Ma túy đã và đang là một vấn đề rất nhức nhối của xã hội. Ma túy hủy hoại sức khỏe con người, là nguyên nhân dẫn đến phạm tội và gây mất trật tự, an toàn xã hội từ đó kéo theo những hệ lụy cho xã hội. Tuy nhiên, nhận thức về ma túy, chất ma túy của mỗi người còn rất mơ hồ.
Mục lục bài viết
1. Ma túy là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Liên Hợp Quốc: Ma túy được hiểu là “Các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Ma túy theo nghĩa rộng nhất là “Mọi thực thể hóa học hoặc là những thực thể hỗn hợp khác với tất cả những cái được đòi hỏi, để duy trì một sức khỏe bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”.
Theo Công ước quốc tế về thống nhất các chất ma túy năm 1961, 1971, 1988 (Việt Nam tham gia năm 1997) thì ma túy là bất kỳ chất liệu nào được liệt kê trong bảng I, II, III, IV của Công ước, dù dưới dạng tự nhiên hay tổng hợp. Trong ba công ước này, các chất ma túy, chất hướng thần và tiền chất đều được liệt kê, không có định nghĩa dựa vào tính chất hay đặc điểm của chúng. Cụ thể chất ma túy và các chất hướng thần được xác định như sau:
Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961, được sửa đổi theo Nghị định thư năm 1972 định nghĩa về chất ma túy dựa vào danh sách các chất được liệt kê trong các bảng kèm theo phụ lục và một số thuật ngữ cho các loại cụ thể hơn: ““Ma túy” nghĩa là bất kỳ chất liệu nào trong bảng I và II, dù dưới dạng tự nhiên hay tổng hợp”. Kèm theo Công ước là 4 bảng là danh mục được đánh số tương ứng các chất ma túy hay các chế phẩm căn cứ vào mức độ gây nghiện của các chất này, yêu cầu sử dụng trong y khoa và mức độ kiểm soát.
Tại Công ước về các chất hướng thần năm 1971 định nghĩa: “Chất hướng thần” nghĩa là bất kỳ chất nào, tự nhiên hay nhân tạo hoặc bất kỳ nguyên liệu tự nhiên nào trong các bảng I, II, III hay IV” . Các bảng của Công ước này liệt kê các chất hướng thần theo các mức độ gây ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh của con người.
Tại Công ước về chống buôn lậu bất hợp pháp các chất gây nghiện và chất hướng thần năm 1988, các định nghĩa về chất ma túy, chất hướng thần được dẫn chiếu đến các quy định của hai Công ước nêu trên; đồng thời, bổ sung các tiền chất. Danh mục các tiền chất là hai bảng phụ lục kèm theo Công ước. Theo đó, định nghĩa “ma túy”, “chất hướng thần” được hiểu như sau:
n) “Ma tuý” có nghĩa là bất kỳ các chất tự nhiên hay tổng hợp quy định trong các phụ lục I và II của Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 và trong Công ước 1961 đã sửa đổi theo Nghị định thư 1972; r) “Các chất hướng thần” có nghĩa là bất kỳ chất tự nhiên hay tổng hợp nào hoặc bất kỳ nguyên liệu tự nhiên nào trong các bảng I, II, III và IV của Công ước về các chất hướng thần năm 1971 .
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm t Điều 1; Điều 12 Công ước năm 1988 thì: “Các tiền chất” (Các chất thông dụng trong điều chế bất hợp pháp các chất ma tuý hoặc các chất hướng thần) là các chất được liệt kê trong phụ lục “Bảng 1” và “Bảng II” phụ lục kèm theo Công ước này.
Cũng theo Công ước quốc tế về thống nhất các chất ma túy năm 1961, 1971, 1988 thì danh mục các chất ma túy, chất hướng thần và tiền chất không phải tách bạch và cố định mà có sự chồng lấn giữa các danh mục, có sự sửa đổi, bổ sung thường xuyên theo quy định tại các Công ước.
Từ đó có thể hiểu ma túy là chất kích thích thần kinh gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn, dễ chịu, buồn ngủ mà nếu dùng nhiều lần sẽ phải sử dụng lại chất này nếu không cơ thể sẽ cảm thấy rất khó chịu và ma túy còn gây tổn hại đến sức khỏe của người dùng.
2. Phân loại ma tuý:
Thông thường, có thể phân loại ma túy thành các dạng sau:
– Ma túy tự nhiên: Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là alcaloid của một số thực vật như cây thuốc phiện (anh túc), cây cần sa (cây gai dầu), cây coca (cocain).
– Ma túy bán tổng hợp: Là các chất ma túy được tổng hợp một phần từ một số loại ma túy có sẵn trong tự nhiên, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Morphin, heroin
– Ma túy tổng hợp: Là nhóm các chất ma túy không có trong tự nhiên. Ma túy tổng hợp được tổng hợp nên từ các loại hóa chất (các hóa chất này được gọi là tiền chất): ví dụ: Amphetamin, MDMA, ecstasy, ma túy đá…
Ngoài ra, các chất ma túy có thể phân loại ra thành các nhóm như sau:
– Theo đặc tính và mức độ tác động của chất gây nghiện, ma túy được chia thành ba nhóm: (1) Ma túy mạnh, (2) ma túy trung bình, (3) ma túy nhẹ.
– Theo nguồn gốc, cách thức tạo ra chất ma túy, ma túy được chia thành ba nhóm:
+ Ma túy tự nhiên: Các loại ma túy có nguồn gốc tự nhiên, thu được bằng cách hái hoặc nuôi trồng như thuốc phiện (quả); lá, hoa, quả cây cần sa ...;
+ Ma túy bán tổng hợp: Các chất ma túy được điều chế từ sản phẩm tự nhiên bằng cách cho tác dụng với một số hóa chất để thu được chất ma túy có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu (Ví dụ: Hêrôin là chất ma túy bán tổng hợp từ morphine bằng cách axetyl hóa morphine ...);
+ Ma túy tổng hợp: Là các chất ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học toàn phần từ các chất (gọi là tiền chất). Các chất ma túy tổng hợp có tác dụng mạnh và nhanh hơn ma túy bán tổng hợp (methadone, dolargan, methamphetamine ...).
– Theo tác dụng sinh lý trên cơ thể con người, ma túy được chia thành tám nhóm: (1) Các chất gây êm dịu, đam mê (các chất ma túy chính gốc) gồm thuốc phiện và các chế phẩm của thuốc phiện như morphine, hêrôin, methadone, dolargan, v.v.; (2) Cần sa và các sản phẩm của cần sa; (3) Côca và các sản phẩm của coca; (4) Thuốc ngủ: Có tác dụng ức chế thần kinh (barbiturate, methaqualone, mecloqualone...); (5) Các chất an thần: Các chất thuộc dẫn xuất của benzodiazepine, meprobamate, hydroxyzin; (6) Các chất kích thích: Amphetamin và các dẫn xuất của nó; (7) Các chất gây ảo giác: LSD, mescalin, các dẫn xuất của tryptamin, vv.; (8) Dung môi hữu cơ và các thuốc xông.
– Theo nguồn gốc và tác động dược lý, ma túy được chia thành năm loại: (1) Ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates); (2) Ma túy là các chất từ cây cần sa (cannabis); (3) Ma túy là các chất kích thích (stimulants); (4) Ma túy là các chất ức chế (depressants); (5) Ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens).
Việc phân chia các chất ma túy không chỉ có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu lý luận mà còn phục vụ đắc lực cho thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy. Khi biết được ma túy có nguồn gốc ở đâu, đặc tính như thế nào thì có thể truy tìm đến tận gốc nguồn, giải quyết triệt để tội phạm và tệ nạn ma túy.
Ở nước ta, với tư cách là một thành viên của ba Công ước nêu trên, Quốc hội, Chính phủ đã nội luật hóa các yêu cầu của công ước trong Luật Phòng, chống ma túy; BLHS; ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất; hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc như: Nghị định 67/2001/NĐ–CP ngày 01/10/2001 ban hành các danh mục chất ma tuý và tiền chất; Nghị định 133/2003/NĐ–CP bổ sung một số chất vào danh mục các chất ma tuý và tiền chất ban hành kèm Nghị định 67/2001/NĐ–CP; Nghị định 163/2007/NĐ–CP sửa tên, bổ sung, chuyển, loại bỏ một số chất thuộc danh mục các chất ma tuý và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định 67/2001/NĐ–CP; Nghị định 17/2011/NĐ–CP bổ sung, sửa tên chất, tên khoa học đối với chất thuộc danh mục chất ma túy và tiền chất kèm theo Nghị định 67/2001/NĐ–CP và Nghị định 163/2007/NĐ CP; Nghị định số 82/2013/NĐ–CP ngày 19/7/2013 ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất; Nghị định số 126/2015/NĐ–CP ngày 09/02/2015 sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ–CP,... Mọi cá nhân, gia đình, tổ chức được yêu cầu tham gia vào phòng, chống ma túy. Pháp luật Việt Nam đã thành công ở khía cạnh đơn giản hóa danh mục các chất bị kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế.
Hiện nay, khi cần xác định một chất có phải là ma túy hay không phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất và căn cứ vào Danh mục các chất ma túy quy định tại được Chính phủ quy định tại Nghị định số 73/2018/NĐ–CP ngày 15/5/2018 và Nghị định số 60/2020/NĐ–CP ngày 29/5/2020. Ở Việt Nam, hiện tại quy định có 540 chất ma túy chia thành 03 danh mục theo mức độ độc hại và yêu cầu kiểm soát việc sử dụng các chất này và 57 hóa chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất, điều chế ma túy; được liệt kê trong 4 danh mục với các mức độ kiểm soát giảm dần , :
Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền; gồm 47 chất được liệt kê trong danh mục;
Danh mục II: Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; gồm 420 chất được nêu tên chất (có kèm theo tên khoa học và mã thông tin CAS);
Danh mục III: Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; gồm 73 chất được nêu tên chất (có kèm theo tên khoa học và mã thông tin CAS);
Danh mục IV: Các tiền chất; gồm 57 chất được nêu tên chất (có kèm theo tên khoa học; mã thông tin CAS và cơ quan cấp phép).
Tất cả các chất ma túy và tiền chất được ban hành trong các danh mục nêu trên được kiểm soát theo quy định của pháp luật, những hành vi vi phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước đối với các chất và tiền chất đều có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật, trên cơ sở khối lượng hoặc thể tích của chất ma túy hoặc tiền chất ma túy và tính chất nguy hiểm của hành vi, trong đó có tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
3. Chất ma túy là gì:
Ở nước ta, với tư cách là một thành viên của ba Công ước nêu trên, Quốc hội, Chính phủ đã nội luật hóa các yêu cầu của công ước trong Luật Phòng, chống ma túy; BLHS; ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất; hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc như: Nghị định 67/2001/NĐ–CP ngày 01/10/2001 ban hành các danh mục chất ma tuý và tiền chất; Nghị định 133/2003/NĐ–CP bổ sung một số chất vào danh mục các chất ma tuý và tiền chất ban hành kèm Nghị định 67/2001/NĐ–CP; Nghị định 163/2007/NĐ–CP sửa tên, bổ sung, chuyển, loại bỏ một số chất thuộc danh mục các chất ma tuý và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định 67/2001/NĐ–CP; Nghị định 17/2011/NĐ–CP bổ sung, sửa tên chất, tên khoa học đối với chất thuộc danh mục chất ma túy và tiền chất kèm theo Nghị định 67/2001/NĐ–CP và Nghị định 163/2007/NĐ CP; Nghị định số 82/2013/NĐ–CP ngày 19/7/2013 ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất; Nghị định số 126/2015/NĐ–CP ngày 09/02/2015 sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ–CP,... Mọi cá nhân, gia đình, tổ chức được yêu cầu tham gia vào phòng, chống ma túy. Pháp luật Việt Nam đã thành công ở khía cạnh đơn giản hóa danh mục các chất bị kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế.
Hiện nay, khi cần xác định một chất có phải là ma túy hay không phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất và căn cứ vào Danh mục các chất ma túy quy định tại được Chính phủ quy định tại Nghị định số 73/2018/NĐ–CP ngày 15/5/2018 và Nghị định số 60/2020/NĐ–CP ngày 29/5/2020. Ở Việt Nam, hiện tại quy định có 540 chất ma túy chia thành 03 danh mục theo mức độ độc hại và yêu cầu kiểm soát việc sử dụng các chất này và 57 hóa chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất, điều chế ma túy; được liệt kê trong 4 danh mục với các mức độ kiểm soát giảm dần , :
Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền; gồm 47 chất được liệt kê trong danh mục;
Danh mục II: Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; gồm 420 chất được nêu tên chất (có kèm theo tên khoa học và mã thông tin CAS);
Danh mục III: Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; gồm 73 chất được nêu tên chất (có kèm theo tên khoa học và mã thông tin CAS);
Danh mục IV: Các tiền chất; gồm 57 chất được nêu tên chất (có kèm theo tên khoa học; mã thông tin CAS và cơ quan cấp phép).
Tất cả các chất ma túy và tiền chất được ban hành trong các danh mục nêu trên được kiểm soát theo quy định của pháp luật, những hành vi vi phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước đối với các chất và tiền chất đều có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật, trên cơ sở khối lượng hoặc thể tích của chất ma túy hoặc tiền chất ma túy và tính chất nguy hiểm của hành vi, trong đó có tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Tại Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2008 quy định:
– Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
– Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng
– Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác , nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng.
Như vậy, phạm vi khái niệm chất ma túy bao hàm cả chất hướng thần và chất gây nghiện.
Hiện nay, danh mục các chất ma túy được quy định tại:
– Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất
– Nghị định số 60/2020/ NĐ- CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
– Ma túy tiếng Anh là “Drug“.
– Chất ma túy tiếng Anh là “Narcotic substances“.
4. Những loại ma túy, chất ma túy thường gặp:
Cây thuốc phiện:
Cây thuốc phiện (cây Anh túc), tên tiếng Anh là Opium poppy, thuộc họ cây thuốc phiện ( Papaveraceae). Là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 – 1,5m, tuổi thọ kéo dài khoảng 2 năm, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8 – 12 nhánh phụ, mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống.
Thuốc phiện là nhựa từ cây thuốc phiện, có mùi đặc trưng hơi hăng hắc, màu nâu đen hoặc cánh gián, dẻo hoặc nhão. Thuốc phiện đã nấu chín có màu đen, rắn chắc hơn (3kg thuốc phiện sống sẽ cho khoảng 1kg thuốc phiện chín). Trong thành phần thuốc phiện có khoảng 40 ancaloit và 5 chất cơ bản là morphine, codeine, thebaine, papaverine và natotin. Thuốc phiện gây nghiện nhanh và mạnh.
Nhựa thuốc phiện thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy có sự khoái lạc, tạo cảm giác hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì càng ngày càng phải tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần người hút bị suy sụp, mất hết nghị lực, ý chí và cả cảm giác không còn. Hơn thế, ở người sử dụng ma túy hút thuốc phiện còn xuất hiện các biến chứng như: viêm dạ dày, viêm ruột mãn tính, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra abumin, thường hay bị sưng phổi, mạch đập chậm và không đều. Nguy hiểm hơn là khi không có thuốc, người sử dụng ma túy phải nạo xái trong ống thuốc ra để hút, hút xái độc hơn vì nó có khoảng 80 – 90% chất morphin.
Cần sa:
Còn gọi là cây Gai dầu , Cây Gai mèo, cây Đại ma, Bồ đà . Trong y học Cần sa còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Con người sau khi hút cần sa thường có những thay đổi tâm lý đột ngột như cười to lên hoặc khóc than văn , hoặc có nhiều hành vi vô nghĩa. Cần sa còn làm cho con người ta có những ảo giác khác thường và cả những cơn ác mộng. Sau khi sử dụng lâu, người sẽ trở nên gầy gò ốm yếu, ủ dột, có thể loạn thần kinh.
