Pháp luật quốc tế về quyền được giáo dục của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: quyền được giáo dục của trẻ em đường phố, quyền được giáo dục của trẻ em di cư.
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 khẳng định “Mọi người đều có quyền được hưởng giáo dục” (Everyone has the right to education). Giáo dục có chất lượng sẽ đảm bảo sự phát triển toàn diện của một con người. Giáo dục là một trong những công cụ hiệu quả nhất đưa những trẻ em, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương, thoát khỏi nghèo đói và tình trạng bị lề hóa. Điều 26 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cũng nêu rõ:
“Giáo dục phải miễn phí, ít nhất là ở các bậc tiểu học và giáo dục cơ sở. Giáo dục tiểu học phải là bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề phải mang tính phổ cập cho mọi người, giáo dục đại học phải theo nguyên tắc công bằng cho mọi người căn cứ vào khả năng.
Giáo dục phải nhằm giúp con người phát triển đầy đủ về nhân cách và thúc đẩy sự tôn trọng với các quyền và tự do cơ bản của con người. Giáo dục cũng phải nhằm tăng cường sự hiểu biết, lòng khoan dung và tình hữu nghị giữa các dân tộc, các nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, cũng như phải nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Liên hợp quốc về duy trì hòa bình. Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn các hình thức giáo dục cho con cái họ.”
Quốc gia phải thực hiện những hành động ưu đãi nhằm giảm bớt hay xóa bỏ những yếu tố là nguyên nhân tạo ra sự phân biệt đối xử trong tiếp cận giáo dục với các trẻ em này. Một hệ thống chính sách và quy định pháp luật phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với những nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ dễ bị tổn thương, là những trẻ rất dễ phải đối mặt với các tình huống bất công. Ví dụ, trẻ em khuyết tật thường phải đối diện với tình trạng bất bình đẳng trong việc thụ hưởng quyền được giáo dục, nếu như các em không được hỗ trợ để đến trường và để hòa nhập với môi trường giáo dục mà vốn được thiết kế cho trẻ em không khuyết tật. Trẻ em sống trong các gia đình nghèo ít được dành nguồn lực cho đi học, và hay phải bỏ học sớm để trở thành người lao động trong gia đình hoặc kết hôn sớm.
Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử cần được chú trọng trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật đảm bảo quyền được giáo dục của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Pháp luật quốc tế về quyền được giáo dục của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 khẳng định “Mọi người đều có quyền được hưởng giáo dục” (Everyone has the right to education). Giáo dục có chất lượng sẽ đảm bảo sự phát triển toàn diện của một con người. Giáo dục là một trong những công cụ hiệu quả nhất đưa những trẻ em, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương, thoát khỏi nghèo đói và tình trạng bị lề hóa. Điều 26 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cũng nêu rõ:
“Giáo dục phải miễn phí, ít nhất là ở các bậc tiểu học và giáo dục cơ sở. Giáo dục tiểu học phải là bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề phải mang tính phổ cập cho mọi người, giáo dục đại học phải theo nguyên tắc công bằng cho mọi người căn cứ vào khả năng.
Giáo dục phải nhằm giúp con người phát triển đầy đủ về nhân cách và thúc đẩy sự tôn trọng với các quyền và tự do cơ bản của con người. Giáo dục cũng phải nhằm tăng cường sự hiểu biết, lòng khoan dung và tình hữu nghị giữa các dân tộc, các nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, cũng như phải nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Liên hợp quốc về duy trì hòa bình.
Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn các hình thức giáo dục cho con cái họ.”
Quyền được hưởng giáo dục áp dụng cho cả người lớn lẫn trẻ em và “giáo dục” cần được hiểu bao gồm cả giáo dục phổ thông và những hình thức giáo dục đại học và đào tạo nghề.
Theo quy định của Điều 13 và 14 Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, nội dung của quyền được giáo dục bao gồm:
- Miễn phí và phổ cập giáo dục tiểu học với tất cả mọi người,
Có thể tiếp cận và sẵn có về giáo dục trung học (bao gồm cả giáo dục kỹ thuật, dạy nghề và đào tạo) với mọi người và từng bước miễn phí;
Có thể tiếp cận với giáo dục ở cấp cao hơn một cách bình đẳng trên cơ sở năng lực của mỗi người và từng bước miễn phí;
Giáo dục cơ bản cho những người chưa tiếp cận hoặc chưa hoàn thành toàn bộ chương trình giáo dục tiểu học;
Giáo dục có chất lượng ở cả trường công lập và trường tư thục;
- Tự do của cha mẹ và của những người giám hộ hợp pháp (nếu có) trong việc lựa chọn trường cho con cái họ phù hợp với tôn giáo và đạo đức cũng như ý nguyện riêng của họ;
- Tự do học thuật của giáo viên và học sinh;
- Tự do của các cá nhân và tổ chức được thành lập và điều hành các cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu về tiêu chuẩn tối thiểu mà nhà nước quy định.
