Luật quốc tế có ý nghĩa và những vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống. Luật quốc tế trong giai đoạn hiện nay đang là một trong những khối ngành nghề được rất được các bạn trẻ quan tâm. Vậy luật quốc tế là gì và có ảnh hưởng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Luật quốc tế là gì?
Luật quốc tế được hiểu chính là một hệ thống của các nguyên tắc và quy phạm pháp luật và nó được tạo dựng dựa trên sự thỏa thuận giữa các quốc gia và các chủ thể khác nhau trên phạm vi toàn thế giới. Luật quốc tế đã được thành lập từ lâu và nó được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các nước nhằm mục đích để giải quyết những vấn đề phức tạp mà các vấn đề này có thể phát sinh giữa các quốc gia; đảm bảo được an ninh thế giới trong đa số các hoạt động ảnh và lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Sự hình thành và phát triển của bộ luật quốc tế đã được tạo ra khi những mối quan hệ giữa các quốc gia đã được mở rộng trên mọi lĩnh vực đời sống và nó đã được bắt đầu từ các lĩnh vực khác nhau cụ thể như kinh tế, chính trị và giáo dục, y tế,… Và, nó đã vượt xa ra khỏi phạm vi khu vực và sự phát triển của các quốc gia đó.
Các mối quan hệ đều có tính chất liên khu vực hoặc cộng đồng quốc tế, ta nhận thấy rằng, những quan hệ này sẽ phải luôn luôn được điều chỉnh làm sao để nó có thể phù hợp nhất với quy phạm pháp luật tương ứng và các quy phạm pháp luật của mỗi quốc gia. Luật quốc tế trong giai đoạn hiện nay, hay còn được gọi là công pháp quốc tế được tạo ra nhằm mục đích để có thể đảm bảo việc thi hành những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc là tập thể cho các chính phủ mà luật quốc tế đảm bảo quyền lợi.
Ta thấy được rằng, ngành luật quốc tế ra đời cũng tương ứng với việc các chủ thể ở trên thế giới và luôn luôn đảm bảo rằng hành vi của mình được thi hành để nhằm mục đích có thể đảm bảo cho các quyền lợi chung của chính mình và của các chủ thể khác. Cũng chính bởi vì vậy thì các quốc gia cần phải phải có những đối tượng hiểu biết về luật và luật quốc tế để có thể trợ giúp cho những hoạt động về quy phạm pháp luật trong nước và cả ngoài nước, làm bảo những hành động đó được thực thi theo đúng khuôn khổ của pháp lý.
Ngành luật quốc tế ra đời nhằm mục đích có thể tạo điều kiện và cơ hội việc làm cho những sinh viên.Các sinh viên cũng sẽ cần đáp ứng kiến thức từ cơ bản cho tới chuyên sâu của các môn học như là công pháp quốc tế, Luật Kinh tế, Luật tổ chức quốc tế hoặc là
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế:
Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế thực chất chính là các quan hệ nhiều mặt phát sinh trong đời sống quốc tế nhưng chủ yếu là các quan hệ chính trị hoặc các khía cạnh chính trị.
Quan hệ do Luật quốc tế điều chỉnh chính là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực thể quốc tế khác, cụ thể như các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập nảy sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội…) của đời sống quốc tế.
Quan hệ do Luật quốc tế điều chỉnh cũng khác với các quan hệ do luật quốc gia điều chỉnh, quan hệ thuộc phạm vi tác động của Luật quốc tế là quan hệ mang tính liên quốc gia, liên chính phủ, phát sinh trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống quốc tế.
Những quan hệ đó đều đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng những quy phạm của Luật quốc tế.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, quan hệ liên quốc gia,(liên chính phủ) giữa các quốc gia và các thực thể Luật quốc tế khác phát sinh trong mọi lĩnh vực cụ thể như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… và nó cũng sẽ được điều chỉnh bằng Luật quốc tế gọi là quan hệ pháp luật quốc tế.
Các quan hệ Pháp luật quốc tế đều có đặc trưng cơ bản đó là bởi sự tồn tại của yếu tố trung tâm là quốc gia. Sự tồn tại của yếu tố trung tâm là quốc gia trong quan hệ Pháp luật quốc tế được biết đến là chủ thể có chủ quyền và việc thực hiện quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia do thuộc tính chủ quyền chi phối đã tạo ra sự điều chỉnh khác biệt của Luật quốc tế so với cơ chế điều chỉnh của Luật quốc gia.
3. Đặc điểm của luật quốc tế:
Trình tự xây dựng của các quy phạm sách luật quốc tế được sắp xếp cụ thể với nội dung như sau:
– Không có cơ quan luật pháp nào được lập ra nhằm mục đích để có thể xây dựng các quy phạm pháp luật của luật quốc tế.
– Con đường hình thành của luật quốc tế trên thực tiễn sẽ đều sẽ dựa trên sự thỏa hiệp và thỏa thuận giữa các quốc gia dưới hình thức là thực hiện việc ký kết các điều ước quốc tế hoặc là các quốc gia sẽ cùng nhau đưa ra các thừa nhận về tập quán quốc tế
– Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế cũng có những liên quan tới những quan hệ nhiều mặt trong đời sống, quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật,… giữa các chủ thể của pháp luật quốc tế (nhưng đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế chủ yếu là xoay quanh những vấn đề liên quan tới quan hệ chính trị những mối quan hệ có tính chất Liên quốc gia).
– Chủ thể của luật quốc tế được biết đến chính là những chủ thể có thể thực hiện các quyền năng tham gia vào mối quan hệ pháp lý quốc tế. Chủ thể của luật quốc tế cũng chính là các quốc gia có chủ quyền các dân tộc đang trong quá trình đấu tranh giành độc lập, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, hoặc là các thực thể đặc biệt của luật quốc tế,…
Ta nhận thấy rằng, Luật quốc tế có vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn nhằm mục đích để có thể đảm bảo được các vấn đề liên quan tới
4. Bản chất của luật quốc tế hiện đại trên cơ sở so sánh với luật quốc tế cũ:
Ta nhận thấy rằng, luật quốc tế hiện đại được hiểu cơ bản chính là tổng thể những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật quốc tế do các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua quá trình đấu tranh và thương lượng nhằm mục đích để có thể điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau (trước tiên và chủ yếu giữa các quốc gia) trong những trường hợp cần thiết luật quốc tế được bảo đảm thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do các chủ thể luật quốc tế thi hành hoặc bằng sức đấu tranh của nhân dân cùng dư luận tiến bộ Thế giới.
Chúng ta đã biết, nếu như luật quốc gia có liên quan chặt chẽ đến hạ tầng kỷ thuật nhất định và sự phát triển của luật quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ với một hình thái kinh tế hay xã hội cụ thể thì luật quốc tế cũng giống như vậy. Bởi vì luật quốc tế có ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga, bởi vì kết quả đấu tranh của các lực lượng tiến bộ cách mạng và yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Luật quốc tế từ khi ra đời cho đến nay cũng đã có những thay đổi sâu sắc.
Luật quốc tế hiện đại có bản chất tiến bộ khác hẳn khi chúng ta so nó với luật quốc tế cũ. Điều này chúng ta sẽ có thể dễ nhận thấy qua qúa trình luật quốc tế tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế và là chủ thể của luật quốc tế. Luật quốc tế cũ còn có những nguyên tắc, chế định phản động cụ thể chúng ta có thể kể đến như quyền tiến hành chiến tranh, quyền của kẻ chiến thắng hay nhiều chế định khác.
Từ sau cách mạng tháng 10 Nga, Luật quốc tế hiện đại không còn là pháp luật bị áp đặt bởi sức mạnh, bởi các quốc gia mạnh, các quy phạm của luật quốc tế đã và đang xây dựng trên cơ sở thỏa thuận, đàm phán, thương lượng. Cũng chính bởi vì thế mà không một quốc gia nào có quyền áp đặt các quy phạm pháp luật cho các quốc gia khác khi không có sự đồng ý thỏa thuận của họ, quyền chiến tranh cũng không còn tồn tại trong luật quốc tế hiện đại và thay vào đó các nguyên tắc, các chế định mới có ý nghĩa hết sức quan trọng, tiến bộ, dân chủ cụ thể như các nguyên tắc, chế định cơ bản sau đây: cấm chiến tranh xâm lược, cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Bên cạnh đó, luật quốc tế hiện đại cũng đã kế thừa và phát triển tiến bộ thêm các nguyên tắc và những quy phạm mang tính dân chủ của luật quốc tế cũ cụ thể chúng ta có thể kể đến như: Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của nhau, nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc gia. Hiện nay, các nước lớn nhỏ đều có quyền tham gia vào quan hệ quốc tế và trở thành chủ thể luật quốc tế hiện đại.
Ta nhận thấy rằng, thông qua các phân tích cụ thể nêu trên thì luật quốc tế chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng dân chủ, tiến bộ chung và nó sẽ chỉ có trên cơ sở được thoả thuận chấp nhận của tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, mức độ dân chủ tiến bộ của từng quy phạm luật quốc tế cũng còn tùy thuộc vào sự tương quan lực lượng giữa tiến bộ và phản dân chủ trên chiến trường quốc tế và trong chính nội bộ của mỗi quốc gia.