Mặt khách quan của Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: Hành vi khách quan, Hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi khách quan gây ra, Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Mặt khách quan của tội phạm có thể được hiểu là: sự tổng hợp các dấu hiệu do luật hình sự quy định và các tình tiết phản ánh hành vi bên ngoài của sự xâm hại cụ thể gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng PLHS. Mặt khách quan của tội phạm bao gồm:
(1) Hành vi khách quan: Hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động;
(2) Hậu quả – Hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi khách quan gây ra;
(3) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;
(4) Các dấu hiệu khác không có tính chất bắt buộc như: thủ đoạn phạm tội, phương tiện phạm tội, thời gian, địa điểm phạm tội, … .
Việc xác định đúng các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm giúp phân biệt được từng tội phạm cụ thể, từ đó giúp định tội danh đúng, đánh giá được mức độ nguy hiểm của hành vi và thiệt hại trên thực tế giúp quyết định hình phạt phù hợp; đồng thời là căn cứ quan trọng để phân hóa TNHS trong trường hợp có đồng phạm. Để tìm hiểu rõ hơn về mặt khách quan của Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tác giả đi sâu phân tích từng yếu tố cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Hành vi khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định rõ ràng tại khoản 1 Điều 360 BLHS đó là “vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này”. Ở đây có thể thấy rằng, hành vi khách quan của tội này sẽ mang 3 đặc điểm sau: (i) Là hành vi vì thiếu trách nhiệm; (ii) hình thức của hành vi là: không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao; (iii) thuộc trường hợp luật hình sự quy định.
Đối với đặc điểm thứ nhất là tính “thiếu trách nhiệm” của hành vi. Khái niệm thiếu trách nhiệm đã được tác giả giải thích tại Chương I của luận văn. Khi xem xét đây là dấu hiệu bắt buộc mang tính định tội đối với hành vi thì phải xác định rõ: Nếu trường hợp người có chức vụ đã làm hết trách nhiệm mà hậu quả vẫn xảy ra thì không phải là hành vi thiếu trách nhiệm và không phải là hành vi phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng dù hậu quả xảy ra là rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.
Ví dụ: ông A là Hiệu trưởng trường tiểu học xã T giao cho bà B là Phó hiệu trưởng đại diện trường học ký hợp đồng với Công ty xây dựng M để sửa chữa trường học. Trong quá trình thi công, ông A đã thường xuyên kiểm tra việc thực hiện hợp đồng và yêu cầu bà B bám sát, báo cáo cụ thể tiến độ, tình hình thực hiện hợp đồng. Quá trình đang thực hiện sửa chữa thì ông A bị bệnh phải vào bệnh viện điều trị. Trong thời gian nằm viện, ông A yêu cầu bà B thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng cho mình nhưng bà B đã móc ngoặc với công ty M nâng khống một số hạng mục công trình rút tiền ăn chia. Sau khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng được sáu tháng thì bị sập một góc làm chết 2 người và bị thương 4 người với tỷ lệ thương tật mỗi người là đều trên 40%. Với vai trò là người đứng đầu, ông A đã làm hết trách nhiệm của mình, nên không thể coi việc làm của ông A là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Đặc điểm thứ hai chính là các dạng biểu hiện của hành vi phạm tội – hay còn được coi là cách mà nhà làm luận cụ thể hóa tính “thiếu trách nhiệm” dưới hai hình thức đó là: không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao. Cụ thể:
Thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn không thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình thể hiện: thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc sai nội dung nhiệm vụ được giao do đó không đáp ứng được yêu cầu công tác. Ví dụ như: Cán bộ ngành thủy lợi được giao thời hạn 30 ngày để hoàn thành đoạn đê chống lũ, nhưng đã làm chậm trễ để quá thời hạn nói trên vẫn chưa hoàn thành, khi lũ lụt xảy ra đã gây hậu quả nghiêm trọng. Hay: Người phụ trách theo dõi quản lý đèn báo hiệu ở trên sông không lắp đủ đèn hiệu theo quy định dẫn đến phương tiện giao thông thủy bị nhầm lẫn tín hiệu đã gây ra tai nạn do không phân biệt được luồng lạch.
Không thực hiện nhiệm vụ được giao là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn không làm những việc theo đúng quy định của pháp luật hoặc không theo sự phân công, giao phó của cấp trên mà đáng lẽ họ phải thực hiện. Nhiệm vụ được giao có thể là nhiệm vụ thường xuyên theo chức danh nghề nghiệp hoặc nhiệm vụ đã được quy định trong các văn bản như văn bản pháp luật, quy chế, quy định, chế độ công tác của cơ quan …; hoặc có thể đó là một nhiệm vụ cụ thể được người có thẩm quyền có thẩm quyền giao cho. Ví dụ như: người có trách nhiệm nhận được tin lũ khẩn cấp tại địa phương đã không
Ngoài ra để đáp ứng được nhu cầu phòng chống tội phạm trong tình hình mới, ngày 30/3/2020 HĐTP TAND tối cao đã ban hành
Trên thực tế, hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thường được biểu hiện là: vi phạm các nguyên tắc, chính sách, chế độ liên quan đến việc quản lý nhà nước, quản lý con người, quản lý tài chính, Khi xem xét về hành vi của người có chức vụ, cần đảm bảo rằng người này chỉ phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi họ có khả năng thực tế hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tức cần xem xét những điều kiện khách quan (như: thời gian hoàn thành công việc, cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật, nhân lực, phương tiện …) và những điều kiện chủ quan (như: trình độ, năng lực, kinh nghiệm, ….) của người có chức vụ trong khi thực hiện nhiệm vụ đó.
Đặc điểm thứ ba thuộc hành vi khách quan của Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là phải thuộc các trường hợp luật định. Tức không phải hành vi nào thỏa mãn hai đặc điểm “thiếu trách nhiệm” mà “không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao” đều phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, mà hành vi đó phải thuộc những trường hợp được luật hình sự ghi nhận. Những trường hợp đó là:
– Thứ nhất, hành vi đó không thuộc các trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của BLHS, đó là các trường hợp của Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179), Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 308) và Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn (Điều 376). Điểm dễ nhận biết nhất để phân biệt hành vi thiếu trách nhiệm nào thuộc trường hợp quy định tại Điều 360 và hành vi nào thuộc các trường hợp quy định tại Điều 179, 308, 376 đó là: tính thiếu trách nhiệm là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên hậu quả đó. Nếu người có chức vụ vì sự thiếu trách nhiệm của mình mà gián tiếp gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 360 BLHS. Ngược lại, nếu người trực tiếp quản lý tài sản của Nhà nước mà thiếu trách nhiệm làm mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước thì bị truy cứu TNHS về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước theo Điều 179 BLHS; người được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng gây thiệt hại về tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác thì bị truy cứu TNHS về tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 308 BLHS; người trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ mà thiếu trách nhiệm để người đó trốn gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu TNHS về tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn theo Điều 376. Tức đối với 3 tội này thì tính thiếu trách nhiệm của chủ thể là nguyên nhân trực tiếp gây nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
– Thứ hai, hành vi đó phải gây nên những thiệt hại mà luật quy định. Nếu mức độ gây thiệt hại nhỏ hơn hoặc khác với thiệt hại được quy định tại Điều 360 thì sẽ không cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Đặc điểm này sẽ được phân tích tại phần hậu quả của tội phạm.
2. Hậu quả của tội phạm và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:
Hậu quả của tội phạm được hiểu là sự thiệt hại cụ thể nhất định và đáng kể do hành vi phạm tội gây ra cho các khách thể được bảo vệ. Ngoài hành vi khách quan thì hậu quả phạm tội là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho việc giải quyết vấn đề TNHS được đúng và chính xác. Đặc biệt với những tội phạm có cấu thành vật chất thì hậu quả của tội phạm được xem là dấu hiệu bắt buộc mang tính định tội cần phải được xem xét đến.
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là tội có CTTP vật chất, tức phải có hậu quả xảy ra thì mới cấu thành tội này. Nói cách khác hậu quả chính là một trong những dấu hiệu bắt buộc, có ý nghĩa định tội đối với tội phạm này. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm gây ra là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của con người và những thiệt hại về tài sản, uy tín của cơ quan, tổ chức. Và hậu quả này phải là những thiệt hại ở mức độ nhất định mà luật quy định.
Nếu như quy định tại Điều 285 về tội này trong BLHS 1999 lại chỉ quy định chung chung là “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” thì tại Điều 360 BLHS 2015 đã lượng hoá khá chỉ thể về hậu quả, thay thế cho các tình tiết định tính như trong BLHS 1999 bằng các tình tiết định tội. Cụ thể:
Làm chết người;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên;
Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.
Do đó nếu một hành vi mặc dù thiếu trách nhiệm nhưng không gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người; không gây tổn hại sức khỏe có tỷ lệ tổn hại cho sức khỏe cho 01 người hoặc tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể cho 02 người trở lên dưới 61%; không gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại về tài sản dưới 100.000.000 đồng thì không cấu thành tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Đồng thời, hậu quả này phải do hành vi thiếu trách nhiệm của người có chức vụ gây nên, tức giữa hành vi khách quan của chủ thể thực hiện tội phạm và thiệt hại nguy hiểm cho xã hội phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hành vi khách quan xảy ra trước là nguyên nhân gây nên hậu quả đó (mà cụ thể là nguyên nhân gián tiếp như đã phân tích ở trên), và hậu quả (thiệt hại xảy ra sau) này chính do hành vi khách quan gây nên. Đây là mối quan hệ biện chứng, ràng buộc, không thể tách rời. Nếu đồng thời có hành vi thiếu trách nhiệm và thiệt hại xảy ra nhưng hành vi đó lại gây thiệt hại khác hoặc thiệt hại đó do một hành vi khác gây nên thì giữa chúng không có mối quan hệ nhân quả và đương nhiên cũng không CTTP.
Có thể minh họa mặt khách quan của tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bằng ví dụ như sau: Vẫn là vụ án rơi vận thăng tại công trường xây dựng Sở Tài chính Nghệ An đã đề cập ở trên. Liên quan đến vụ án này có những bị can bị xét xử là Lê Tiến L – Chức vụ: Giám đốc Công ty Cổ phần thi công cơ giới và xây lắp 171, Nguyễn Lê K — Chức vụ: Giám đốc Công ty TNHH MTV kiểm định kỹ thuật an toàn Miền Nam và Nguyễn Quỳnh N – Cộng tác viên Công ty TNHH MTV kiểm định an toàn kỹ thuật Miền Nam.
Theo đó, vận thăng lồng này do Công ty 171 thuê của Công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Phúc Việt. Nguyễn Quỳnh N được công ty Phúc Việt thuê kiểm định vận thăng trước khi lắp đặt cho đơn vị thi công. Nguyễn Quỳnh N kiểm định và kết luận các nội dung kiểm định đều đạt yêu cầu, đóng dấu kiểm định viên vào biên bản, gửi Nguyễn Lê K. Sau đó, N cấp và dán tem kiểm định vào vận thăng lồng. Sau khi nhận được giấy chứng nhận kiểm định đạt yêu cầu do K gửi, vận thăng nói trên được tư vấn giám sát, chỉ huy trưởng công trường, tư vấn quản lý dự án lập
Quá trình điều tra, ngành chức năng phát hiện Nguyễn Quỳnh N không được đào tạo chuyên môn về kỹ thuật, không phải là kiểm định viên. Công ty TNHH MTV kiểm định kỹ thuật an toàn Miền Nam không có thẩm quyền kiểm định đối với loại vận thăng lồng trong xây dựng. Do không có chuyên môn nên Nguyễn Quỳnh N không phát hiện được một số dấu hiệu bất thường có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thiết bị trong quá trình vận hành. Đặc biệt, người này không phát hiện được cụm phanh chống rơi của vận thăng này đã hết hạn sử dụng trên 12 năm quy định của nhà sản xuất nên không có tác động hãm cabin lại. Do đó ca bin vận thăng đã tụt thẳng xuống với vận tốc lớn và va chạm với đế vận thăng ở mặt đất gây hậu quả thảm khốc nói trên.
=> Từ vụ án này thấy rằng: hậu quả của vụ án là khiến 3 người lao động tử vong và 8 lao động khác bị thương tích từ 76-95% (tông tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích của các lao động là 587%),
* Về hành vi: bị cáo Lê Tiến L đã thiếu trách nhiệm trong quá trình kiểm định vận thăng, nên không phát hiện được Công ty kiểm định Miền Nam không có thẩm quyền kiểm định vận thăng sử dụng trong xây dựng và Nguyễn Quỳnh N không phải là kiểm định viên, dẫn tới việc không phát hiện được vận thăng không đảm bảo an toàn đã đưa vào sử dụng dẫn đến xảy ra tai nạn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng > tức hành vi thiếu trách nhiệm này của L là nguyên nhân gián tiếp gây nên hậu quả nên bị xét xử về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Đối với Nguyễn Quỳnh N: dù không có chuyên môn nhưng vẫn kết luận các nội dung kiểm định vận thăng đạt yêu cầu để đưa vào sử dụng. Còn Nguyễn Lê K không có thẩm quyền kiểm định đối với loại vận thăng lồng trong xây dựng những vẫn ký giấy chúng nhận kiểm định → Hành vi của hai người này không phải do thiếu trách nhiệm mà đã vi phạm những quy định của pháp luật liên việc được giao, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả trên thực tiễn nên bị xét xử về tội Vi phạm quy định về an toàn lao động.
* Đối với những dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của tội phạm như: công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm phạm tội, …. Đều là những dấu hiệu không bắt buộc đối với tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa với tính chất của loại tội này thường không có công cụ, phương tiện cụ thể; còn thời gian phạm tội có thể thực hiện trong khoảng thời gian dài, không cố định; địa điểm phạm tội phụ thuộc vào phạm vi thực hiện chức trách, nhiệm vụ của chủ thể nên cũng không có quy định cụ thể. Do đó đối với những dấu hiệu này không phải dấu hiệu định tội mà có thể là những yếu tố để xem xét quyết định hình phạt.