Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người đã rất quen thuộc với việc sử dụng khoáng sản như vôi, cát, vàng, bạc, than, khí thiên nhiên, dầu khí... Khoáng sản đóng vai trò rất quan trọng như là nguyên liệu trong sản xuất, là nguyên liệu sử dụng trong đời sống, là mặt hàng xuất khẩu,.... Cùng tìm hiểu nội dung trong Luật khoáng sản.
Mục lục bài viết
1. Luật Khoáng sản là gì?
Khoáng sản được hiểu bao gồm các tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
Luật Khoáng sản là tổng hợp những quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực khoáng sản trong hoạt bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thăm dò, khai thác khoáng sản; quản lý nhà nước về khoáng sản.
Luật Khoáng sản tiếng Anh là “Mineral Law”.
2. Phạm vi điều chỉnh của Luật Khoáng sản:
Tại điều 1 của
Khoáng sản là dầu khí; khoáng sản là nước thiên nhiên không phải là nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
3. Nội dung chính của Luật Khoáng sản:
Tại Chương I của Luật quy định về các điều khoản chung như giải thích từ ngữ, các chính sách của Nhà nước về khoáng sản, nguyên tắc hoạt động khoáng sản, quyền lợi của địa phương, người dân nơi có khoáng sản được khai thác, lưu trữ, sử dụng thông tin về khoáng sản, những hành vi bị cấm,
Chiến lược, quy hoạch khoáng sản được quy định tại Chương II của Luật. Nội dung chính của chương quy định việc lập chiến lược, nội dung chiến lược, quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, điều chỉnh quy hoạch khoáng sản,…
Về trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thì gồm trách nhiệm chung, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản; tổ chức, cá nhân sử dụng đất cũng như của các cơ quan nhà nước, Ủy ban nhân dân, của các bộ, cơ quan ngang bộ.
Điều tra cơ bản về địa chất gồm việc: Điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và nghiên cứu chuyên đề về địa chất, khoáng sản; Đánh giá tiềm năng khoáng sản theo loại, nhóm khoáng sản và theo cấu trúc địa chất có triển vọng nhằm phát hiện khu vực có khoáng sản mới. Các tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản địa chất phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 23 của Luật.
Khu vực khoáng sản bao gồm: Khu vực hoạt động khoáng sản, bao gồm cả khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; Khu vực cấm hoạt động khoáng sản; Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; Khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
Trong bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản thì tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật; thực hiện các giải pháp và chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường.
Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã, doanh nghiệp nước ngoài và hộ kinh doanh. Các quy định về điều kiện, đề án, diện tích thăm dò, quyền, nghĩa vụ của các tổ chức … được quy định tại Chương VII của Luật.
Chương VIII của Luật quy định về việc khai thác khoáng sản và khai thác tận thu gồm các nội dung về tổ chức, khu vực khai thác, việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thiết kể mỏ…
Tài chính về khoáng sản gồm các khoản thu về thuế, phí, lệ phí và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện ở các khu vực hoạt động khoáng sản, trừ khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khoanh định là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
4. Những nội dung mới của Luật Khoáng sản sửa đổi, bổ sung:
Luật sửa đổi bổ sung năm 2018 đã bổ sung quy định về khái niệm Quy hoạch khoáng sản tại Khoản 8 Điều 2. Theo đó, Quy hoạch khoáng sản bao gồm quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Quy định này chính là quy định cũ tại Khoản 1 Điều 10 của Luật Khoáng sản, đã được bãi bỏ trong luật mới. Tuy nhiên, quy định này không kế thừa tất cả nội dung tại Luật năm 2010 mà đã có những thay đổi để phù hợp hơn.
Về nguyên tắc hoạt động khoáng sản, Luật năm 2018 đã sửa đổi nguyên tắc đầu tiên. Nếu như luật năm 2010 quy định “Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.” thì đến năm 2018, quy định này được sửa đổi thành “Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.” Quy định mới đã bổ sung thêm việc hoạt động khoáng sản phải phù hợp với phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh.
Về chiến lược khoáng sản, Luật đã thay đổi từ việc quy định” Chiến lược khoáng sản phải phù hợp … quy hoạch vùng” thành “Phù hợp với … quy hoạch tổng thể quốc gia”. Như vậy, phạm vi của nguyên tắc để lập chiến lược khoáng sản đã được mở rộng, nó phải đảm bảo theo quy hoạch của toàn quốc, không còn nằm trong phạm vi của một vùng. Việc quy định như vậy đảm bảo cho việc thống nhất quản lý từ trên xuống, tránh những trường hợp mỗi vùng có những quy định khác nhau, dễ dẫn đến việc mất cân bằng trong chiến lược khoáng sản.
Về Quy hoạch điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản, Luật sửa đổi năm 2018 đã có quy định hoàn toàn mới so với luật năm 2010. Nếu như trong luật cũ, thì điều khoản này quy định về nguyên tắc điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản,; căn cứ để lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; nội dung chính của quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Thì trong luật mới quy định về quy hoạch điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản là quy hoạch ngành quốc gia; xác định đây là một ngành quốc gia; kế thừa quy định cũ về căn cứ để lập quy hoạch điều tra cơ bản về địa chất và việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch.
Luật sửa đổi bãi bỏ Điều 12. Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước và sửa đổi Điều 13. Quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước và quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản khác cả nước thành Điều 13. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Như vậy, luật sửa đổi đã gộp phạm vi điều chỉnh của hai điều 12, 13 của Luật năm 2010 để điều chỉnh trong cùng một điều tại Luật sửa đổi.
Về các trường hợp điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, thì Luật sửa đổi quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 14 thành “Có một trong các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch” và bỏ trường hợp điều chỉnh quy hoạch khoáng sản vì lợi ích quốc gia, lợi ích công công cộng
Luật sửa đổi bãi bỏ quy định về lấy ý kiến và công bố quy hoạch khoáng sản.
Về trách nhiệm bảo vệ khoáng sản, thì luật quy định rõ ràng hơn việc cơ quan tổ chức lập quy hoạch bổ sung thêm việc quy hoạch xây dựng vùng liên huyện.
Luật sửa đổi đã thay đổi khu vực hoạt động khoáng sản, đó là: “Khu vực hoạt động khoáng sản là khu vực có khoáng sản đã được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khoanh định trong quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”
Sửa đổi quy định về điều kiện cấp giấy phép thăm gì khoáng sản cho tổ chức cá nhân, từ ” Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch khoáng sản” thành “Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch”. Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo tính hợp pháp của đề án trong tất cả những lĩnh vực khoáng sản có liên quan.
Trong trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Ủy ban nhân dân các cấp, Luật sửa đổi năm 2018 quy đinh: “Xây dựng nội dung phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản trong quy hoạch tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt” (Điểm c, Khoản 1 Điều 81) đã xác định rõ phạm vi lãnh thổ trong việc xây dựng nội dung phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản trong phạm vi của tỉnh, chứ không quy định “là của địa phương” tại Luật năm 2010.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Khoáng sản năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018.