Giáp ranh giữa nhà em và nhà hàng xóm có một khoảnh đất công, không thuộc về nhà nào. Nhà hàng xóm vẫn cố tình xâm chiếm hoặc xây tường để sử dụng thì có vi phạm pháp luật không?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay, ở giáp ranh giữa nhà em và một nhà hàng xóm có một khoảnh đất công, không thuộc về nhà nào. Trước đó, nó là thuộc về ao cá của nhà em. Tuy nhiên, sau đó do ao bị ô nhiễm nên nhà em đã lấp đất lên làm vườn. Thấy mảnh đất đẹp và khá rộng (khoảng 80 m2), nhà hàng xóm có ý sang chiếm. Nhà đó sang chém hết tất cả các cây cối của nhà em như bụi măng, cây vải, cây chuối…và khiêu khích đánh nhau nhiều lần. Lãnh đạo tổ dân phố đã can thiệp nhưng chỉ hòa giải để không đánh nhau. Và vì bố mẹ em không muốn gây sự nên đã bảo với tổ dân phố để hai nhà hòa giải và cùng làm một cái đơn. Trong đơn đó có chữ ký của 2 gia đình, của bác tổ trưởng dân phố và một bác cao tuổi trong xóm. Đơn là do 2 gia đình tự viết ra với nội dung là không ai được quyền sử dụng mảnh đất đấy nữa. Đơn được photo ra làm vài bản, mỗi người giữ 1 bản.
Em muốn hỏi là đơn như vậy có tính chất pháp lý không ạ? Và nếu như nhà hàng xóm vẫn cố tình xâm chiếm hoặc xây tường quây khu đất đó vào sử dụng thì có vi phạm pháp luật không ạ? Và liệu rằng các cơ quan pháp luật có can thiệp được vào thỏa thuận dân sự này không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trước tiên, về lá đơn thỏa thuận mà gia đình bạn và gia đình hàng xóm đã cùng lập và cùng ký tên. Đây được xem là một biên bản tự hòa giải và có giá trị pháp lý. Nếu các bên không tuân thủ hay không tự hòa giải được thì yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện việc hòa giải. Nếu hai gia đình vẫn không hòa giải được thì cần xác định một số vấn đề sau để có thể giải quyết tranh chấp theo đúng thẩm quyền.
Theo như bạn đã đề cập thì diện tích đó trước đây là thuộc ao cá của nhà bạn. Sau đó, ao cá được lấp đất lên thành vườn. Như vậy, bạn cần tìm hiểu xem diện tích đất này đã được cấp sổ đỏ hay có giấy chứng nhận sử dụng hợp pháp khác chưa?
_ Nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hay các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Nếu gia đình bạn có một trong các giấy tờ trên thì sau khi được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn mà hai bên không nhất trí thì có thể yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết.
_ Nếu không có một trong các loại giấy tờ được nêu trên thì được giải quyết như sau: a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
Như vậy, bạn cần phải tìm hiểu xem có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng khác đã được nêu ở trên để có thể có giải pháp giải quyết tranh chấp một cách tốt nhất.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
Chuyên viên tư vấn: Đinh Thị Thanh Tâm