Thế chấp là một trong những hình thức của giao dịch bảo đảm, thường tài sản dùng để thế chấp như xe ô tô, nhà,... Dưới đây là những lưu ý về vấn đề thế chấp phương tiện giao thông vận tải:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là thế chấp phương tiện giao thông vận tải?
Căn cứ Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thế chấp tài sản được hiểu là bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của chính mình nhằm mục đích để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Và khi thế chấp thì tài sản đó sẽ không được giao cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp đó vẫn do bên thế chấp giữ.
2. Những lưu ý khi thế chấp phương tiện giao thông vận tải:
Thứ nhất, khi thế chấp phương tiện giao thông vận tải thì chủ sở hữu không được phép bán phương tiện giao thông vận tải đó.
Căn cứ khoản 8 Điều 320 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp như sau: Bên thế chấp không được phép bán hay thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, ngoài trừ trường hợp:
– Tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
– Tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Do đó, theo căn cứ trên thì có thể thấy người thế chấp không thể được bán tài sản đang thế chấp cho người khác, và chỉ được phép bán nếu như thuộc hai trường hợp ngoại trừ ở trên. Để mua bán được ô tô đang thế chấp ở ngân hàng thì sẽ có 02 cách xử lý như sau:
Một là, ký thỏa thuận 03 bên, trong đó ngân hàng phải đồng ý thì mới tiến hành giao dịch mua bán xe được.
Hai là, bên bán đang thế chấp xe phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp tại ngân hàng, sau đó tiến hành giao dịch mua bán xe bình thường. Để thực hiện được thủ tục xóa thế chấp xe, người vay thực hiện thủ tục để tiến hành xóa thế chấp đăng ký xe như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ xóa đăng ký thế chấp xe gồm:
– 01 bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe.
– 01 bản chính Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp xe.
– Trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký thế chấp là bên thế chấp thì cần phải có văn bản đồng ý xóa thế chấp của bên nhận thế chấp.
– Giấy tờ tùy thân của bên thế chấp.
– Trường hợp có ủy quyền thì cần có văn bản ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Người có nhu cầu xóa thế chấp sẽ nộp hồ sơ đến Trung tâm giao dịch đảm bảo quốc gia.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra.
– Trường hợp hồ sơ có sai sót hoặc thiếu thì cơ quan sẽ thông báo để bạn bổ sung và đặt lịch hẹn để bạn đến nộp lại hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ hướng dẫn bạn mang hồ sơ tới văn phòng công chứng để thực hiện xóa công chứng thế chấp.
Sau đó, hợp đồng ô tô thế chấp trước đây đã được công chứng, chứng thực thì các bên cũng phải gửi tới văn phòng công chứng nơi các bên đăng ký thế chấp. Cơ quan thực hiện công chứng sẽ thực hiện thủ tục xóa đăng ký giao dịch đảm bảo.
Cuối cùng, người vay cần mang bản xóa công chứng thế chấp đến tại phòng cảnh sát giao thông nơi đã đăng ký xe và cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục xóa thế chấp.
Thứ hai, thế chấp xe chủ phương tiện có được lưu thông hay không?
Căn cứ Công văn số 8601/VPCP-CN quy định trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm để đảm bảo nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được phép sử dụng bản sao Giấy đăng ký phương tiện giao thông kèm theo Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (bản gốc) để xuất trình khi Cảnh sát giao thông kiểm tra.
Do đó, khi chủ phương tiện thế chấp xe thì lúc tham gia giao thông phải mang Giấy đăng ký phương tiện giao thông (bản sao) kèm theo Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (bản gốc) để đảm bảo nghĩa vụ khi tham gia giao thông.
Trường hợp khi cảnh sát giao thông yêu cầu xuất trình giấy tờ mà người điều khiển phương tiện không xuất trình được thì vẫn sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, hợp đồng thế chấp phương tiện xe có phải công chứng không?
Về bản chất, hợp đồng thế chấp tài sản là một trong những dạng hợp đồng đảm bảo nghĩa vụ tài sản. Để đảm bảo nghĩa vụ vay của bên thế chấp, bên nhận thế chấp và người vay thường sẽ ký hợp đồng thế chấp để ghi nhận đầy đủ thông tin của đối tượng thế chấp và quyền, nghĩa vụ của các bên.
Theo quy định hiện nay, không bắt buộc phải công chứng hợp đồng thế chấp. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn hơn quyền lợi của các bên thì bên cho vay thường sẽ yêu cầu công chứng hợp đồng thế tài sản là phương tiện giao thông vận tải đó. Do vậy, nếu như bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận sẽ công chứng hợp đồng thế chấp thì hoàn toàn có quyền thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp phương tiện xe đó.
Thứ tư, thế chấp tài sản là phương tiện phải thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm:
Căn cứ Điều 4 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP quy định các trường hợp phải đăng ký thực hiện biện pháp bảo đảm bao gồm:
– Trường hợp đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
– Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm (ngoại trừ cầm giữ tài sản).
– Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận.
– Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký,…
Theo đó, phải thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm khi đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
3. Nghĩa vụ của bên thế chấp phương tiện vận tải đường bộ:
Căn cứ khoản 8 Điều 320 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp như sau: Bên thế chấp không được phép bán hay thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, ngoài trừ trường hợp:
– Tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
– Tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Do đó, theo căn cứ trên thì có thể thấy người thế chấp không thể được bán tài sản đang thế chấp cho người khác, và chỉ được phép bán nếu như thuộc hai trường hợp ngoại trừ ở trên. Để mua bán được ô tô đang thế chấp ở ngân hàng thì sẽ có 02 cách xử lý như sau:
Một là, ký thỏa thuận 03 bên, trong đó ngân hàng phải đồng ý thì mới tiến hành giao dịch mua bán ô tô được.
Hai là, bên bán đang thế chấp xe phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp tại ngân hàng, sau đó tiến hành giao dịch mua bán xe bình thường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015.
Nghị định số 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Công văn số 8601/VPCP-CN về việc sử dụng Giấy đăng ký phương tiện tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng.