LUC, LUK, LUN là đất gì? Đối tượng được mua/ nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Quy định về sử dụng đất trồng lúa. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất trồng lúa.
Hiện nay, Nhà nước đã và đang thực hiện mã hoá, ký hiệu hoá các loại đất để thuận tiện cho việc ghi chép vào bản đồ địa chính, trích đo trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, với những ký hiệu đất ngắn gọn mà Nhà nước quy định như LUC, LUK, LUN vẫn khiến người dân chưa hiểu rõ ý nghĩa của những ký hiệu này. LUC, LUK, LUN có ý nghĩa gì, là ký hiệu của loại đất nào? LUC, LUK, LUN có phải là đất trồng lúa hay không? Quy định của pháp luật hiện hành về sử dụng đất trồng lúa như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
–
–
– Thông tư số 25/2014/TT- BTNMT quy định về bản đồ địa chính.
Mục lục bài viết
1. LUC, LUK, LUN là đất gì?
1.1. LUC là đất gì?
Căn cứ theo phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về ký hiệu các loại đất theo phân loại nhóm đất của Luật Đất đai 2013 tại bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính thì LUC là ký hiệu của đất chuyên trồng lúa nước, là loại đất chỉ sử dụng vào mục đích trồng lúa nước và có thể trồng 02 vụ lúa nước trở lên trong một năm.
Lúa nước là loại cây trồng phổ biến và là nền văn minh của Việt Nam được thu hoạch theo mùa vụ và là nguồn lương thực củ yếu cho người dân Việt Nam. Theo đó, LUC là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.
1.2. LUK là đất gì?
Theo quy định tại phụ lục được ban hành kèm theo
Như vậy đất trồng lúa nước còn lại- LUK khác với đất chuyên trồng lúa nước- LUC về số vụ lúa nước trong năm. Vì là đất trồng lúa nước nên LUK cũng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
1.3. LUN là đất gì?
Căn cứ theo bảng ký hiệu đất được quy định tại Phụ lục được ban hành kèm
Để hiểu được đất lúa nương là gì thì cần phải tìm hiểu về lúa nương. Theo đó, lúa nương hay còn gọi lá lúa rẫy, được hiểu là loại lúa sống trên cạn, được trồng tại các vùng không có điều kiện làm ruộng trồng lúa nước. Như vậy, từ cách hiểu về lúa nương thì có thể khái quát được đất lúa nương- LUN là gì? Đất LUN được hiểu là đất trồng lúa trên cạn, thuộc vùng sườn đồi, núi dốc và đất được sử dụng để trồng một vụ lúa nương trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và có cả trường hợp xen canh, luân canh với cây trồng hàng năm khác.
Vì LUN là đất trồng lúa và có thể trồng xen canh, luân canh với cây trồng hàng năm khác nên được xếp vào nhóm đất nông nghiệp.
2. Đối tượng được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa:
Đất LUC, LUK, LUN là đất nông nghiệp nên đối tượng được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa phải đảm bảo các điều kiện được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp nói chung theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, đối tượng nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, sở hữu đất trồng lúa không thuộc các trường hợp dưới đây:
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp ( đất trồng lúa) tại Việt Nam theo quy định tại Điều 168 Luật Đất đai năm 2013;
– Nếu không phải là cá nhân hay hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa theo quy định tại khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013.
3. Quy định về sử dụng đất trồng lúa:
Khi được Nhà nước giao quyền sử dụng đất trồng lúa, cá nhân hay hộ gia đình phải có trách nhiệm sử dụng đất đó trên các nguyên tắc sau:
– Đảm bảo sử dụng đất được giao đúng mục đích, theo kế hoạch, theo quy hoạch đất trồng lúa (chuyên trồng lúa nước, trồng lúa nước còn lại, trồng lúa nương) đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
– Sử dụng đất trồng lúa một cách hiệu quả, không bỏ hoang, không làm ô nhiễm hoặc thoái hóa đất trồng lúa. Nếu phát hiện vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định luật pháp hiện hành về hành vi làm ô nhiễm đất;
– Đảm bảo thực hiện hoạt động canh tác theo đúng kỹ thuật, tăng vụ và luân canh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất;
– Thường xuyên thực hiện biện pháp cải tạo, bồi dưỡng làm tăng độ màu mỡ cho đất trồng lúa;
– Cá nhân hay hộ gia đình trực tiếp sử dụng đất trồng lúa cần thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền của mình trong suốt thời hạn sử dụng đất;
– Khi chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc cơ cấu cây trồng, phải tiến hành lập hồ sơ đăng ký tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được xét duyệt.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất trồng lúa:
Để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất trồng lúa nói riêng, đất nông nghiệp nói chung thì người đăng ký cấp Giấy chứng nhận phải chứng minh được việc sử dụng ổn định đất vào mục đích trồng lúa. Về vấn đề sử dụng đất ổn định thì tại Điều 21
– Đất phải được sử dụng liên tục vào một mục đích nhận định (mục đích trồng lúa) kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất để trồng lúa đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đó;
– Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định để trồng lúa thì được xác định dựa trên căn cứ là thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất là để trồng lúa được ghi trên một trong các giấy tờ được quy định theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khi chứng minh được việc đất sử dụng vào mục đích trồng lúa nhất định thì cá nhân, hộ gia đình trực tiếp quản lý đất cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất trồng lúa:
4.1. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất trồng lúa thì chủ sở hữu đó cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ được quy định tại Điều 8
– Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu quy định;
– Đối với trường hợp chỉ đăng ký về quyền sử dụng đất thì cá nhân, hộ gia đình cần chuẩn bị một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
– Đối với trường hợp đăng ký cả về quyền sở hữu tài sản khác gắn liền trên đất thì cá nhân, hộ gia đình cần chuẩn bị một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính ( chứng từ, hoá đơn đã thực hiện đóng thuế, lệ phí theo quy định);
– Giấy tờ liên quan đến việc chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
4.2. Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ giấy tờ được nêu tại Bước 1 thì nộp hồ sơ như trên tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ của công dân có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp và hoàn thiện của hồ sơ. Trường hợp xét thấy hồ sơ của người nộp hồ sơ còn thiếu một số giấy tờ hay một số giấy tờ chưa đảm bảo thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn công dân sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ. Đối với trường hợp khi kiểm tra và thấy hồ sơ đã hợp lệ thì cán bộ nhận hồ sơ ghi vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và gửi giấy hẹn cho người nộp hồ sơ.
4.3. Cơ quan có thẩm quyền làm việc và trả kết quả cho người nộp hồ sơ:
Uỷ ban nhân dân cấp huyện làm việc và trả kết quả cho người dân trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Kết quả trả về cho cá nhân, hộ gia đình là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.