Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản. Hậu của hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả trong cấu thành mặt khách quan tội cưỡng đoạt tài sản.
Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản. Hậu của hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả trong cấu thành mặt khách quan tội cưỡng đoạt tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm là một trong các yếu tố của tội phạm; là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan và con người có thể trực tiếp nhận biết được.
Mặt khách quan của tội phạm được mô tả thông qua các biểu hiện sau:
Hành vi khách quan
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Những nội dung biểu hiện khác của mặt khách quan: công cụ, phương tiện phạm tội; thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Cưỡng đoạt tài sản là loại tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009… Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản cũng được thể hiện ở các yếu tố sau:
* Hành vi khách quan
Theo quy định tại khoản 1 điều 135 Bộ luật hình sự, hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản có thể được thể hiện dưới một trong hai dạng sau:
– Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực: Đe dọa sẽ dùng vũ lực được hiểu là người phạm tội sử dụng hành động, cử chỉ hoặc lời nói của mình để chứng tỏ với người bị hại rằng nếu không thực hiện theo yêu cầu của người phạm tội thì sẽ bị đánh, bị giết… hoặc bị làm tổn hại tới sức khỏe, tuy nhiên việc dùng vũ lực sẽ không xảy ra ngay tức khắc. Đây cũng là điểm đáng lưu ý để phân biệt tội cưỡng đoạt tài sản với tội cướp tài sản. Ví dụ như A nói với B nếu không đưa cho A 100 nghìn thì ngày mai A sẽ đánh B, việc A đánh B không được thực hiện ngay sau hành vi đe dọa của A nên đây được coi là A đang thực hiện hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản.
Thông thường thì việc dùng vũ lực trong tội cưỡng đoạt tài sản chỉ là đe dọa chứ không có hành vi thực tế. Do vậy nếu xác định người phạm tội chỉ đe dọa sẽ dùng vũ lực chứ không có hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc thì được coi là người phạm tội đang thực hiện tội cưỡng đoạt tài sản.
– Sử dụng thủ đoạn uy hiếp tinh thần: Uy hiếp tinh thần là việc dùng lời nói để tác động vào tâm lý của người bị hại nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Trong thực tế thường có những dạng uy hiếp tinh thần sau:
+ Dọa sẽ hủy hoại tài sản, ví dụ như dọa đốt nhà, phá nhà, đập xe…
+ Dọa sẽ tiết lộ bí mật đời tư của người bị hại: Ví dụ C dọa sẽ tố cáo việc B nhận hối lộ cho cơ quan công an biết nếu như B không đưa cho C 200 triệu vnđ.
+ Dọa sẽ bôi nhọn danh dự uy tín của người bị hại…
Nhìn chung hành vi khách quan trong cưỡng đoạt tài sản thường mang tính công khai đối với người bị hại và giấu giếm lén lút đối với những người không liên quan.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
* Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc đối với tội cưỡng đoạt tài sản, do vậy mà người phạm tội chỉ cần thưc hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản thì nó đã đủ để cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định pháp luật. Chỉ cần đáp ứng đủ các dấu hiệu về hành vi khách quan thì dù người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa thì việc cưỡng đoạt tài sản cũng bị coi là đã hoàn thành.
* Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Mặc dù hậu quả không phải là yếu tổ bắt buộc trong tội cưỡng đoạt tài sản nhưng khi hậu quả thực tế xảy ra nó bắt buộc phải là kết quả do hành vi khách quan gây ra. Ví dụ như: A đe dọa sẽ đánh B nếu không đưa tiền cho A vào sáng hôm sau. Nếu như hôm sau B vì sợ quá nên đưa tiền cho A thì trường hợp này việc B đưa tài sản cho A được coi là hậu quả của hành vi mà A thực hiện với B.