Lưới địa chính được xây dựng trên cơ sở lưới tọa độ và độ cao Quốc gia để tăng dày mật độ điểm khống chế, làm cơ sở phát triển lưới khống chế đo vẽ và đo vẽ chi tiết. Cùng bài viết dưới tìm hiểu lưới địa chính là gì? Đánh giá chất lượng lưới địa chính?
Mục lục bài viết
1. Lưới địa chính là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 9
Lưới địa chính được thiết kế trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hoặc bản đồ địa chính. Khi thiết kế lưới phải đảm bảo các điểm được phân bố đều trên khu đo, trong đó ưu tiên tăng dày cho khu vực bị che khuất nhiều, địa hình phức tạp; các điểm khống chế tọa độ từ địa chính cấp II (trước đây) trở lên, điểm độ cao Quốc gia từ hạng IV trở lên đã có trong khu đo phải được đưa vào lưới mới thiết kế.
2. Đặc điểm của lưới địa chính:
– Lưới địa chính phải được đo nối tọa độ với ít nhất 03 điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm tọa độ Quốc gia hạng III trở lên, trường hợp đặc biệt được phép đo nối với 02 điểm nhưng phải quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình
– Trường hợp lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải đo nối độ cao với ít nhất 02 điểm khống chế độ cao có độ chính xác tương đương điểm độ cao Quốc gia hạng IV trở lên.
– Khi lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải xác định đồng thời tọa độ và độ cao. Trường hợp lập lưới địa chính bằng phương pháp khác thì không xác định độ cao điểm địa chính
– Điểm tọa độ địa chính phải được chọn ở các vị trí có nền đất vững chắc, ổn định, quang đãng, nằm ngoài chỉ giới quy hoạch công trình; đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài trên thực địa; thuận lợi cho việc đo ngắm và phát triển lưới cấp thấp.
– Khi lập lưới bằng công nghệ GNSS thì các điểm phải đảm bảo có góc mở lên bầu trời lớn hơn 120 độ; ở xa các trạm thu phát
– Dấu mốc được làm bằng sứ hoặc kim loại không gỉ, có vạch khắc chữ thập ở tâm mốc. Trên mặt mốc ghi số hiệu điểm (số hiệu điểm được ghi chìm so với mặt mốc, chữ viết và số quay về hướng Bắc).
– Mốc phải được xây tường vây để bảo vệ; trên mặt tường vây ghi các thông tin về cơ quan quản lý mốc, số hiệu điểm, thời gian (tháng, năm) chôn mốc ở 2 cạnh Bắc, Nam. Thông tin về cơ quan quản lý mốc và số hiệu điểm địa chính ghi ở cạnh phía Bắc của tường vây, thông tin về thời gian chôn mốc ghi ở cạnh phía Đông của tường vây. Chữ viết và số ghi trên mặt mốc và tường vây quay về hướng Bắc.
– Mốc và tường vây phải được làm bằng bê tông đạt mác 200 (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995) trở lên. Quy cách mốc, tường vây điểm địa chính quy định tại Phụ lục số 06 kèm theo
– Trường hợp sử dụng lại các mốc địa chính cấp I, II phải ghi số hiệu của điểm cũ trên mặt tường vây, số hiệu mới của điểm đó trong lưới mới được ghi trong hồ sơ kỹ thuật của lưới mới kèm với ghi chú về số hiệu cũ.
– Ở những khu vực không ổn định, khu vực có nền đất yếu không thể chôn mốc bê tông thì được phép cắm mốc địa chính bằng cọc gỗ nhưng phải quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình.
– Số hiệu mốc được đánh liên tục theo tên khu đo từ 01 đến hết theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới theo đường lưới tọa độ ô vuông trên bản đồ thiết kế lưới khu đo. Số hiệu điểm địa chính không được trùng tên nhau trong phạm vi một khu đo, các khu đo không được trùng tên nhau trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Trước khi chôn, gắn mốc, đơn vị thi công phải lập
– Tất cả các thiết bị trước khi sử dụng để đo đạc lưới địa chính phải được kiểm tra theo quy định cho từng loại thiết bị. Tài liệu kiểm tra phải lưu kèm theo kết quả đo đạc lưới địa chính.
– Khi tính toán và trong kết quả cuối cùng giá trị góc lấy chẵn đến giây, giá trị tọa độ và độ cao lấy chẵn đến mm.
– Lưới địa chính được xây dựng chủ yếu bằng công nghệ GNSS hoặc phương pháp đường chuyền, phương pháp lưới đa giác.
– Khi lập lưới khống chế đo vẽ hoặc đo vẽ chi tiết bằng công nghệ GNSS thì không lập lưới địa chính. Trường hợp khu đo không đủ mật độ điểm tọa độ Quốc gia, điểm địa chính cơ sở làm điểm gốc để phát triển lưới khống chế đo vẽ hoặc đo vẽ chi tiết thì được bổ sung điểm địa chính nhưng phải trình bày rõ trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình.
3. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới địa chính:
3.1. Chi tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới địa chính:
Yêu cầu này được quy định như sau: Bảng 01
STT | Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính | Chỉ tiêu kỹ thuật |
1 | Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai | £ 5 cm |
2 | Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai | £ 1:50000 |
3 | Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400 m sau bình sai | £ 1,2 cm |
4 | Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai: – Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m – Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m | £ 5 giây £ 10 giây |
5 | Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai: – Vùng đồng bằng – Vùng núi | £ 10 cm £ 12 cm |
3.2. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS:
a) Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới địa chính khi lập bằng công nghệ GNSS quy định như sau: Bảng 02
STT | Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính đo bằng công nghệ GNSS | Chỉ tiêu kỹ thuật |
1 | Phương pháp đo | Đo tĩnh |
2 | Sử dụng máy thu có trị tuyệt đối của sai số đo cạnh | £ 10 mm + 2.D mm (D: tính bằng km) |
3 | Số vệ tinh khỏe liên tục | ³ 4 |
4 | PDOP lớn nhất | £ 4 |
5 | Góc ngưỡng cao (elevation mask) cài đặt trong máy thu | ³ 15° (15 độ) |
6 | Thời gian đo ngắm đồng thời | ³ 60 phút |
7 | – Trị tuyệt đối sai số khép hình giới hạn tương đối khi xử lý sơ bộ cạnh (fs/[S]): Khi [S] < 5=””> – Trị tuyệt đối sai số khép độ cao dH | £ 1:100000 £ 5 cm £ 30 mm ([S]: tính bằng km) |
8 | Khoảng cách tối đa từ một điểm bất kỳ trong lưới đến điểm cấp cao gần nhất | £ 10 km |
9 | Số hướng đo nối tại 1 điểm | ³ 3 |
10 | Số cạnh độc lập tại 1 điểm | ³ 2 |
Trong đó:
a) Các giá trị dX, dY, dZ là các giá trị nhận được từ việc giải các cạnh (baselines) tham gia vào vòng khép, n là số cạnh khép hình
b) Phải sử dụng ăng ten, máy thu tín hiệu vệ tinh và phần mềm đi kèm theo máy thu, do nhà sản xuất cung cấp và tuân thủ các yêu cầu quy định tại Thông tư này để thu tín hiệu, tính toán xác định tọa độ và độ cao
Trước khi sử dụng phải kiểm tra hoạt động của máy thu và các thiết bị kèm theo, khi hoạt động bình thường mới được đưa vào sử dụng. Đối với máy thu đang sử dụng cần kiểm tra sự hoạt động của các phím chức năng, kiểm tra sự ổn định của quá trình thu tín hiệu thông qua việc đo thử, kiểm tra việc truyền dữ liệu từ máy thu sang máy tính. Đối với các máy mới, trước khi sử dụng phải tiến hành đo thử nghiệm trên bãi chuẩn (đối với loại máy thu 1 tần số) hoặc trên các điểm cấp 0 (đối với loại máy thu 2 tần số) và so sánh kết quả đo với số liệu đã có.
c) Trước khi đo phải lập lịch đo. Khi lập lịch đo được phép sử dụng lịch vệ tinh quảng bá không có nhiễu cố ý SA (Selective Availabitily) để lập nhưng lịch đó không được cũ quá 01 tháng tính đến thời điểm lập lịch đo. Các tham số cần khai báo vào phần mềm lập lịch đo gồm ngày lập lịch đo; vị trí địa lý khu đo (tọa độ địa lý xác định trên bản đồ, lấy theo trung tâm khu đo, giá trị B, L xác định đến phút); số vệ tinh tối thiểu cần quan sát là 4; PDOP lớn nhất cho phép quan sát là 4; khoảng thời gian tối thiểu của ca đo là 60 phút; góc ngưỡng 15 độ.
d) Trong quá trình đo lưới tọa độ ở thực địa điểm đánh dấu trên ăng ten phải được đặt quay về hướng Bắc với sai lệch không quá 10 độ; chiều cao ăng ten được tính trung bình từ 03 lần đo độc lập vào các thời điểm bắt đầu đo, giữa khi đo và trước khi tắt máy thu, đọc số đến mm, giữa các lần đo không lệch quá 2 mm.
