Hiện nay, thực hiện mua bán, chuyển nhượng phải đáp ứng rất nhiều điều kiện. Vậy mất sổ đỏ, mất sổ hồng có mua bán, sang tên được không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để tiến hành mua bán, sang tên sổ đỏ, sổ hồng:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 188
Một là, đất đai phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Hai là, đất đảm bảo không xảy ra tranh chấp tại thời điểm mua bán, chuyển nhượng.
Ba là, quyền sử dụng đất không mang ra để đảm bảo kê biên thi hành án.
Bốn là, đất đang còn thời hạn sử dụng đất đối với trường đất áp dụng có thời hạn.
Do đó, để đáp ứng một thửa đất có thể thực hiện mua bán phải đảm bảo đủ bốn điều kiện như trên. Ngoài ra, người sử dụng đất thực hiện việc chuyển nhượng đất còn tuân thủ các điều kiện khác theo quy định tại điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật đất đai 2013.
2. Mất sổ đỏ, mất sổ hồng có mua bán, sang tên được không?
Như phần 1 đã phân tích, điều kiện để tiến hành mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tức là Sổ đỏ, Sổ hồng).
Do đó, nếu như đất đai bị mất Sổ đỏ, Sổ hồng thì không đủ điều kiện mua bán và không thể thực hiện giao dịch mua bán, sang tên quyền sử dụng đất được.
3. Làm thế nào khi bị mất sổ đỏ, sổ hồng?
Khi bị mất sổ đỏ, sổ hồng, người sử dụng đất phải thực hiện trình tự cấp lại sổ đỏ, sổ hồng bị mất như sau:
Bước 1: Trình báo về việc bị mất sổ đỏ, sổ hồng:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 77
Bước 2: Tiếp nhận việc trình báo mất sổ đỏ, sổ hồng:
Sau khi tiếp nhận thông tin của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư về việc mất sổ đỏ, sổ hồng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, ngoại trừ trường hợp mất do thiên tai, hỏa hoạn.
Đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị mất sổ đỏ, sổ hồng: thực hiện đăng tin báo mất trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
Sau thời hạn 30 ngày tính từ ngày niêm yết thông báo mất sổ đỏ, sổ hồng tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã hay kể từ ngày đăng tin lần đầu trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương thì cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ, sổ hồng.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ cấp lại sổ đỏ, sổ hồng:
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (theo Mẫu số 10/ĐK).
– Đối với hộ gia đình và cá nhân cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất sổ đỏ, sổ hồng trong thời gian 15 ngày.
– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân;
Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
Trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
Bước 4: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ như trên, người có nhu cầu nộp hồ sơ tại:
– Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
– Trường hợp địa phương nào chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại:
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
– Ủy ban nhân dân cấp xã (chỉ áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu).
Lưu ý khi nộp hồ sơ, người dân có thể:
– Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
– Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao.
– Nộp bản chính giấy tờ.
Bước 5: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ.
– Trường hợp thửa đất chưa có bản đồ địa chính hoặc chưa có trích đo địa chính thửa đất thì thực hiện thủ tục trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính.
– Sau đó, tiến hành trình hồ sơ đến cơ quan Nhà nước để thực hiện hủy Giấy chứng nhận bị mất. Sau đó, thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai.
Bước 6: Hoàn thành thủ tục và nhận lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận:
Mẫu số 10/ĐK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI, CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT Kính gửi: ……… |
| ||||||
I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Xem kỹ hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xóa, sửa chữa trên đơn) | |||||||
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất 1.1. Tên (viết chữ in hoa): ……… 1.2. Địa chỉ(1): ……… | |||||||
2. Giấy chứng nhận đã cấp đề nghị được cấp lại, cấp đổi 2.1. Số vào sổ cấp GCN: ………; 2.2. Số phát hành GCN: …….; 2.3. Ngày cấp GCN …/…/…… | |||||||
3. Lý do đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận: …… | |||||||
4. Thông tin thửa đất có thay đổi do đo đạc lại (kê khai theo bản đồ địa chính mới) | |||||||
Tờ bản đồ số | Thửa đất số | Diện tích (m2) | Nội dung thay đổi khác | ||||
|
|
|
| ||||
|
|
|
| ||||
|
|
|
| ||||
|
|
|
| ||||
|
|
|
| ||||
4.1. Thông tin thửa đất theo GCN đã cấp: – Thửa đất số: ……….; – Tờ bản đồ số: ………; – Diện tích: ……… m2 – ……… – ……… | 4.2. Thông tin thửa đất mới thay đổi: – Thửa đất số: …….; – Tờ bản đồ số: ………; – Diện tích: ……… m2 – ……… – ……… | ||||||
5. Thông tin tài sản gắn liền với đất đã cấp GCN có thay đổi (kê khai theo thông tin đã thay đổi – nếu có) | |||||||
Loại tài sản | Nội dung thay đổi | ||||||
|
| ||||||
|
| ||||||
|
| ||||||
5.1. Thông tin trên GCN đã cấp: – Loại tài sản: ……….; – Diện tích XD (chiếm đất): ……… m2; – …… | 5.2. Thông tin có thay đổi: – Loại tài sản: …….; – Diện tích XD (chiếm đất): ……… m2; – ………. | ||||||
6. Những giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo – Giấy chứng nhận đã cấp; ……… | |||||||
Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| …………., ngày …. tháng … năm …… |
II. XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (Đối với trường hợp cấp đổi GCN do đo vẽ lại bản đồ địa chính) | |
Sự thay đổi đường ranh giới thửa đất kể từ khi cấp GCN đến nay: ……… | |
Ngày …… tháng …… năm ……
| Ngày …… tháng …… năm …… |
III. Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI | |
……… (Nêu rõ kết quả kiểm tra hồ sơ và ý kiến đồng ý hay không đồng ý với đề nghị cấp đổi, cấp lại GCN; lý do). | |
Ngày …… tháng …… năm ……
| Ngày …… tháng …… năm …… |
(1) Kê khai theo đúng tên và địa chỉ như trên GCN đã cấp, trường hợp có thay đổi tên thì ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi kèm theo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: