Viện Kiểm sát nhân dân ra đời với nhiệm vụ công tố và giám sát hoạt động tư pháp. Nhiệm vụ công tố của Việt Kiếm sát được thực hiện trong suốt quá trình tố tụng như quyết định áp giải người bị bắt, bị can. Cùng tìm hiểu luận tội là gì? Luận tội và một số vấn đề cần lưu ý về trình bày luận tội?
Mục lục bài viết
1. Luận tội là gì?
Sau khi kết thúc xét hỏi,
Luận tội tiếng Anh là: “Impeachment”.
2. Chủ thể thực hiện luận tội:
Tại Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên của
“c. Tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, các quyết định khác của Viện kiểm sát về việc buộc tội đối với bị cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;” (Khoản 1 Điều 42)
Và trong Điều 266. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử cũng có quy định: “Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;” (Điểm c Khoản 1)
Như vậy, có thể khẳng định về chủ thể thực hiện luận tội đó chính là Kiểm sát viên.
3. Quy định pháp luật về luận tội:
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về luận tội như sau:
“Điều 321. Luận tội của Kiểm sát viên
1. Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
2. Nội dung luận tội phải phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; tội danh, hình phạt, áp dụng Điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; mức bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
3. Đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung bản cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; đề nghị mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng.
4. Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.”
Trong lời luận tội của mình, dựa trên kết quả của phần xét hỏi, Kiểm sát viên chỉ ra sự tồn tại hoặc không tồn tại mối quan hệ khách quan giữa các sự kiện, tình tiết dường như riêng biệt với nhau đã được xác định, kiểm tra ở phần xét hỏi. Trên cơ sở đó, Kiểm sát viên khẳng định hoặc bác bỏ những nội dung của bản cáo trạng. Lời luận tội chỉ khách quan vào có tình thuyết phục người nghe khi lời luận tội dựa vào kết quả thẩm vấn tại phiên tòa, dựa vào các sự kiên, tình tiết đã được làm rõ trong vụ án, đồng thời chỉ ra được mối liên hệ khách quan giữa các tình tiết, sự việc đó.
Bản luận tội phân tích, viện dẫn làm sáng tỏ nội dung của cáo trạng, đồng thời cúng phải phân tích, vạch trần âm mưu, thủ đoạn phạm tội, tác hại hậu quả do hành vi phạm tội gây nên, xác định được những nguyên nhân điều kiện phát sinh tội phạm.
Trong bản luận tội, việc phân tích đánh giá chứng cứ là rất quan trọng. Chỉ trên cơ sở chứng mình về chứng cứ một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ mới xác định được sự thật của vụ án, xác định tội phạm đã gây ra và kẻ phạm tội. Kiểm sát viên đánh giá, tổng hợp, kết luận về sự phạm tội, kẻ phạm tội và viện dẫn các chứng cứ để chứng minh phạm tội như: các biên bản khám nghiệm hiện trường, thu giữ vật chứng, giám định pháp y, các sổ sách chứng từ, lời khai của bị cáo, bị hại, người liên quan, nhân chứng,… trước cơ quan điều tra và tại phiên tòa, phân tích đánh giá mâu thuẫn để kết luận đúng sai rõ ràng. Trên cơ sở đánh giá toàn bộ chứng cứ của vụ án qua điều tra công khai tại phiên tòa, Kiểm sát viên sẽ khẳng định nội dung truy tố của cáo trạng là hoàn toàn đúng hoặc có vấn đề khác phải sửa đổi bổ sung. Khi phân tích, đánh giá chứng cứ đối với vụ án nhiều bị cáo, phạm nhiều tội, phải tuân theo quy định từ tội phạm nghiêm trọng đến tội phạm ít nghiêm trọng
Lời luận tội phải phân tích, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, vai trò trách nhiệm của bị cáo. Kiểm sát viên phân tích đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, chỉ rõ tính chất, tầm quan trọng và giá trị của các quan hệ xã hội do tội phạm xâm hại; Phân tích tính chất của hành vi phạm tội bao gồm thủ đoạn, công vụ, phương tiện, cách thức sử dụng công cụ phương tiện của bị cáp; hình thức thực hiện tội phạm: là tội phạm có tổ chức hay chỉ là đồng phạm đơn giản hoặc phạm tội riêng lẻ; mức độ thực hiện tội phạm chuẩn bị, chưa đạt hay hoàn thành; tính chất mức độ hậu quả đã gây ra hoặc đe dọa gây ra; mức độ lỗi (tính chất động cơ, mục đích phạm tội); hoàn cảnh phạm tội.
4. Đánh giá về nhân thân của người phạm tội:
Những đặc Điểm của nhân thân sau:
– Những đặc Điểm về nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
– Những đặc Điểm về nhân phân của người phạm tội phản ánh khả năng giáo dục của họ
– Những đặc Điểm về nhân thân người phạm tội phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ.
Những tình tiết nhân thân có ý nghĩa của đối với việc quyết định hình phạt là phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự; tội phạm thường hay tội phạm nguy hiểm; tội phạm có tính chất chuyên nghiệp hay không có tính chất chuyên nghiệp; là người chưa thành niên; có thái độ tự thú hoặc hối cải lập công chuộc tội hay thái độ ngoan cố; là người thuộc diện chính sách lớn của Nhà nước; là người có hoàn cảnh đặc biệt: người già, mắc bệnh hiểm nghèo; phụ nữ có thai,…
Lời luận tội nêu ra các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định tại Điều… Bộ luật Hình sự. Trên cơ sở đó xem xét vai trò, trách nhiệm của bị cáo và đưa ra các nguyên nhân, điều kiện phạm tội.
Sau khi phân tích vai trò trách nhiệm của bị cáo, có thể đề cập đến những vi phạm, thiếu sót, sơ hở trong quản lý, nó là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, phải phân tích đúng mức nêu nên tác hại của nó, từng trường hợp cụ thể mà kiến nghị các cơ quan, đơn vụ chủ quản rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phụ ngăn ngừa kịp thời vi phạm, thiết sót, sơ hở tương tự có thể tái diễn.
Lời luận tội đề nghị mức hình phạt; áp dụng hình phạt là giai đoạn quan trọng của tố tụng hình sự. Việc quyết định hình phạt có ảnh hưởng lớn đến việc đạt được hay không mục đích hình phạt. Khi đề nghị hình phạt, Kiểm sát viên phải căn cứ vào các nguyên tắc quyết định hình phạt đó là: Nguyên nhân nhân đạo xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt vận dụng đúng đắn các căn cứ áp dụng hình phạt đã phân tích ở trên để hình phạt được hiệu quả cảo. Hậu quả của hình phạt phụ thuộc vào mức độ tuân thủ các nguyên tắc đó và đánh giá các căn cứ của luật định trong từng vụ án cụ thể. Luận tội phải đề xuất mức hình phạt cụ thể, không chung chung
Luận tội phải có đề nghị mức bồi thường thiệt hại: Kiểm sát viên phải căn cứ vào đặc tính và mức độ thiệt hại do tội phạm gây nên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự và bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại, dựa vào các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để đề nghị mức bồi thường thiệt hại đối với từng vụ án cụ thể
Luận tội đề nghị xử lý vật chứng: đối với những vụ án có vật chứng mà Hội đồng xét xử cần phải xử ký theo quy định thì Kiểm sát viên trong bản luận tội phải đề nghị xử lý đối với từng loại vật chứng theo quy định:
– Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, xung công quỹ Nhà nước, nếu đó là vật có giá trị sử dụng, nếu vật không có giá trị sử dụng thì tiêu hủy
– Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hưu của người khác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ phạm tội thì trả cho chủ sở hữu hoặc người sở hữu. Trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý thì sung công quỹ nhà nước
– Vật chứng là tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có thì tịch thu và sung công quỹ Nhà nước.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.