Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vì vậy, việc ban hành một văn bản pháp luật để quy định về nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Chính phủ cũng như các cơ quan thuộc chính phủ là hoàn toàn cần thiết. Luật tổ chức chính phủ là gì?
Mục lục bài viết
1. Luật tổ chức Chính phủ là gì?
Luật Tổ chức Chính phủ là văn bản pháp luật bao gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành nhằm quy định vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ, làm cơ sở cho việc tổ chức và xây dựng cho các cơ quan này.
Luật Tổ chức Chính phủ trong Tiếng Anh là “Law on Government Organization“
2. Cơ cấu tổ chức Chính phủ theo Luật Tổ chức Chính phủ:
Điều 2,
“1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.”
Cụ thể như sau:
2.1. Cơ cấu về thành viên của Chính phủ:
Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tưởng Chính Phủ, các Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ :
– Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước, do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo Đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Chính phủ ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
– Các Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Hiện nay, nước ta đang có 04 Phó Thủ tướng Chính phủ : Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng.
– Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ: là thành viên Chính phủ và là những người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được đặt dưới nhiều tư cách là : thành viên Chính phủ ; người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ ; trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ; trong mối quan hệ với chính quyền địa phương ;
2.2. Cơ cấu về tổ chức của Chính phủ:
Các Bộ, cơ quan ngang bộ (là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.) và cơ quan khác thuộc chính phủ.
– Hiện nay, nước ta gồm có 14 bộ : Bộ Ngoại giao; Bộ Nội, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
– 04 Cơ quan ngang Bộ : Ủy ban dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ ;
– 08 cơ quan thuộc Chính phủ: Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
+ Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ : gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Trước cơ cấu tổ chức của Chính phủ Việt Nam, có thể so sánh với tổ chức bộ máy Chính phủ một số nước trên thế giới như:
– Hầu như Chính phủ các nước đều có cơ cấu tổ chức là các bộ, cơ quan ngang bộ nhưng số lượng của các bộ ở mỗi nước là khác nhau
Ví dụ Trung Quốc : 25 bộ; Indonesia có 24 bộ; Nga có 21 bộ; Pháp có 18 bộ, Đức có 14 bộ hay Hoa Kỳ có 15 Bộ, có thể nhận thấy ở các nước phát triển thì cơ cấu Chính phủ có sự tinh giảm, gọn nhẹ hơn so với các nước khác.
– Bên cạnh các bộ cơ bản như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục… các nước còn thành lập thêm các bộ đặc thù,
Ví dụ như Hoa Kỳ có Bộ Các vấn đề về Cưu Chiến binh ; Đức có Bộ về các vấn đề gia đình, Người cao tuổi, Phụ nữ và Thanh niên (Federal Ministry of Family Affairs, Senior Citizens, Women and Youth); Liên bang Nga có Bộ Phòng vệ dân sự, về tình trạng khẩn cấp và loại trừ các hậu quả thiên tai (Ministry of Civil Defence, Emergencies and Disaster Relief of the Russian Federation), Bộ Phát triển Viễn Đông Nga, Bộ Các vấn đề về Bắc Kavkaz; Trung Quốc có Bộ Giám sát (Ministry of Supervision). Điều này chứng tỏ cơ cấu tổ chức của Chính phủ phụ thuộc vào chế độ chính trị, hình thức chính thể cũng như quyết định bởi nhu cầu quản lý của mỗi nhà nước.
3. Một số các cơ quan khác mang tính chính trị chung ở quốc gia khác:
Ở Anh, Chính phủ và Nội các là có thể không đồng nhất với nhau. Chính phủ bao gồm tất cả các Bộ trưởng, còn Nội các chỉ bao gồm một số Bộ trưởng có ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống chính trị (theo thông lệ, các bộ quan trọng luôn có đại diện trong Nội các như Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Phụ trách các vấn đề về Hiến pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính…). Chính phủ Anh về thực chất “chỉ là một nhóm người chịu trách nhiệm chính trị tập thể trước Nghị viện và sẽ từ chức cùng với người đứng đầu là Thủ tướng còn Nội các Anh mới thực sự là cơ quan đầu não của Chính phủ Anh, là “trung tâm của toàn thể Nhà nước Anh”;
Tại Hoa Kỳ, Nội các là một cơ quan tham vấn cho Tổng thống, bao gồm các bộ trưởng, các công chức cao cấp hay các nhân vật khác mà Tổng thống bổ nhiệm vào làm thành viên, được điều hành trực tiếp bởi Tổng thống:
Tại Ấn Độ, Chính phủ có tên gọi là Hội đồng Bộ trưởng, với thành phần bao gồm Thủ tướng, các Bộ trưởng, các Quốc vụ khanh, các Thứ trưởng và Thư ký nghị viện của các bộ, Thành phần của Nội các gồm Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng phụ trách các bộ quan trọng. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, thành phần của Nội các có những sự thay đổi nhất định nhưng Bộ trưởng các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ, Nông nghiệp, Tư pháp… vẫn luôn là những thành viên không thể thiếu.
– Trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ các nước trên thế giới hầu hết đều có sự tham gia của các cơ quan giúp việc: Ở Nhật Bản, cơ quan giúp việc Chính phủ là Văn phòng Nội các (trước đây là Văn phòng Thủ tướng) và Ban Thư ký Nội các; Khác với Nhật Bản, Pháp không thành lập cơ quan giúp việc cho Chính phủ mà thành lập Văn phòng Thủ tướng và Ban Tổng thư ký Chính phủ giúp việc cho Thủ tướng; Đan Mạch thành lập Văn phòng Thủ tướng – cơ quan có chức năng, nhiệm vụ giúp việc cho Thủ tướng; hay ở Hoa Kỳ thì thành lập văn phòng điều hành của Tổng thống (Executive Office of the President). Có thể thấy tuy cùng là cơ quan giúp việc Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ nhưng có nơi được tổ chức là cơ quan thuộc Chính phủ có nơi lại có tư cách là cơ quan ngang bộ.
– Đa số Chính phủ của các quốc gia đều thành lập các cơ quan thuộc Chính phủ, tuy nhiên lại không có một khuôn mẫu nào cho các cơ quan này, phổ biến là mô hình các cơ quan thuộc Chính phủ tồn tại và hoạt động như những đơn vị sự nghiệp, thực hiện các chức năng hành chính – sự nghiệp, nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức,.. ví dụ: ở Trung Quốc: Tân hoa xã, Viện Khoa học, Viện Khoa học xã hội, Viện Công trình Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện, Học viện Hành chính quốc gia, Cục Địa chấn Trung Quốc, Ủy ban Quản lý giám sát chứng khoán Trung Quốc… là các cơ quan thuộc Quốc vụ viện thực hiện hoạt động sự nghiệp; Ở Nhật Bản, cơ quan thuộc Chính phủ còn tồn tại dưới hình thức các ủy ban: Ủy ban Hội chợ thương mại; Ủy ban An toàn quốc gia; Ủy ban Điều phối các tranh chấp môi trường; Ủy ban Kiểm tra tòa án quốc gia; Ủy ban An ninh công cộng; Ủy ban Điều phối lao động đối với những người lái tàu biển; Ủy ban Quan hệ lao động trung ương.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: