Luật hợp tác xã năm 1996 quy định áp dụng đối với hợp tác xã trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
LUẬT
HỢP TÁC XÃ
Để phát huy vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ vào các điều 15, 20 và 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về hợp tác xã.
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Định nghĩa hợp tác xã
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Điều 2. Tổ hợp tác
Các tổ hợp tác có hình thức tổ chức, tên gọi khác nhau được Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ và có chính sách khuyến khích phát triển để trở thành hợp tác xã khi có đủ điều kiện.
Điều 3. Phạm vi điều chỉnh
Luật này áp dụng đối với hợp tác xã trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Điều 4. Điều lệ mẫu
Điều lệ mẫu của hợp tác xã nông nghiệp và của các ngành, nghề khác do Chính phủ ban hành theo quy định của Luật này để làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Điều lệ hợp tác xã phù hợp với đặc điểm của từng loại hình hợp tác xã. Điều lệ mẫu phải quy định rõ số lượng xã viên tối thiểu.
Điều 5. Chính sách Nhà nước đối với hợp tác xã
Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp của hợp tác xã, bảo đảm quyền bình đẳng của hợp tác xã trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; ban hành các văn bản pháp luật và chính sách khuyền khích phát triển hợp tác xã; thông qua hợp tác xã để thực hiện các chính sách giúp đỡ, hỗ trợ xã viên xoá đói, giảm nghèo, thực hiện bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hợp tác xã, không can thiệp vào việc quản lý và hoạt động hợp pháp của hợp tác xã.
Điều 6. Giải thích từ ngữ
Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Vốn góp tối thiểu là số tiền hoặc tài sản được quy ra tiền mà xã viên bắt buộc phải góp khi gia nhập hợp tác xã.
2- Góp sức là việc xã viên tham gia trực tiếp dưới dạng lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tham gia quản lý hợp tác xã và được trả thù lao theo sự đóng góp do Điều lệ hợp tác xã quy định.
3- Vốn điều lệ của hợp tác xã là tổng số vốn do các xã viên đóng góp và được ghi vào Điều lệ hợp tác xã.
4- Biểu tượng của hợp tác xã là ký hiệu riêng của mỗi hợp tác xã để phản ánh đặc trưng riêng biệt của hợp tác xã và phân biệt hợp tác xã đó với các hợp tác xã và doanh nghiệp khác.
5- Dịch vụ của hợp tác xã đối với xã viên là việc hợp tác xã cung ứng cho xã viên hàng hoá, dịch vụ dưới dạng vật chất hoặc phí vật chất mà xã viên phải trả tiền cho hợp tác xã.
6- Mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã là tỷ lệ giá trị dịch vụ mà hợp tác xã cung ứng cho từng xã viên trong tổng số giá trị dịch vụ của hợp tác xã cung ứng cho toàn bộ xã viên của hợp tác xã.
7- Cam kết kinh tế giữa hợp tác xã và xã viên là thoả thuận nêu rõ những ràng buộc về kinh tế giữa hợp tác xã và xã viên.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật thuế trực tuyến miễn phí qua điện thoại