Pháp luật đã quy định thế nào về mức lương giáo viên được hưởng nói chung và mức lương giáo viên THCS (cấp 2) là bao nhiêu? Cách tính chuẩn về mức lương giáo viên THCS (cấp 2) theo đúng như quy định của pháp luật hiện hành.
Mục lục bài viết
1. Lương giáo viên THCS (cấp 2) là bao nhiêu?
Trên cơ sở quy định tại
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục THCS công lập. Vậy Lương giáo viên THCS theo quy định mới là bao nhiêu? thì lương của giáo viên sẽ được biết đến là mức lương cơ bản mà pháp luật quy định qua từng năm nhân với hệ số lương và phụ cấp sẽ ra được số lương chính xác của một giáo viên làm việc tại cơ sở giáo dục THCS.
Trên thực tế, theo như quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT khi được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS thì việc chức sẽ được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo
“+ Giáo viên THCS hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
+ Giáo viên THCS hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
+ Giáo viên THCS hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78″.
Trên cơ sở quy định của pháp luật thì nguyên tắc đối với việc các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THCS phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận, đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. theo như pháp luật quy định thì không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp và nâng bậc lương khi bổ nhiệm viên chức chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THCS đối với viên chức. Không căn cứ vào trình độ đào tạo để bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp trúng tuyển đối với giáo viên mới được tuyển dụng.
2. Thang bậc lương giáo viên trung học cơ sở:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì thang bậc lương giáo viên trung học cơ sở được chia thành 3 bậc tương ứng với việc xếp hàng 3 bậc lương như sau:
Thứ nhất, bậc lương giáo viên THCS hạng 1 theo như quy định thì cá nhân phải đáp ứng được các yêu cầu về bằng tốt nghiệp cử nhân trở lên chuyên ngành sư phạm hoặc chuyên ngành phù hợp giảng dạy, trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo năng lực ngoại ngữ bậc 6 dùng cho Việt Nam. Có trình độ tin học, sử dụng công nghệ thông tin theo quy định Bộ Thông tin và truyền thông. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS. Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THCS hạng I.
– Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 thuộc nhóm A2.2. ( Từ hệ số lương 4.00 đến hệ số lương 6.38).
Thứ hai, bậc lương giáo viên THCS hạng 2 theo như quy định thì cá nhân phải đáp ứng được các yêu cầu về bằng tốt nghiệp cử nhân trở lên chuyên ngành sư phạm hoặc chuyên ngành tương đương có thể giảng dạy. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS. Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Có trình độ tin học đạt chuẩn. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THCS hạng II.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (Từ hệ số lương 2.34 đến 4.98)
Thứ ba, bậc lương giáo viên THCS hạng 3 theo như quy định thì cá nhân phải đáp ứng được các yêu cầu về bằng tốt nghiệp cử nhân trở lên chuyên ngành sư phạm hoặc tương đương có thể giảng dạy. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS. Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo khung năng lực bậc 6 dùng cho Việt Nam. Có trình độ tin học đạt chuẩn, sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định Bộ Thông tin và Truyền thông.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III được áp dụng theo hệ số lương viên chức loại A0 ( Từ hệ số 2.10 đến 4.89).
3. Cách tính chuẩn lương giáo viên THCS:
Công thức tính lương giáo viên năm 2021:
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng – Mức đóng Bảo hiểm xã hội
Viên chức khi được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT sẽ được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo
Bên cạnh những nội dung về mức lương, hệ số lương thì pháp luật còn có quy định về mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên và mức phụ cấp thâm niên được hưởng. Đối với hai mức phụ cấp này được quy định với nội dung như sau:
– Thứ nhất, theo như định tại điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề là nhà giáo kể cả đang thử việc, hợp đồng, thì mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên được biết đến như sau:
“Thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động.
Thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm.
Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền”.
Đồng thời, cách tính mức phụ cấp ưu đãi được hưởng của các nhà giáo nêu trên là:
Mức lương phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x (hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Trong đó, tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi gồm các mức: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%.
– Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân.
– Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, trên cơ sở quy định tại
– Phụ cấp lưu động: Hiện nay, đối với các giáo viên được biết đến là đang làm công việc chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục buộc phải đi lại thường xuyên giữa các thôn sẽ được hưởng phụ cấp lưu động là 0,2 so với mức lương cơ sở tương đương 298.000 đồng.
– Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số: Hiện nay, đối với các giáo viên được biết đến là đang làm công việc quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số sẽ được hưởng phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số là 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung theo như quy định pháp luật hiện hành.
– Thứ hai, quy định về phụ cấp thâm niên.
Mức tiền phụ cấp thâm niên được tính theo quy định trong Nghị định 77/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 1.8.2021.
Theo đó:
– Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:
Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.
Trong đó, mức phần trăm phụ cấp thâm niên của nhà giáo được tính như sau:
Nhà giáo đủ 05 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
– Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
– Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thực hiện
– Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.