đ) Khi sử dụng các máy thu tín hiệu vệ tinh nhiều chủng loại, nhiều hãng sản xuất khác nhau để lập cùng một lưới phải chuyển file dữ liệu đo ở từng máy sang dạng RINEX.
e) Sử dụng các phần mềm (modul) phù hợp với loại máy thu tín hiệu vệ tinh để giải tự động véc tơ cạnh, khi tính khái lược véc tơ cạnh phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:
– Lời giải được chấp nhận: Fixed;
– Chỉ số Ratio: > 1,5 (chỉ xem xét đến khi lời giải là Fixed);
– Sai số trung phương khoảng cách: (RMS)
Việc bình sai lưới chỉ được thực hiện sau khi tính khái lược cạnh và sai số khép cho toàn bộ mạng lưới đạt chỉ tiêu kỹ thuật.
g) Khi tính khái lược cạnh nếu có chỉ tiêu kỹ thuật không đạt yêu cầu thì được phép tính lại bằng cách thay thế điểm gốc xuất phát, lập các vòng khép khác hoặc không sử dụng điểm khống chế cấp cao để phát triển lưới địa chính nếu số điểm khống chế cấp cao còn lại trong lưới vẫn đảm bảo theo quy định. Trong trường hợp không sử dụng điểm khống chế cấp cao đó làm điểm gốc phát triển lưới thì vẫn đưa vào bình sai như một điểm trong lưới và phải nêu rõ trong Báo cáo Tổng kết kỹ thuật, số liệu chỉ được đưa vào bình sai chính thức bằng phương pháp bình sai chặt chẽ khi đã giải quyết các tồn tại phát hiện trong quá trình tính khái lược.
h) Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS gồm:
– Bảng trị đo và số cải chính sau bình sai;
– Bảng sai số khép hình;
– Bảng chiều dài cạnh, phương vị, chênh cao và các sai số sau bình sai (sai số trung phương vị trí điểm tọa độ, sai số trung phương tương đối cạnh, sai số trung phương phương vị cạnh và sai số trung phương độ cao);
– Bảng tọa độ vuông góc không gian X, Y, Z;
– Bảng tọa độ và độ cao trắc địa B, L, H;
– Bảng tọa độ vuông góc phẳng và độ cao thủy chuẩn sau bình sai;
– Sơ đồ lưới địa chính sau thi công.
3.3. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi lập lưới địa chính bằng phương pháp đường chuyền:
a) Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới địa chính khi lập bằng phương pháp đường chuyền được quy định như sau: Bảng 03
STT | Các yếu tố của lưới đường chuyền | Chỉ tiêu kỹ thuật |
1 | Góc ngoặt của đường chuyền | ³ 30° (30 độ) |
2 | Số cạnh trong đường chuyền | £ 15 |
3 | Chiều dài đường chuyền: – Nối 2 điểm cấp cao – Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút – Chu vi vòng khép | £ 8 km £ 5 km £ 20 km |
4 | Chiều dài cạnh đường chuyền – Cạnh dài nhất – Cạnh ngắn nhất – Chiều dài trung bình một cạnh | £ 1.400 m ³ 200 m 500 – 700 m |
5 | Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc | £ 5 giây |
6 | Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép) | £ 5 giây |
7 | Sai số khép giới hạn tương đối fs/[s] | £ 1:25000 |
b) Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo (ms) không vượt quá 10 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km), được đo 3 lần riêng biệt, mỗi lần đo phải ngắm chuẩn lại mục tiêu, số chênh giữa các lần đo không vượt quá 10mm.
c) Góc ngang trong đường chuyền được đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá 5 giây, đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm đo có 3 hướng trở lên hoặc theo hướng đơn (không khép về hướng mở đầu). Số lần đo quy định như sau: Bảng 04
STT | Loại máy | Số lần đo |
1 | Máy có độ chính xác đo góc 1-2 giây | ³ 4 |
2 | Máy có độ chính xác đo góc 3-5 giây | ³ 6 |
Khi đo góc, vị trí bàn độ ngang trong các lần đo phải thay đổi một góc tính theo công thức: Trong đó: n là số lần đo. Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ chính xác đo góc từ 1 – 5 giây) không lớn hơn giá trị quy định ở bảng sau: Bảng 05
TT | Các yếu tố trong đo góc | Hạn sai (giây) |
1 | Số chênh trị giá góc giữa các lần đo | 8 |
2 | Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo | 8 |
3 | Dao động 2C trong 1 lần đo (đối với máy không có bộ phận tự cân bằng) | 12 |
4 | Sai số khép về hướng mở đầu | 8 |
5 | Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “0” (quy không) | 8 |
d) Kết quả đo đường chuyền được tính chuyển lên mặt Ellipsoid, được tính toán khái lược bằng phương pháp bình sai gần đúng, khi các sai số khép góc hoặc sai số khép vòng, sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền nằm trong giới hạn cho phép thì kết quả đo mới được sử dụng để bình sai bằng phương pháp bình sai chặt chẽ; kết quả cuối cùng góc lấy chẵn đến giây, tọa độ và độ cao lấy chẵn đến mm.
đ) Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi lập lưới địa chính bằng phương pháp đường chuyền gồm:
– Sổ đo góc bằng, đo cạnh đường chuyền;
– Bảng chiều dài cạnh, phương vị cạnh và các sai số sau bình sai;
– Bảng tọa độ vuông góc phẳng sau bình sai;
– Sơ đồ lưới địa chính sau thi công.