Luật La Mã ra đời và phát triển gắn liền với việc hình thành và phát triển của Nhà nước La Mã. Luật La Mã cổ đại là những quy tắc được thẩm phán rút ra từ hoạt động xét xử. Luật La Mã phát triển vượt bậc qua từng thời kì của mỗi nhà vua, và được coi là gốc rễ của Luật Dân sự trên thế giới.
Mục lục bài viết
1. Luật La Mã là gì?
Luật La Mã là hệ thống luật pháp của nhà nước La Mã cổ đại kéo dài suốt 13 thế kỷ (từ thế kỷ VII trước Công nguyên đến thế kỷ VI sau Công nguyên). Luật La Mã là cơ sở, là nền tảng của pháp luật hầu hết các nước trên thế giới
Luật La Mã tiếng Anh là “Roman Law”.
2. Các chế định quan trọng trong Luật La Mã:
2.1. Chế định về tài sản:
Phân loại các loại tài sản:
– Vật hữu hình và vật vô hình: Vật hữu hình là vật có thể sờ được ; vật không thể sờ được là vật vô hình.
– Vật cho người và vật cho thần linh. Vật cho người là tất cả những vật được con người sử dụng trong đời sống của mình, bao gồm tất cả những vật có giá trị tài sản và có thể chuyển nhượng được, các vật gọi là của chung- những vật được tất cả mọi người sử dụng nhưng không thuộc về ai, vật của Nhà nước, vật của cộng đồng. Vật cho thần linh là khi các vật được sử dụng vào mục đích tôn giáo, tín ngưỡng, như các vật dùng cho việc cúng tế vị thần, vật thuộc về người chết,…
– Vật lưu thông được và không lưu thông được. Vật lưu thông được là những vật có thể chuyển nhượng được, và ngược lại là vật không lưu thông được.
– Vật tiêu hao và vật không tiêu hao: Vật tiêu hao là vật sẽ mất đi do sử dụng. Các vật không mất đi do sử dụng là vật không tiêu hảo.
– Vật cùng loại và vật đặc định: vật cùng loại là vật được xác định bằng số lượng, trọng lượng hoặc thể tích và có thể được thay thế. Vật đặc định là vật có thể được cá thể hóa nhờ các đặc điểm cấu tạo cho phép phân biệt với các vật khác.
– Vật chính và vật phụ: vật phụ là các vật có chức năng phục vụ cho việc khai thác vật chính nhưng không phải là một thành phần cấu tạo vật chính. Vật chính và vật phụ là những cá thể riêng biệt, nhưng vật phụ cần thiết cho vật chính như là một công cụ để khai thác công dụng của vật chính.
– Tài sản gốc và hoa lợi: hoa lợi là những vật, những vật sinh ra được theo định kỳ từ một vật khác mà không làm ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của vật khác đó.
Quyền đối vật và quyền đối nhân
– Quyền đối vật là quyền được thực hiện trực tiếp trên vật, quyền đối nhân là quyền được thực hiện chống lại hành vi của một người gọi là người có nghĩa vụ.
Quyền đối vật có thể được thực hiện trên vật thuộc về người có quyền. Người có quyền đối vật thực hiện quyền của mình đối với vật mà không cần quan tâm đến ý chí của bất kỳ người nào khác.
2.2. Chế định sở hữu:
Quyền sở hữu của gia đình bao gồm các quyền như sau:
– Công hữu và tư hữu: quyền sở hữu của dòng họ mang tính chất tập thể; quyền sở hữu của gia đình mang tính chất cá nhân.
– Quyền sở hữu và chủ quyền
– Chiếm hữu và sở hữu
Quyền sở hữu cá nhân
Quyền sở hữu trong luật cổ điển có tính chất pháp định, vĩnh viễn, độc quyền và tuyệt đối. Theo đó, quyền sở hữu được pháp luật thừa nhận và chi phối; quyền sở hữu chỉ mất đi một khi đối tượng của quyền sở hữu không còn; quyền sở hữu có tác dụng mang lại cho chủ sở hữu các quyền của một người chỉ đối với tài sản.
Quyền sở hữu bị hạn chế khi ưu tiên của lợi ích công cộng và khi một người thực hiện quyền của mình với ý định gây thiệt hại cho người khác có thể bị chế tài hạn chế.
Chiếm hữu
Chiếm hữu là việc thực hiện một quyền thể hiện thành các giao dịch vật chất, các biểu hiện bề ngoài của giao dịch.
Đối tượng của sự chiếm hữu được thực hiện đối với các tài sản hữu hình và phái là những tài sản có thể được sở hữu, những tài sản không được phép chuyển nhượng sẽ không thể chiếm hữu.
Quyền sở hữu:
Sở hữu chung được hiểu là mỗi chủ sở hữu trong sản nghiệp của mình một quyền đối với tài sản là đối tượng là đối tượng của quyền sở hữu chung đó
Sở hữu một phần khi các chủ sở hữu chung một tài sản thì có quyền yêu cầu phải phân chia tài sản chung thành các phần theo tỷ lệ sở hữu
Quyền sở hữu được xác lập thông qua việc chiếm giữ tài sản; sáp nhập; chế biến; xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi
Quyền sở hữu chấm dứt khi không còn đối tượng sở hữu, khi mất hoặc từ bỏ đối tượng sở hữu;
2.3. Chế định nghĩa vụ:
Nghĩa vụ là một mối liên hệ pháp lý, theo đó một người buộc phải làm một việc nhất định, phù hợp với nội dung của một quyền mà một khác được hưởng. Nội dung chủ yếu của nghĩa vụ là việc một người được ở trong tình trạng có trách nhiệm đối với một người khác đối với việc chuyển giao một vật, làm hoặc thực hiện một công việc gì đó.
Chủ thể của nghĩa vụ là những người có quan hệ nghĩa vụ đối với nhau: người có quyền, gọi là chủ thể có; người có nghĩa vụ, gọi là chủ thể nợ
Khách thể là nghĩa vụ phải thực hiện: có thể là việc chuyển quyền sở hữu; thực hiện hay không thực hiện một công việc nào đó
Chế tài là biện pháp dự liệu để bỏ vệ lợi ích của người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ, một khi người có nghĩa vụ không tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình.
Xác lập nghĩa vụ
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữ các bên nhằm xác lập nghĩa vụ. Gồm có 4 loại hợp đồng là hợp đồng: mua bán, thuê, lập công ty và ủy quyền.
Giá bán là một số tiền có thật, và giá bán phải có thực và được xác định, tức phải được xác định ở một ở một thời điểm giao kết hợp đồng bằng một cong số. Hợp đồng mua bán được xác lập trên sự ưng thuận , một bên hứa bán, bên kia hứa mua. Người bán phải bảo quản tài sản bán cho đến khi giao cho người mua và phải chịu trách nhiệm trong trường hợp mất hoặc làm tài sản hư hỏng. Qua hợp đồng mua bán, bên bán chuyển giao sự chiếm hữu cho bên kia.
Hợp đồng cho thuê có đối tượng là một vật, một công việc phải thực hiện hoặc một công lao động được khai thác. Đây là loại hợp đồng song vụ, ưng thuận và có tính chất ngay tình.
Hợp đồng thuê tài sản thì có tài sản phải được tự do lư thông, có thể là động sản hoặc bất động sản. Hợp đồng thuê công lao động là loại hợp đồng làm thuê. Đối tượng của hợp đồng là những ngày công sử dụng của người lao động tự do. Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận, theo đó, một người thực hiện một công việc theo yêu cầu của người khác, sau đó trả cho người nhận khoán một số tiền công được ấn định theo thỏa thuận.
Hợp đồng lập công ty là sự thỏa thuận giữa nhiều người nhằm góp tài sản để cùng khai thác với mục đích thu lợi chung.
Các hợp đồng thực tại song vụ gồm: hợp đồng gửi giữ; hợp đồng cho mượn tài sản; hợp đồng cầm cố
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người can thiệp vào công việc của người khác vì lợi ích của họ trong điều kiện giữa hai người không có hợp đồng ủy quyền.
Xác lập nghĩa vụ không theo ý chí, sự kiện pháp lý : đây là trường hợp sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ là một sự kiện có nguồn gốc từ hành vi trái pháp luật hoặc từ hành vi gần như trái pháp luật của con người. Hành vi trái pháp luật là hành vi có ý thức của một người nhằm gây thiệt hại về thân thể hoặc tài sản cho một người khác, mang tính chất của lỗi cố ý hoặc vô ý. Hành vi gần như trái pháp luật là hành vi gây thiệt hại cho người khác do tác động của đồ vật hoặc súc vật thuộc quyền sở hữu của người gây thiệt hại, ngoài sự kiểm soát của người này.
Chấm dứt nghĩa vụ:
Chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo ý chí: khi đã thực hiện nghĩa vụ, miễn thực hiện nghĩa vụ, thay thế nghĩa vụ, thay thế nghĩa vụ bằng bản bán, ủy nhiệm thực hiện nghĩa vụ,
Chấm dứt nghĩa vụ theo án lệ: người có quyền tự nguyện miễn thực hiện nghĩa vụ mà không tiến hành một thể thức nào; thỏa thuận có tuyên thệ giữa các bên; thương lượng giữa các bên.
Chấm dứt bắt buộc nghĩa vụ khi hòa nhập giữa người có nghĩa vụ và người có quyền; người có quyền hoặc người có nghĩa vụ chết trong điều kiện quyền, nghĩa vụ gắn với nhân thân; đối tượng của nghĩa vụ không còn; đối với việc hết thời hiệu
Chấm dứt nghĩa vụ khi bù trừ nghĩa vụ
2.4. Chế định thừa kế:
Thừa kế gồm:
– Thừa kế theo pháp luật được tiến hành trong trường hợp người chết không để lại di chúc có giá trị hoặc có để lại di chúc nhưng người thừa kế theo di chúc đã chết trước khi mở thừa kế, không có năng lực tiếp nhận di sản theo di chúc hoặc ở trong tình trạng không có quyền hưởng di sản.
– Thừa kế theo di chúc. Trong di chúc là những quy định liên quan trực tiếp đến di sản, quy định về việc lập người thùa kế theo di chúc, di tặng và ủy thác tài sản. Di chúc không được phép không có nội dung thừa kế đối với hàng thừa kế thứ nhất, nếu không có di chúc sẽ bị vô hiệu
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
Di sản thừa kế bao gồm khối tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết và các quyền tài sản của người chết chưa thực hiện (quyền thừa kế, quyền đòi nợ). Người thừa kế là những người còn sống vào thời điểm mở thừa kế