Quyền được giáo dục được đề cập trong rất nhiều công ước quốc tế và khu vực về nhân quyền như Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc, Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước về quyền trẻ em, Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ… Việc cụ thể hóa quyền này trong các công ước đã thiết lập nên các nghĩa vụ phải hành động tích cực đối với các quốc gia. Những nghĩa vụ này hết sức tiến bộ, quốc gia phải từng bước hành động “trên cơ sở tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có, với mục đích đạt được được hiện thực hóa nhân quyền một cách đầy đủ.”
Đối với cộng đồng quốc tế thì Tuyên ngôn Geneva về các quyền của trẻ em năm 1924 được coi là văn kiện đầu tiên về quyền trẻ em. Bản tuyên ngôn này được Hội quốc liên ban hành như bước đầu tiên nhằm tách trẻ em thành đối tượng bảo vệ riêng, xuất phát từ tình trạng bóc lột lao động, mua bán và mại dâm trẻ em rất phổ biến trên thế giới khi đó. Bản Tuyên ngôn nêu ra 5 nguyên tắc cơ bản nhằm bày tỏ thái độ của cộng đồng quốc tế và định hướng các hoạt động bảo vệ trẻ em trong việc đấu tranh với các biểu hiện và tệ nạn nêu trên, cụ thể:
- Trẻ em phải được cung cấp những phương tiện cần thiết cho sự phát triển bình thường cả về thể chất và tinh thần;
Trẻ em đói thì phải cho ăn, ốm phải được chữa bệnh, chậm phát triển phải được giúp đỡ, hư phải được dìu dắt, và mồ côi, không nơi nương tựa phải được cưu mang
Trẻ em phải được ưu tiên giúp đỡ khi gặp nạn;
Trẻ em phải được tạo điều kiện để có việc làm và phải được bảo vệ chống mọi hình thức bóc lột.
Trẻ em phải được nuôi dạy với tinh thần được phát huy những năng lực tốt nhất nhằm phục vụ đồng loại.
Quyền được giáo dục của trẻ em không được nhắc đến một cách cụ thể và trực tiếp trong Tuyên ngôn này mà chỉ có thể hiểu gián tiếp từ khẳng định “Trẻ em phải được cung cấp những phương tiện cần thiết cho sự phát triển bình thường cả về thể chất và tinh thần”, một trong những phương tiện này là giáo dục. Tuy nhiên, do là một tuyên ngôn, văn kiện này chỉ mang tính chất khuyến cáo mà không có hiệu lực thi hành.
Sau khi thành lập vào năm 1945, Liên hợp quốc đã đặt vấn đề bảo vệ trẻ em vào trung tâm hoạt động của mình thông qua việc thành lập Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Với tinh thần đó, ngay sau khi công bố Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền vào năm 1948, Liên hợp quốc đã bắt tay vào việc soạn thảo một văn kiện về quyền của trẻ em với mục tiêu tạo ra những cơ sở pháp lý chung nhất và cơ bản nhất về quyền của trẻ em trong phạm vi toàn cầu.
Liên hợp quốc đã quyết định làm mới bản Tuyên ngôn năm 1924 của Hội quốc liên và đến ngày 20 tháng 11 năm 1959 tại Geneva, bằng Nghị quyết số 1386 (XIV), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một bản Tuyên ngôn mới về quyền của trẻ em. Tuyên ngôn Geneva về quyền trẻ em năm 1959 đưa ra mười nguyên tắc, trong đó, nguyên tắc thứ bảy nhấn mạnh:
“Trẻ em có quyền được hưởng giáo dục miễn phí và bắt buộc, ít nhất là bậc tiểu học. Trẻ sẽ được nhận một nền giáo dục có thể phát huy nền văn hóa chung của mình, và giúp trẻ trên cơ sở có cơ hội bình đẳng phát triển khả năng của mình, các nhận thức của mình, và ý thức trách nhiệm về đạo đức và xã hội, và trở thành một thành viên có ích của xã hội.
Tất cả vì trẻ em sẽ là nguyên tắc chỉ đạo cho những người có trách nhiệm giáo dục và hướng dẫn trẻ: trách nhiệm đó trước hết là thuộc bố mẹ trẻ. Trẻ sẽ phải có đủ cơ hội để vui chơi và giải trí, được định hướng theo cùng những mục đích giáo dục: xã hội và chính quyền phải cố gắng phát huy quyền này của trẻ.”
So với nội dung 5 nguyên tắc của Tuyên ngôn năm 1924 của Hội quốc liên thì Tuyên ngôn năm 1959 của Liên hợp quốc đã mở rộng phạm vi của vấn đề về chăm sóc và bảo vệ trẻ em một cách toàn diện hơn. Đặc biệt, quyền được giáo dục của trẻ em đã được nêu cụ thể và rõ ràng hơn nhiều. Tuyên ngôn năm 1959 cũng đặt dấu mốc cho nội dung quyền được hưởng giáo dục miễn phí và bắt buộc của trẻ em.
Tuy nhiên, bản Tuyên ngôn chưa thực sự là một văn bản có giá trị pháp lý, mặc dù sức nặng đạo lý của nó là rất lớn.
Bắt đầu từ năm 1979 cho đến năm 1989, các chuyên gia của nhiều nước trên thế giới trong Ủy ban của Liên hợp quốc về nhân quyền đã bắt tay vào việc soạn thảo một văn kiện pháp lý quốc tế có hiệu lực ràng buộc về quyền trẻ em. Ngày 20/11/1989, Công ước về quyền trẻ em đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 2/9/1990. Khác với các bản Tuyên ngôn trước đó chỉ nêu ra các nguyên tắc, Công ước về quyền trẻ em đã đặt ra các quy chuẩn tối thiểu về đạo lý và pháp lý có giá trị bắt buộc thực hiện đối với tất cả các quốc gia tham gia. Đây là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên và hiện vẫn đang có hiệu lực quy định một cách toàn diện các quyền của trẻ em, không chỉ các quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa mà còn các quyền dân sự và chính trị. CRC bao gồm các điều khoản trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên thừa nhận quyền được hưởng giáo dục của trẻ em.
Công ước Quốc tế về quyền trẻ em thừa nhận rằng, ở mọi quốc gia trên thế giới, vẫn còn trẻ em sống trong các điều kiện đặc biệt khó khăn và những trẻ em đó cần nhận được sự quan tâm đặc biệt. Một thông điệp nhất quán và xuyên suốt trong các văn bản pháp luật quốc tế thể hiện tính bao hàm, với cả những nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, là “mọi trẻ em đều có quyền được giáo dục.” Tuyên bố Geneva, được thông qua bởi Hội Quốc Liên vào năm 1924, là nền tảng cho việc soạn thảo Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959 khẳng định rằng “trẻ em phải được cung cấp những phương tiện cần thiết cho sự phát triển bình thường cả về thể chất lẫn tinh thần.” Theo nguyên tắc số 7 của Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959, “Trẻ em có quyền được hưởng giáo dục.” Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa chứa đựng những điều khoản cơ bản về giáo dục với tư cách là một quyền con người ở cấp độ toàn cầu đã thừa nhận quyền được hưởng giáo dục của tất cả mọi người. Công ước chống Phân biệt đối xử trong giáo dục của UNESCO năm 1960 khẳng định rằng mọi người đều có quyền học tập và yêu cầu các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp nhằm cấm phân biệt đối xử trong giáo dục. Nghị định thư thứ nhất của Công ước châu u về bảo vệ quyền tự do cơ bản được thông qua vào năm 1954 khẳng định “không ai có thể bị từ chối quyền hưởng giáo dục.” Hiến chương Xã hội châu u năm 1961 cũng chứa những điều khoản liên quan tới giáo dục của trẻ em và trẻ vị thành niên, cụ thể “những người đang phải tham gia giáo dục bắt buộc thì không được thuê tuyển làm công việc có thể khiến họ mất quyền học tập đầy đủ.” Hiến chương châu Phi về quyền con người và các dân tộc năm 1981) nói như sau: “Mọi cá nhân đều có quyền được hưởng giáo dục.
Quyền được giáo dục của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng được quy định cụ thể trong một số văn kiện quốc tế cụ thể về quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người lao động di trú, người khuyết tật, người sống chung với HIV/AIDS… Trong một số Bình luận chung của Ủy ban về Quyền trẻ em như Bình luận chung số 3 về HIV/AIDS và quyền trẻ em, Bình luận chung số 9 về quyền của trẻ em khuyết tật, Bình luận chung số 21 về trẻ em sống trong hoàn cảnh đường phố… cũng giải thích rõ hơn về quyền được giáo dục của những nhóm trẻ em này và đặt ra nghĩa vụ cụ thể với các quốc gia. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tập trung phân tích quy định pháp luật quốc tế về quyền được giáo dục của các nhóm trẻ em khuyết tật, trẻ em di cư và trẻ em sống trong đói nghèo.
Pháp luật quốc tế về quyền được giáo dục của trẻ em khuyết tật Công ước CRC khẳng định trẻ em khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần có quyền được giáo dục, để giúp các em có cuộc sống trọn vẹn, đầy đủ, được bảo đảm phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lập và hòa nhập với xã hội của các em ở mức độ cao nhất có thể được. Công ước CRPD cũng yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo cơ hội học tập bình đẳng cho trẻ em là người khuyết tật ở mọi cấp và hình thức giáo dục, cũng như phải trợ giúp để trẻ em khuyết tật có những phương tiện, cơ sở vật chất, công nghệ và phương pháp giáo dục thích hợp.
Quyền được giáo dục của trẻ khuyết tật được quy định tại Điều 28, 29 CRC và Điều 24 CRPD. Theo đó, trẻ khuyết tật có quyền được học tập giống như tất cả trẻ em khác và không bị phân biệt đối xử khi thực hiện quyền này. Cụ thể:
- Được tôn trọng danh dự, nhân phẩm;
Có hệ thống giáo dục ở mọi cấp và học tập suốt đời cho trẻ khuyết tật cùng với trẻ không khuyết tật trên cơ cơ sở bình đẳng về cơ hội.
Được phát triển trọn vẹn năng lực tiềm tàng của con người, nhận thức về nhân cách và phẩm giá, củng cố sự tôn trọng quyền con người, các tự do cơ bản và tính đa dạng của loài người;
- Được phát triển trọn vẹn tiềm năng về tính cách, tài năng, sáng tạo, cũng như những năng lực thể chất và tinh thần;
- Không bị loại khỏi hệ thống giáo dục tiểu học bắt buộc, giáo dục trung học, giáo dục phổ thông trên cơ sở sự khuyết tật;
Được tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở có chất lượng tốt và miễn phí trên cơ sở bình đẳng với những trẻ khác;
Được đảm bảo những điều chỉnh hợp lý, sự trợ giúp cần thiết trên cơ sở nhu cầu cá nhân của từng trẻ khuyết tật như:
Được học chữ Braille, chữ viết thay thế, các cách thức, phương tiện và dạng giao tiếp hoặc định hướng tăng cường hoặc thay thế, kỹ năng di chuyển, đối với trẻ khiếm thị, trẻ mù;
Được tạo thuận lợi cho việc học ngôn ngữ ký hiệu và khuyến khích phát triển bản sắc ngôn ngữ của cộng đồng người khiếm thính;
- Được đảm bảo giáo dục bằng những ngôn ngữ, cách thức và phương tiện giao tiếp thích hợp nhất cho trẻ đó.
- Được đảm bảo có giáo viên, trong đó có giáo viên khuyết tật, có trình độ về ngôn ngữ ký hiệu và/hoặc chữ Braille, đào tạo chuyên gia và nhân viên ở mọi cấp giáo dục. Việc đào tạo này phải bao gồm nâng cao nhận thức về người khuyết tật và sử dụng các cách thức, phương tiện và dạng giao tiếp tăng cường hoặc thay thế, kỹ thuật và cơ sở vật chất giáo dục để hỗ trợ người khuyết tật.
Mục lục bài viết
1. Pháp luật quốc tế về quyền được giáo dục của trẻ em di cư:
Pháp luật quốc tế có quy định bảo vệ trẻ em trong những gia đình có người di chuyển đến và làm việc tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân. Cụ thể trong công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ (ICRMW) quy định các quyền con người áp dụng chung cho mọi người lao động di trú, trong đó có quyền của trẻ em các gia đình lao động di trú được tiếp cận giáo dục trên cơ sở đối xử bình đẳng như các công dân của quốc gia mà cha mẹ đang làm việc. Theo ICRMW, “Con cái của người lao động di trú có quyền cơ bản được tiếp cận giáo dục trên cơ sở đối xử bình đẳng như các công dân của quốc gia có liên quan. Việc tiếp cận các cơ sở giáo dục trước khi đi học hoặc các trường học không bị từ chối hay hạn chế vì tính chất không thường xuyên liên quan đến việc cư trú hoặc lao động của bố hoặc mẹ hoặc vì tính chất không thường xuyên liên quan đến việc cư trú của trẻ tại quốc gia nơi có việc làm.” Quyền này yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo bình đẳng tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng và hòa nhập cho tất cả trẻ em di cư, không phân biệt tình trạng di cư. Nghĩa vụ này có thể thực hiện thông qua những nỗ lực như cải cách chính sách pháp luật ngăn cản trẻ em di cư đăng ký vào trường học, đặc biệt là những trẻ em không có giấy tờ; xây dựng mối quan hệ giữa cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và các tổ chức giáo dục hỗ trợ trẻ em di cư tiếp cận trường học; ghi nhận quá trình học tập trước đó của trẻ em; cung cấp giáo dục chính thức và không chính thức cho trẻ em di cư….
2. Pháp luật quốc tế về quyền được giáo dục của trẻ em đường phố:
Mặc dù nhóm trẻ em sống trong hoàn cảnh đường phố không phải là một nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cụ thể được phân tích trong khuôn khổ luận văn này, nhưng những đặc điểm của nhóm trẻ này bao gồm một số đặc điểm của những nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt là đối tượng nghiên cứu của luận văn như tình trạng khuyết tật, di cư và đói nghèo.
Theo Bình luận chung số 21 của Ủy ban về quyền trẻ em, thuật ngữ “trẻ em trong hoàn cảnh đường phố” (children in street situations) bao gồm: (a) trẻ em phụ thuộc vào đường phố để sống và / hoặc làm việc, cho dù một mình, với bạn bè cùng trang lứa hoặc với gia đình; và (b) một số lượng lớn hơn trẻ em đã hình thành mối liên hệ chặt chẽ với không gian công cộng và đường phố đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và bản sắc của chúng. Nhóm trẻ này bao gồm trẻ em định kỳ, nhưng không phải thường xuyên, sống và/ hoặc làm việc trên đường phố và trẻ em không sống hoặc làm việc trên đường phố nhưng thường xuyên đi cùng bạn bè, anh chị em hoặc gia đình trên đường phố.
Những trẻ em này có thể là những trẻ em khuyết tật, trẻ em di cư từ nông thôn đến các thành phố lớn, trẻ em sống trong những gia đình nghèo cùng cực và phải làm việc, kiếm sống trên đường phố. Những trẻ em này cũng phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ về an toàn, sức khỏe và bệnh tật, không được đảm bảo những quyền cơ bản như được bảo vệ khỏi phân biệt đối xử, lạm dụng hay bỏ rơi, được giáo dục, vui chơi, giải trí, thậm chí là phải đối mặt với rủi ro bị xâm hại đến quyền sống còn.
Cũng trong bình luận chung số 21 của Ủy ban về quyền trẻ em đã đặt ra yêu cầu các quốc gia cần hành động để đảm bảo khả năng tiếp cận của trẻ em trong các hoàn cảnh đường phố với các dịch vụ cơ bản, trong đó có giáo dục. Uỷ ban nhấn mạnh rằng giáo dục tiếp cận, miễn phí, an toàn, phù hợp và có chất lượng là rất quan trọng để ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đường phố và thực hiện các quyền của trẻ em đã có trong hoàn cảnh đường phố. Các quốc gia nên cung cấp đầy đủ, bao gồm hỗ trợ cho cha mẹ, người chăm sóc và gia đình, để đảm bảo rằng trẻ em ở các hoàn cảnh đường phố có thể được đến trường và quyền được giáo dục có chất lượng của các em được bảo vệ đầy đủ.
Giáo dục cực kỳ quan trọng đối với việc thực hiện các quyền được bảo vệ, phát triển và tham gia của trẻ em, bao gồm cả việc tăng cường quyền tự chủ và trao quyền cho trẻ để thương lượng tốt hơn trong các tình huống rủi ro, để ngăn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đường phố. Các quốc gia cần thực hiện các biện pháp để cung cấp chất lượng tốt, miễn phí giáo dục quyền trẻ em và kỹ năng sống cho tất cả trẻ em, thông qua chương trình giảng dạy ở trường và thông qua giáo dục không chính quy và giáo dục đường phố, để tiếp cận trẻ em ngoài nhà trường.
Các điều ước quốc tế là sự bảo đảm mạnh mẽ nhất đối với quyền được giáo dục của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bởi vì chúng là văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc các quốc gia. Các điều ước quốc tế kể trên đã đưa ra khung pháp lý tương đối đầy đủ và toàn diện về đảm bảo quyền được giáo dục của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, để ràng buộc về pháp lý với một điều ước thì quốc gia phải thực hiện hành vi thể hiện sự đồng ý ràng buộc với điều ước bằng việc ký, phê chuẩn phê duyệt hoặc gia nhập điều ước. Cùng với đó, mỗi quốc gia thành viên phải thật sự nỗ lực trong quá trình nội luật hóa những quy chuẩn quốc tế này là đảm bảo thực thi những quy chuẩn đó trong thực tiễn.