Kinh doanh thương mại được hiểu là sự đầu tư nhân lực, tài chính nhằm tìm kiếm cơ hội thị trường, thực hiện các hoạt động mua và bán hàng hóa/dịch vụ để kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động này cần tuân thủ đăng ký kinh doanh và đặc biệt là lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh phù hợp. Vậy mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thương mại mới nhất hiện nay là gì?
Mục lục bài viết
1. Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thương mại mới nhất:
Đăng ký ngành nghề kinh doanh là một trong những hoạt động bắt buộc phải thực hiện, được biết đến là một phần trong nội dung đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Quy định về việc ghi ngành nghề kinh doanh hiện nay được ghi nhận tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Pháp luật quy định trách nhiệm của người thành lập hoặc doanh nghiệp đó là lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh, hoạt động này sẽ tiến hành khi có nhu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp, hoặc thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc ghi ngành nghề kinh doanh là cơ quan đăng ký kinh doanh, trách nhiệm chính là hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Hiện nay, bạn đọc có thể tìm hiểu mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng lí theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam đã được ghi nhận tại Phụ lục I Quyết định số 27/2018/QĐ- TTg. Việc tìm hiểu và nắm bắt rõ được ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước;
Theo dõi trong nội dung được ghi nhận tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTG về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì không có mã ngành nghề cụ thể nào quy định cho hoạt động kinh doanh thương mại. Mã ngành nghề đăng kí kinh doanh thương mại trong các trường hợp đăng kí kinh doanh chính là mã ngành nghề đăng kí kinh doanh của hoạt động mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Thông thường, mã ngành nghề kinh doanh thương mại tập trung ở các ngành nghề bán buôn, bán lẻ, dịch vụ. Có thể kể đến mã ngành nghề sau đây:
Tên ngành nghề kinh doanh thương mại | Mã ngành nghề |
Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh | 4722 |
Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh | 4723 |
Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh | 4751 |
Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh | 4759 |
Bán buôn thực phẩm Chi tiết: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt | 4632 |
Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác Chi tiết: Bán buôn ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống) | 4511 |
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác | 4659 |
Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hoá chất khác sử dụng trong nông nghiệp | 4669 |
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt | 4933 |
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày | 5510 |
Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng | 5621 |
Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm | 7810 |
Có thể thấy, đăng ký ngành nghề kinh doanh là một phần không thể thiếu khi đề nghị đăng ký doanh nghiệp, đồng thời trong hoạt động thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng phải tuân thủ những nội dung này và đưa ra được lựa chọn ngành kinh tế phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dự kiến thành lập. Đương nhiên cũng phải đảm bảo việc thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
2. Pháp luật quy định thế nào về quy trình đăng ký ngành nghề kinh doanh?
Để hoàn tất được thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại hồ sơ, tài liệu và chứa đựng các thông tin cần thiết như: tên công ty, địa chỉ đặt trụ sở, thông tin về ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, hình thức tổ chức, người đại diện theo pháp luật và một số các thông tin khác có liên quan;
Cũng cần lưu ý hồ sơ chuẩn bị để đăng ký doanh nghiệp cũng sẽ có sự khác nhau đối với từng loại hình doanh nghiệp. Để xác định được chính xác giấy tờ tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp lựa chọn đăng ký thì cần soi chiếu đến các quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Thủ tục thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh như sau:
– Đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần thì cần tuân thủ các bước:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Doanh nghiệp khi chuẩn bị giấy tờ tương ứn thì nộp hồ sơ qua mạng điện tử (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/) hoặc có thể lựa chọn hình thức nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính;
Đồng thời, cũng phải tuân thủ nghĩa vụ là nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Thời điểm thích hợp để nộp phí này là đồng thời tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì không phải nộp lệ phí.
Bước 2: Nhận kết quả
Doanh nghiệp sau khi nộp hồ sơ hợp lệ và thực hiện nghĩa vụ liên quan sẽ được cấp đăng ký doanh nghiệp thì công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Còn trong trường hợp không được cấp đăng ký doanh nghiệp thì nhận lại phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;
Lưu ý rằng: Lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ không được hoàn trả trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
– Đối với trường hợp Thành lập hộ kinh doanh:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo luật định và tiến hành nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Thời gian theo quy định để cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét và đưa Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ và trả kết quả là trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Bước 3: Nhận kết quả
Khi xem xét nhận thấy đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo đúng thời hạn đã định
Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
3. Muốn tra cứu nhanh mã ngành nghề kinh doanh thì có thể thực hiện theo cách nào?
Hiện nay người dân muốn tìm hiểu, tra cứu được mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thì có thể thực hiện theo 2 cách tra cứu chính xác như sau:
– Cách 1: Cá nhân tiến hành tra cứu thủ công thông qua tra cứu bằng văn bản trực tiếp tại Phụ lục I được quy định trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
– Cách 2: Có thể lựa chọn tra cứu tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để đảm bao được sự nhanh chóng và thuận tiện
Bước 1: Tiến hành truy cập vào website: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Bước 2: Nhập mã số thuế doanh nghiệp hoặc tên đầy đủ của công ty vào ô tra cứu để Website thực hiện yêu cầu
Sau khi nhập các thông tin và doanh nghiệp có tồn tại thì kết quả tìm kiếm hiện ra sẽ là một số thông tin cơ bản của doanh nghiệp như:
+ Nội dung về tên doanh nghiệp; Có thể thể hiện cả tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài;
+ Tên doanh nghiệp viết tắt;
+ Tình trạng hoạt động doanh nghiệp sẽ được cập nhật thời điểm mới nhất
+ Loại hình pháp lý (loại hình doanh nghiệp);
+ Thông tin họ và tên người đại diện theo pháp luật;
+ Ngày thành lập, địa chỉ trụ sở chính, mẫu dấu và ngành nghề kinh doanh.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Về đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
THAM KHẢO THÊM: