Luật sư là một ngành nghề phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và các điều kiện pháp luật quy định thì mới được hành nghề. Vậy mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư bị phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt hành chính hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư:
Luật sư là người có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng. Căn cứ Điều 10, 11
– Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ đúng Hiến pháp và pháp luật;
– Phải có phẩm chất đạo đức tốt;
– Phải có bằng cử nhân luật;
– Phải đã được đào tạo nghề luật sư;
– Phải đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư;
– Phải có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư;
– Phải có chứng chỉ hành nghề luật sư;
– Phải gia nhập một đoàn luật sư.
Người mà đáp ứng được tất cả những tiêu chuẩn luật sư và điều kiện này thì được hành nghề luật sư, còn nếu như người không đáp ứng được tất cả những Tiêu chuẩn luật sư và Điều kiện hành nghề luật sư nhưng vẫn cố ý thực hiện các Dịch vụ pháp lý của luật sư mà pháp luật quy định thì được xem là hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu như chưa đủ các yếu tố để bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điểm e khoản 7 Điều 6
Như vậy, người có hành vi mạo danh luật sư để hành nghề luật sư mà chưa đủ các yếu tố để bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đồng thời, người có hành vi mạo danh luật sư để hành nghề luật sư sẽ bị áp dụng biệc pháp khắc phục hậu quả đó chính là buộc người này nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi mạo danh luật sư để hành nghề luật sư.
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư:
Tùy vào từng hành vi của người mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội khác nhau, cụ thể như sau:
2.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Nếu người có hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 thì người có hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác phải đối mặt với những hình phạt sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu người có hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người có hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Người có hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư đã từng bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc về một trong các tội sau, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:
++ Tội cướp tài sản;
++ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;
++ Tội cưỡng đoạt tài sản;
++ Tội cướp giật tài sản;
++ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;
++ Tội trộm cắp tài sản;
++ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
++ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
+ Có gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và của gia đình họ
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu nếu người có hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Có mang tính chất chuyên nghiệp;
+ Người có hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng cho đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Có tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
+ Dùng các thủ đoạn xảo quyệt;
– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu người có hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng cho đến dưới 500.000.000 đồng
+ Lợi dụng về thiên tai, dịch bệnh.
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu người có hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chiếm đoạt tài sản có trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Lợi dụng về hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
2.2. Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:
Nếu người có hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư mà có sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (ví dụ như sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư giả,…). Cụ thể, căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 thì người có hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư mà có sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức phải đối mặt với những hình phạt sau:
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm nếu người có hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư mà có sử dụng con dấu tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật.
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu người có hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội từ 02 lần trở lên;
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc là tội phạm nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng cho đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Có tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu người có hành vi mạo danh Luật sư để hành nghề Luật sư phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Luật Luật sư;
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017;
– Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.