Trong một số trường hợp thì cần đề nghị ban hành quyết định kiểm tra đột xuất. Vậy mẫu đề nghị ban hành quyết định kiểm tra đột xuất bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đề nghị ban hành quyết định kiểm tra đột xuất là gì?
Mẫu đề nghị bạn hành quyết định kiểm tra đột xuất là mẫu đề nghị do lãnh đạo phòng/bộ phận lập ra gửi đến Giám đốc cơ quan bảo hiểm xã hội khi có đề nghị giám đốc bảo hiểm xã hội ban hành quyết định kiểm tra đột xuất theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Phòng/Bộ phận Chế độ bảo hiểm xã hội. Mẫu đề nghị ban hành quyết định kiểm tra đột xuất nêu rõ thông tin về nơi nhận, nội dung đề nghị ban hành quyết định kiểm tra đột xuất.
Mẫu đề nghị ban hành quyết định kiểm tra đột xuất là mẫu quyết định được dùng để đề nghị về việc ban hành quyết định kiểm tra đột xuất. Mẫu đề nghị ban hành quyết định kiểm tra đột xuất là cơ sở để cơ để cơ quan có thẩm quyền xem xét, sắp xếp để tiến hành kiểm tra đột xuất và có những biện pháp xử lý kịp thời đối với những hành vi của các Phòng/Bộ phận Chế độ bảo hiểm xã hội có dấu hiệu làm trái, vi phạm pháp luật.
2. Mẫu đề nghị ban hành quyết định kiểm tra đột xuất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v đề nghị ban hành quyết định kiểm tra đột xuất)
, ngày … tháng … năm …
Kính gửi: Giám đốc BHXH ….(1)
Trên cơ sở rà soát, kiểm tra, đối chiếu dữ liệu ….(2) Phòng/Bộ phận Chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phát hiện những trường hợp sau đây (phụ lục kèm theo) có dấu hiệu lập/cấp hồ sơ, giấy tờ hưởng chế độ …(3) không đúng quy định.
Đề nghị Giám đốc (BHXH) …(1) ban hành quyết định kiểm tra đột xuất đối với …. (4) để kịp thời ngăn chặn việc trục lợi quỹ BHXH./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: …
LÃNH ĐẠO PHÒNG/BỘ PHẬN
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu đề nghị ban hành quyết định kiểm tra đột xuất.
(1): BHXH nơi xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ BHXH
(2): Cơ sở để phát hiện việc lập, cấp hồ hưởng chế độ BHXH không đúng quy định như: dữ liệu giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản đang quản lý; dữ liệu cân đối thu, chi quỹ ốm đau, thai sản; dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, GĐYK; dữ liệu về quản lý dân cư (nếu có)…
(3): Lọai chế độ đã giải quyết hưởng: Ốm đau/ thai sản/ …
(4): Nơi đề nghị kiểm tra như: đơn vị sử dụng lao động/ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh/ các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản trên địa bàn….
4. Quy định của pháp luật về ban hành quyết định kiểm tra đột xuất:
Tại Điều 5 Quyết định 166/2019/QĐ- BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019 ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN quy định về công tác rà soát, kiểm tra, theo đó: Bộ phận chế độ Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm rà soát, kiểm tra và đưa ra kế hoạch kiểm tra.
+ Đối với trách nhiệm rà soát, kiểm tra của Bộ phận chế độ bảo hiểm xã hội:
” Căn cứ vào cơ sở dữ liệu giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản đang quản lý; dữ liệu thu, chi quỹ ốm đau, thai sản; dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, giám định y khoa; dữ liệu về quản lý dân cư, rà soát, đối chiếu, phân tích dữ liệu để xác định các trường hợp có biểu hiện lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội, lập Danh sách các đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản trên địa bàn đề nghị kiểm tra chuyển Bộ phận Thanh tra – Kiểm tra.”
Theo đó, bộ phận chế độ bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ vào những cơ sở dữ liệu như vấn đề giải quyết các chế độ: chế độ ốm đau, thai sản, dữ liệu thu, chi quỹ ốm đau, dữ liệu khám chữa bệnh, giám định y khoa…. để làm căn cứ để rà soát, kiểm tra về những cơ sở dữ liệu và đơn vị có thẩm quyền cấp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản trên địa bàn đề nghị kiểm tra chuyển bộ phận thanh tra- kiểm tra. Hoạt động rà soát, kiểm tra có vai trò quan trọng trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu trong bảo hiểm xã hội.
+ Đối với kế hoạch kiểm tra ( Mục 5.1.2 Quyết định 166/2019/QĐ- BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019 ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN quy định về công tác rà soát, kiểm tra)
” 5.1.2. Kế hoạch kiểm tra
a) Định kỳ: Hằng năm, phối hợp với Bộ phận Thanh tra – Kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ việc thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tại đơn vị SDLĐ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản trên địa bàn. Số lượng các cơ quan, đơn vị thuộc diện kiểm tra định kỳ do Giám đốc BHXH quyết định.
b) Đột xuất: Căn cứ vào dữ liệu rà soát trên hệ thống phát hiện có dấu hiệu sai phạm thì lập danh sách và chủ động phối hợp với các bộ phận liên quan (Bộ phận Thanh tra kiểm tra, Bộ phận KHTC, Bộ phận TN – Trả KQ, Bộ phận Giám định BHYT) đề xuất Giám đốc quyết định kiểm tra các đơn vị ngoài danh sách kiểm tra định kỳ.
5.2. Trách nhiệm của Phòng Chế độ BHXH: Thực hiện như quy định tại điểm 5.1 khoản này và thực hiện kiểm tra các đơn vị SDLĐ do BHXH huyện giải quyết.”
Theo đó có thể thấy kế hoạch trong công tác kiểm tra bao gồm kiểm tra đột xuất và kiểm tra định kì, kiểm tra định kỳ mang tính thường xuyên, ổn định, được định sẵn trước thời gian kiểm tra, còn đối với kiểm tra đột xuất thì không mang tính ổn định, và khi có dấu hiệu phát hiện có những hành vi vi phạm thì sẽ có đề nghị kiểm tra đột xuất. Theo đó, đối với kiểm tra định kỳ hằng năm thì Bộ phận chế độ bảo hiểm xã hội sẽ có kế hoạch phối hợp với Bộ phận Thanh tra – Kiểm tra để xây dựng về kế hoạch kiểm tra định kỳ về việc thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tại đơn vị sử dụng lao động, kiểm tra định kỳ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp hồ sơ chế độ ốm đau, thai sản trên địa bàn kiểm tra. Pháp luật quy định về việc số lượng các cơ quan, đơn vị thuộc diện kiểm tra định kỳ, theo đó, Số lượng các cơ quan, đơn vị thuộc diện kiểm tra định kỳ do Giám đốc Bảo hiểm xã hội quyết định.
Đối với kiểm tra đột xuất thì kiểm tra đột xuất được tiến hành khi có dấu hiệu làm sai lệch, không tuân thủ theo những quy định của pháp luật hoặc dựa vào những căn cứ dữ liệu trên hệ thống rà soát có dấu hiệu sai phạm. Khi đó, Bộ phận chế độ bảo hiểm sẽ xem xét và lập danh sách và chủ động phối hợp với Bộ phận Thanh tra kiểm tra, Bộ phận KHTC, Bộ phận TN – Trả KQ, Bộ phận Giám định BHYT để đề xuất với Giám đốc bảo hiểm xã hội quyết định kiểm tra các đơn vị này. Có thể thấy, hoạt động kiểm tra đột xuất và hoạt động kiểm tra định kỳ đều do Bộ phận chế độ bảo hiểm phối hợp với những bộ phận khác có liên quan để triển khai, xây dựng những kế hoạch để kiểm tra, rà soát về việc thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tại đơn vị sử dụng lao động. cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản trên địa bàn.
Công tác kiểm tra nhằm bảo đảm cho việc hoạt động được hoạt động một cách nghiêm túc, trung thực, tuân theo những quy định của pháp luật, và từ công tác kiểm tra sẽ tìm ra được những điểm sai xót, còn tồn tại để từ đó có những biện pháp khắc phục hậu quả, đối với hoạt động kiểm tra đột xuất, có tính kịp thời, nhằm phát hiện, cũng như có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp ngay, nhanh chóng đối với những tình huống có hành vi vi phạm. Việc thực hiện hoạt động kiểm tra sẽ có sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan nhằm xem xét, đánh giá, và đề nghị Giám đốc bảo hiểm xã hội có phương án kiểm tra đột xuất đối với những trường hợp đó.
– Cơ sở pháp lý: Quyết định 166/2019/QĐ- BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019 ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp