Luật sư tư vấn nhiệm vụ của dân quân tự vệ. Thành phần của dân quân tự vệ.
Luật sư tư vấn nhiệm vụ của dân quân tự vệ. Thành phần của dân quân tự vệ.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có dự định tham gia dân quân tự vệ ở địa phương. Nhưng hiện được biết có 3 loại, trong đó có dân quân cơ động. Khi tham gia dân quân cơ động thì nếu nhận được lệnh tập hoặc có nhiệm vụ khi nào là phải thực hiện lúc đó cho dù là 3h sáng hay 4h sáng. Cho em hỏi, quy định về vấn đề này như thế nào? Bởi như em hiểu, lỡ trong trường hợp đang đi làm mà có lệnh thì sao đi được? Nếu nghỉ làm giữa chừng để thực hiện lệnh thì sẽ mất việc làm, nếu không thực hiện sẽ bị phạt theo luật. Em mong được tư vấn để giải đáp thắc mắc này. Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định của Luật dân quân tự vệ 2009, dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.
Căn cứ Điều 4 Luật dân quân tự vệ 2009 quy định thành phần của dân quân tự vệ như sau:
– Dân quân tự vệ gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.
– Dân quân tự vệ nòng cốt gồm:
+ Dân quân tự vệ cơ động;
+ Dân quân tự vệ tại chỗ;
+ Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.
Trong trường hợp này, bạn có dự định tham gia dân quân tự vệ cơ động. Theo quy định của Luật dân quân tự vệ 2009, dân quân tự vệ cơ động là lực lượng thuộc dân quân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức thành các đơn vị sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.
Căn cứ Điều 8 Luật dân quân tự vệ 2009 về nhiệm vụ của dân quân tự vệ, cụ thể như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật nhiệm vụ dân quân tự vệ: 1900.6568
– Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển và lực lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam.
– Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
– Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác.
– Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, cơ sở.
– Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Do đó, nhiệm vụ của dân quân tự vệ được quy định chung. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình cũng như trường hợp cụ thể thì cơ quan có thẩm quyền có thể huy động lực lượng khi cần thiết. Như vậy trong trường hợp này bạn cần cân nhắc để quyết định có tham gia dân quân tự vệ cơ động hay không?