Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dụckhác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước.
LUẬT
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nướcvà của toàn dân;
Để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nướcvề giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổquốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992;
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động giáo dục,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Luật giáo dục
Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dụckhác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước, của tổchức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân; tổchức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
Điều 2. Mục tiêu giáo dục
Mụctiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất vànăng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục
1.Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dântộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làmnền tảng.
2.Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáodục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhàtrường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Điều 4. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
1.Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại vàcó hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; bảo tồn và pháthuy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoánhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
2.Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duysáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chívươn lên.
3.Nội dung, phương pháp giáo dục phải được thể hiện thành chương trình giáo dục;chương trình giáo dục phải được cụ thể hoá thành sách giáo khoa, giáo trình. Chươngtrình giáo dục, sách giáo khoa, giáo trình phải phù hợp với mục tiêu giáo dụccủa từng bậc học, cấp học và từng trình độ đào tạo, bảo đảm tính ổn định vàtính thống nhất.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568