Biểu diễn nghệ thuật có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình truyền đạt ý tưởng, thể hiện tình cảm và trải nghiệm của những người nghệ sĩ đến với công chúng. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề lưu hành các bản ghi âm và ghi hình nội dung biểu diễn nghệ thuật.
Mục lục bài viết
1. Lưu hành ghi âm, ghi hình nội dung biểu diễn nghệ thuật:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, có đưa ra khái niệm về hoạt động nghệ thuật biểu diễn và lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật. Theo đó, hoạt động nghệ thuật biểu diễn là khái niệm để chỉ các loại hình hoạt động tạo ra những sản phẩm nghệ thuật trên thực tế, các sản phẩm nghệ thuật đó được định hình dưới dạng: văn bản, âm thanh, hình ảnh … để từ đó truyền đạt trực tiếp tới công chúng, hoặc truyền đạt gián tiếp thông qua các phương tiện kĩ thuật dưới các hình thức biểu diễn nghệ thuật, lưu hành bản ghi âm và ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong đó, lưu hành bản ghi âm và ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật là khái niệm để chỉ hoạt động đưa các sản phẩm âm thanh, đưa các sản phẩm hình ảnh có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật được định dạng trên băng đĩa, định dạng trên phần mềm và định dạng trên các loại vật liệu khác vào kinh doanh, khai thác và sử dụng trong đời sống xã hội, phục vụ cho đời sống người tiêu dùng.
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về hình thức lưu hành bản ghi âm và ghi hình có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật. Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, có quy định về các hình thức lưu hành bản ghi âm và ghi hình có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật. Cụ thể như sau:
– Lưu hành bản ghi âm và ghi hình có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật không nhằm mục đích thương mại do các tổ chức, cá nhân sản xuất và nhập khẩu chịu trách nhiệm;
– Lưu hành các bản ghi âm và ghi hình có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại, tìm kiếm lợi nhuận, thực hiện hoạt động lưuđộng lưu chiểu theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn;
– Lưu hành bản ghi âm và ghi hình có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật trên hệ thống phát thanh truyền hình và trên môi trường mạng sẽ do người đăng, hoặc người phát chịu trách nhiệm.
2. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân lưu hành bản ghi âm và ghi hình có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, có quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân lưu hành bản ghi âm, ghi hình có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật. Cụ thể như sau:
– Tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động điều hành bản ghi âm, ghi hình có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật sẽ có những quyền cơ bản sau đây:
+ Lưu hành bản ghi âm, ghi hình có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
+ Thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi hợp pháp, lợi ích hợp pháp từ việc lưu hành bản ghi âm và ghi hình có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật đó.
– Các tổ chức và cá nhân lưu hành bản ghi âm, ghi hình có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản như sau:
+ Không lưu hành bản ghi âm, không lưu hành các bạn ghi hình có chứa nội dung vi phạm quy định tại Điều 3 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của luật sở hữu trí tuệ;
+ Thực hiện đầy đủ quy định về lưu chiểu, phù hợp với quy định tại Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
Như vậy có thể nói, trong quá trình lưu hành các bản ghi âm và ghi hình có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật, các tổ chức và cá nhân sẽ có một số quyền lợi và trách nhiệm theo như phân tích nêu trên.
3. Quy định về điều kiện lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về điều kiện lưu hành bản ghi âm và ghi hình có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận, mục đích thương mại. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, có quy định về điều kiện lưu hành bản ghi âm và ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại. Cụ thể như sau:
– Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật, các tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các bản ghi âm và ghi hình theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện hoạt động lưu chiểu theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
Theo đó, các tổ chức sẽ được phép lưu hành bản ghi âm và ghi hình có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
– Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật, thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, hoặc các tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh các bản ghi âm và ghi hình theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện hoạt động lưu chiểu căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Cụ thể như sau:
+ Các tổ chức và cá nhân sẽ nộp lưu chiểu ít nhất trong khoảng thời gian 10 ngày khi tiến hành hoạt động điều hành bản ghi âm và ghi hình có chứa nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại, tìm kiếm lợi nhuận cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể như sau: Bản ghi âm và ghi hình của các tổ chức thuộc cơ quan trung ương căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, sẽ được nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ văn hóa thể thao và du lịch. Bên cạnh đó, đối với các bản ghi âm và ghi hình của các tổ chức và cá nhân thuộc địa phương căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, sẽ được nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Tiếp nhận lưu chiều bạn ghi âm và ghi hình theo quy định của pháp luật. Các tổ chức và cá nhân sẽ gửi tờ khai nộp lưu chiểu kèm theo 02 bản ghi âm và ghi hình bằng hình thức trực tuyến / hoặc thông qua dịch vụ bưu chính / hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật hiện nay, thời gian nộp lưu chiểu đối với các bản ghi âm và ghi hình sẽ được xác định là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận lưu chiểu đối với bản ghi âm và ghi hình đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.