Lý lịch giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu hiện nay đang được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.
Mục lục bài viết
- 1 1. Lý lịch giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu:
- 2 2. Xuất khẩu sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học được thực hiện theo quy trình thế nào?
- 3 3. Thành phần hồ sơ xuất khẩu sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học sẽ gồm những gì?
1. Lý lịch giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Luật chăn nuôi năm 2018 có giải thích về sản phẩm giống vật nuôi, theo đó sản phẩm giống vật nuôi bao gồm: Con giống, phôi, tinh, trứng, ấu trùng … và các vật liệu di truyền khác được khai thác từ các loại vật nuôi. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi, và dưới đây là mẫu lý lịch giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu có thể tham khảo:
LÝ LỊCH GIỐNG VẬT NUÔI, SẢN PHẨM GIỐNG VẬT NUÔI XUẤT KHẨU
(Kèm theo Đơn đăng ký ngày … tháng … năm … về việc xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo)
STT | Tên giống | Nguồn gốc | Cơ sở đang lưu giữ | Loại hình giống vật nuôi/sản phẩm giống vật nuôi | Đơn vị tính | Số lượng |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
2. Xuất khẩu sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học được thực hiện theo quy trình thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật chăn nuôi năm 2018 có quy định về hoạt động xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi. Theo đó:
Thành phần hồ sơ, chất lượng giống vật nuôi, chất lượng sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu cần phải đáp ứng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, quốc gia nhập khẩu và cần phải phù hợp với quy định của pháp luật nước Việt Nam;
Xuất khẩu hoặc trao đổi quốc tế các loại giống vật nuôi, các loại sản phẩm vật nuôi được ghi nhận đầy đủ trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động triển lãm, quảng cáo phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn quyết định dựa trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ theo trình tự và thủ tục như sau:
+ Tổ chức, cá nhân xuất khẩu cần phải nộp 01 bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn, thành phần hồ sơ cần phải được thực hiện theo quy định của bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn;
+ Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn cần phải tiến hành thủ tục kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ thì cần phải có văn bản trả lời yêu cầu tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn cần phải đưa ra quyết định dựa trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ phải trong trường hợp từ chối thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Tóm lại, xuất khẩu sản phẩm giống vật nuôi được ghi nhận trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ cho hoạt động triển lãm, quảng cáo bắt buộc phải được bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn quyết định dựa trên cơ sở chấp nhận và đồng ý của thủ tướng Chính phủ theo quy trình như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân xuất khẩu cần phải nộp 01 bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn, thành phần hồ sơ cần phải được thực hiện theo quy định của bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn cần phải tiến hành thủ tục kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ thì cần phải có văn bản trả lời yêu cầu tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 3: Trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn cần phải đưa ra quyết định dựa trên cơ sở chấp thuận của thủ tướng Chính phủ phải trong trường hợp từ chối thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
3. Thành phần hồ sơ xuất khẩu sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học sẽ gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 6 của Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi, có quy định về thành phần hồ sơ xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo. Cụ thể như sau:
– Đơn đăng ký xuất khẩu giống vật nuôi phải sản phẩm vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ cho hoạt động triển lãm, quảng cáo theo mẫu quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi;
– Lý lịch giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu được ghi nhận trong danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ cho hoạt động triển lãm, quảng cáo theo mẫu quy định cụ thể tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi;
– Bản chính hoặc bản sao chứng thực thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học, phục vụ cho hoạt động triển lãm, quảng cáo về giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi được ghi nhận trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học/triển lãm/quảng cáo;
– Các văn bản khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi.
Theo đó thì có thể nói, thành phần hồ sơ xuất khẩu sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ bao gồm các giấy tờ cơ bản như sau: Đơn đăng ký xuất khẩu giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi trong danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học/triển lãm/quảng cáo theo mẫu quy định tại phụ lục IV, lý lịch giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu trong danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học/triển lãm/quảng cáo theo mẫu quy định tại phụ lục IV, bản chính hoặc bản sao chứng thực thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học/triển lãm/quảng cáo về giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi ghi nhận trong danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học/triển lãm hoặc quảng cáo, các loại giấy tờ tài liệu và văn bản khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi (nếu có).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Chăn nuôi 2018;
– Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.
THAM KHẢO THÊM: