Việc thực hiện hòa giải thành công cần phải có Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, Mẫu Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án là gì, để làm gì?
- 2 2. Mẫu 09-HC: Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án:
- 3 3. Hướng dẫn lập quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án:
- 4 4. Quy định của pháp luật liên quan đến công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án:
1. Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án là gì, để làm gì?
Mẫu 09-HC: Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án là mẫu được lập ra bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (
Mẫu quyết định này được Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
2. Mẫu 09-HC: Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án:
TÒA ÁN NHÂN DÂN……..(1)
———–
Số:…../…..(2)/QĐST-HC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
…., ngày……tháng……năm……
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG NHẬN KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI THÀNH,
ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
Căn cứ vào khoản 3 Điều 140 của Luật tố tụng hành chính;
Căn cứ vào biên bản đối thoại ngày…..tháng……năm ….. về việc các đương sự thống nhất được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án hành chính thụ lý số …/…./TLST-HC ngày…tháng… năm…..(3)
XÉT THẤY:
Những nội dung các đương sự thống nhất được với nhau ghi trong biên bản đối thoại về việc giải quyết toàn bộ vụ án là tự nguyện; nội dung thống nhất giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Người bị kiện đã ban hành quyết định hành chính số…/…/….ngày…. tháng… năm… sửa đổi (bổ sung, thay thế, hủy bỏ) quyết định hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đã nộp cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện.
Đã hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được
QUYẾT ĐỊNH:
1. Công nhận kết quả đối thoại thành của các đương sự:(4)
Người khởi kiện:……
Người bị kiện:……
2. Sự thống nhất của các đương sự cụ thể như sau:(5)
………
3. Đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính thụ lý số…/…./TLST-HC ngày…tháng… năm…..
4. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Nơi nhận:
– Đương sự;
– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A, tỉnh B), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 01/2021/QĐST-HC).
(3) Ghi số ký hiệu thụ lý vụ án và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ:
số 25/2021/TLST-HC ngày 12 tháng 6 năm 2021).
(4) Ghi họ tên, địa vị tố tụng trong vụ án, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của các đương sự theo thứ tự như hướng dẫn cách ghi trong mẫu bản án sơ thẩm.
(5) Ghi đầy đủ lần lượt các thống nhất của các đương sự về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án đã được thể hiện trong biên bản đối thoại (Ví dụ Người bị kiện cam kết ban hành quyết định hủy bỏ quyết định hành chính bị
khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện vụ án hành chính; án phí hành chính sơ thẩm (nếu có)).
4. Quy định của pháp luật liên quan đến công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án:
4.1. Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án:
Theo Điều 33 Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án năm 2020 thì Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án được quy định như sau:
“1. Các bên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Các bên là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận, thống nhất;
3. Nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
4. Trường hợp các bên thuận tình ly hôn thì thỏa thuận của các bên phải có đầy đủ nội dung về việc ly hôn, việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con theo quy định của
5. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại của các bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó không có mặt tại phiên hòa giải, đối thoại thì thỏa thuận, thống nhất chỉ được công nhận khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của họ;
6. Trường hợp các bên thỏa thuận, thống nhất được một phần tranh chấp dân sự, một phần khiếu kiện hành chính thì chỉ được công nhận khi nội dung thỏa thuận, thống nhất không liên quan đến các phần khác của tranh chấp, khiếu kiện đó.”
Theo đó sẽ có 6 Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án, đây là cơ sở xem xét để Tòa án có thể đưa ra một trong hai quyết định, một là công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành và đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án nếu xét thấy đầy đủ điều kiện hoặc hai là không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại tòa án.
4.2. Thủ tục ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành:
Theo Điều 32 Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án năm 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021) thì Thủ tục ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án được quy định cụ thể như sau:
“1. Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu.
2. Thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành là 15 ngày kể từ ngày Tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo. Trong thời hạn này, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công xem xét ra quyết định có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu một hoặc các bên trình bày ý kiến về kết quả hòa giải thành, đối thoại thành đã được ghi tại biên bản;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp cho Tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc ra quyết định, nếu xét thấy cần thiết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Tòa án yêu cầu có trách nhiệm trả lời Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
3. Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Trường hợp có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;
b) Trường hợp không có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành và nêu rõ lý do. Thẩm phán chuyển quyết định, biên bản và tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng.
4. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành được gửi cho các bên và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án ra quyết định.”
Như vậy, sau khi Hòa giải viên lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại cùng tài liệu kèm theo gửi tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành thì trong vòng 15 ngày Tòa án phải ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành. Theo đó, khi hết hạn 15 ngày thì dựa vào các điều kiện quy định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án (Điều 33 luật này), Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án. Quyết định này được gửi tới các bên cùng Viện kiểm soát trong vòng 3 ngày.