánh/Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh/Văn phòng đại diện cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm/Chi nhánh/Văn phòng đại diện.
– Sau khi có quyết định về việc chấm dứt hoạt động, Trung tâm trọng tài phải nộp lại Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hoặc của Chi nhánh, Chi nhánh/Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài phải nộp lại Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh/Văn phòng đại diện cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nôi giải quyết tranh chấp
Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ:
+ Thông báo chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài/Chi nhánh/Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài/ Chi nhánh/Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (theo mẫu).
– Số lượng hồ sơ: 01 bản.
Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài:
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 63/2011/NĐ-CP, Trung tâm trọng tài báo cáo bằng văn bản về việc hoàn tất các thủ tục đó cho Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trung tâm trọng tài, Bộ Tư pháp ra Quyết định về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm.
+ Trường hợp chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, Bộ Tư pháp ra quyết định chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện.
+ Trường hợp chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài: Sau khi nhận được thông báo
Đối tượng thực hiện:
Trung tâm trọng tài hoặc Chi nhánh/Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài có trụ sở tại tỉnh/thành phố
Kết quả thực hiện:
– Quyết định chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài hoặc Chi nhánh/Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
– Trung tâm trọng tài/Chi nhánh của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh/Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài nộp lại giấy Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền; Trung tâm trọng tài, Chi nhánh/Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài nộp lại giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp
Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Thông báo chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài/Chi nhánh/Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài/ Chi nhánh/Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu số 19/TP-TTTM, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2012/TT-BTP ngày 7/11/2012 của Bộ Tư pháp).
Như vậy, đối với trung tâm trọng tài thương mại khi thành lập và đưa vào giải quyết phải được đăng ký thành lập trung tâm hoạt động và đăng ký các hoạt động của trọng tài. Theo đó khi Trung tâm trọng tài, Chi nhánh/ Văn phòng đại diện Trung tâm trọng tài/ Chi nhánh/ Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam muốn chấm dứt hoạt động thì cũng phải tiến hành làm thủ tục chấm dứt theo các bước được nêu ở nội dung trên.