Từ các bộ phận lá, hoa, quả cây cần sa người ta chiết xuất ra nhựa cần sa. Các hoạt chất của cây cần sa gây cho người sử dụng cảm giác hưng phấn, sảng khoái, song tác dụng nguy hiểm nhất của cần sa là gây ảo giác làm sai lệch tinh thần.
Cocaine:
Là loại ma túy chiết xuất từ lá coca, có tinh thể hình kim, không mày và không mùi, vị hợp đắng mát gây cảm giác hơi tê cho đầu lưỡi, độc và gây nghiện. . Cocaine có thể gây ra ngộ độc, biểu hiện là cơn mê sảng, hoảng hốt, huyết áp cao, nghẽn mặt và loạn nhịp tim.
Morphin:
Là chất được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp để sản xuất thuốc trị ho, giảm đau,… y học , Morphin có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tới tế bào thần kinh trung trường , nhất là vỏ não làm cho thần kinh trung ương bị ức chế và một số trung tâm bị kích thích gây nôn, co đồng tử , chậm nhịp tim ..
Là chất ma túy dạng bột màu trắng. Từ nhựa thuốc phiện người ta chế xuất morphine (cứ khoảng 10kg thuốc phiện thì thu được khoảng 1kg morphine bazơ, từ đó có thể thu được 1kg morphine). Morphine có tác dụng gây nghiện cao.
Với Morphin làm tăng trí tưởng tượng, mất buồn rầu, mất sợ hãi, tạo trạng thái lạc quan. Liều cao Morphin làm hạ huyết áp , làm giảm dịch tiết , lại ra mồ hôi nhiều ,
Người sử dụng Morphin có mắt bị phù, móng tay và môi thâm tím, bị rối loạn tâm lý, noi không thật, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể, thường hay ngáp vặt, có đồng tử, thiếu máu, mất ngủ , già trước tuổi, nôn, trầm cảm , thần kinh bị kích thích.
Heroin:
Thường được chế biến thành 02 loại : Loại bột trắng hồng , Xốp như bông gọi là “Heroin 4 ” ( Còn gọi là bạch phiến dùng để chích vào tĩnh mạch). Loại bột màu nâu hồng gọi là ” Heroin 3 ” dùng để hút, hít.
Là loại ma túy độc hại phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Hêrôin là chế phẩm được bán tổng hợp từ morphine, cứ khoảng 1kg morphine thì điều chế được 800 đến 950g hêrôin. Hêrôin có khả năng gây nghiện rất nhanh, người nghiện bị suy sụp nhanh chóng cả về thể xác lẫn tinh thần. Một liều khoảng 0,06g có thể gây chết người ngay sau khi tiêm. .
Dùng Heroin lần đầu sẽ có cảm giác mơ màng, khoan khoái. Nhưng khi cơn nghiện đến mà không có Heroin người sẽ bị đau co thắt . Nếu dùng quá liều Heroin thì người sẽ bị tê liệt thần kinh , hôn mê và có thể chết sau vài phút . Nghiện Heroin làm cho con người thay đổi về tính cách, trở nên cô độc, thủ ghét đồng loại, mất khả năng sinh dục; dễ gây các thành vi vi phạm pháp luật ,
Ma túy tổng hợp:
Là chất ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học toàn phần từ các hóa chất (được gọi là tiền chất ). Có tên thường gọi là ma túy đá. Hình dạng bên ngoài trông giống đá- là tinh thể kết tinh thành những mảnh vụn li ti. Nhìn chung, các chất ma túy tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh và nhanh hơn các chất ma túy tự nhiên và bán tổng hợp.
Ma túy tổng hợp tạo ảo giác trong một thời gian, sự hưng phấn, sung mãn, tự tin của những người sử dụng loại ma túy này khiến họ có thể làm những điều họ không dám, trở nên hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi,…
Thuốc lắc
Thuốc lắc là tên gọi hay dùng cho Ecstasy, chất ma túy tổng hợp MDMA. Thường được nén thành viên có có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau. Gây ảo về thính giác và thị giác, gây loạn thần, kém ăn và trầm cảm, chức năng não bị phá hủy nặng nề và kéo dài.
Amphetamine:
Là chất ma túy gây kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương, làm tăng sự co bóp của tim, co mạch máu ngoại biên, tăng huyết áp. Với liều vừa phải, amphetamine có tác dụng làm tăng khả năng lao động trí óc, giảm buồn ngủ, tăng sức lực. Với liều cao, amphetamine gây nghiện nguy hiểm.
Methamphetamine:
Gây kích mạnh hệ thần kinh trung ương, là chất có độc tính và khả năng gây nghiện mạnh, gây chứng hoang tưởng.
Methadone:
Là chất ma túy giảm đau mạnh gấp năm lần morphine, thường thấy dạng viên con nhộng 5mg hoặc ống 5mg hoặc 10mg.
Methoqualone:
Là chất ma túy an thần gây ngủ, màu trắng dạng viên nén 200mg.
LSD:
Là chất gây nghiện tạo ảo giác mạnh, làm cho người dùng mất cảm giác sợ hãi, làm những việc mà lúc bình thường không dám làm (như nhảy từ trên cao xuống, chạy trên mặt tường cao...).
MDMA (estasy):
Là một dạng ma túy tổng hợp có tác dụng kích thích thần kinh. Estasy tăng hưng phấn của hoạt động thần kinh, vì vậy tăng cường độ vận động cơ thể. Người sử dụng estasy cảm thấy cơ thể sung mãn, sẵn sàng làm mọi việc nặng nhọc, nguy hiểm, vận động suốt đêm mà không mệt.
Tóm lại, để coi một chất nào đó là ma túy thì chất đó phải có các đặc điểm là: Được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp; là chất độc gây nghiện; khi thâm nhập vào cơ thể con người thì làm biến đổi một số chức năng thần kinh, làm cho người nghiện phụ thuộc cả về thể xác lẫn tinh thần. Nói một cách khác, có thể quan niệm ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
5. Những điều cần biết về ma túy:
Xử phạt hành chính về ma túy
Các tội phạm về ma túy
– Tội trồng cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.
– Tội sản xuất trái phép chất ma túy
– Tội tàng trữ chất ma túy
– Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
– Tội mua bán trái phép chất ma túy
– Tội chiếm đoạt chất ma túy
– Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
– Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
– Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
– Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
– Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy
– Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
– Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
Tác hại của ma túy
Tác hại của ma túy chính là làm mất nhân cách của người sử dụng, không thể khống chế, kiểm soát được hành vi của bản thân. Sử dụng ma túy là nguyên nhân hàng đầu lây nhiễm HIV/AIDS khi sử dung bơm, kim tiêm,… Đồng thời nghiện ma túy kéo theo những hệ lụy rất xấu trong xã hội khi nạn trộm cắp, cướp giật,… ngày một gia tăng khi điều kiện của người sử dụng ma túy không đáp ứng đủ nhu cầu nên trộm, cắp đề kiếm tiền;… Bên cạnh đó còn có những ảnh hưởng khác như kìm hãm sự phát triển của xã hội,…
Các dấu hiệu của việc nghiện ma túy
Người dùng ma túy có những dấu hiệu lo lắng, bất an, buồn bã, cáu gắt, giận dữ; đau nhức cơ; buồn nôn hoặc nôn; da nhăn và lở loét; sụt cân nhanh; hôi miệng; thường xuyên chảy máu mũi; quầng thâm mắt rõ rệt ; nổi da gà, giãn đồng tử; bị suy giảm trong mọi chức năng (trí nhớ, tư duy); mất phương hướng, làm những việc tiêu cực; ngủ nhiều vào ban ngày nhưng đêm lại thường ít ngủ, thức khuya, dậy muộn; thường ngáp vặt trong ngày, người thơ thẩn; mất hết niềm tin vào cuộc sống, thiếu ý chí quyết tâm, tỏ ra lập dị và khó hiểu.