Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mượn xe của bạn lấy trộm giấy tờ xe và bỏ trốn.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tên là Mười. Ngày 9/5/2019 tôi có rủ máy người bạn của tôi về phòng trọ của tôi chơi. Buổi sáng khoảng 8-9h ngày 9/5/2019 Vũ là bạn của tôi đã mượn xe tôi về phòng của Vũ để tắm rửa thay áo quần lúc tôi đang ngủ và tôi cũng đồng ý. Cùng trong lúc đó Vũ đã lục ví của tôi để lấy cà vẹt xe rồi trốn ngay trong ngày hôm đó. Trong ngày đó tôi có co qua phòng trọ với những chỗ Vũ hay lui tới thì không có. Sáng hôm 10/5/2019 tôi có lên trình báo với công an phường Thạnh Lộc, quận 12, Tp. Hồ Chí Minh. Sáng hôm 11/5/2019 công an phường có gọi cho tôi tới phường để dẫn 1 chú công an phường qua bên phòng trọ của Vũ thì công an có được giấy chứng minh nhân dân phô tô của Vũ. Trong khi đó thì tôi cũng có cung cấp cho công an ảnh của Vũ. Bên công an cũng đã lấy giấy tờ mua bán xe vì xe của tôi là xe mua lại nhưng đến giờ vẫn chưa thấy công an phường Thạnh Lộc liên lạc gì. Luật sư có cách gì để mình tìm lại xe không? Tại vì tôi cũng là công nhân đi làm cả năm mua được chiếc xe để đi làm giờ tôi muốn tìm lại xe để đi làm.mong Luật sư giúp đỡ.
Luật sư tư vấn:
Phân tích hành vi của Vũ: Mượn xe, lục ví tiền của bạn lấy cà vẹt xe rồi bỏ trốn. Hành vi này của đối tượng đó là có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Thứ nhất, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản Điều 174
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
…”
Luật sư
Theo đó, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải có các dấu hiệu sau:
Về hành vi: Người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao gìơ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà thủ đoạn gian dối đó có thể là hành vi che giấu tội phạm hoặc là hành vi phạm tội khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Về hậu quả: Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Đối với tội này, giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2 triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng phải rơi vào một trong các trường hợp như: đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, đã bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích.
Về chủ thể: Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải từ đủ 16 tuổi trở lên
Về lỗi: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý nhằm mục đích chiếm đoạt được tài sản.
Hành vi của Vũ trong trường hợp này đã đủ để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 174
“1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…”
Người phạm tội có các hành vi mô tả tại 1 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Nhìn chung, đó là hành vi “bội tín”, bởi được người khác tin tưởng, giao cho tài sản nên nhân cơ hội đó chiếm đoạt tài sản được giao. Cụ thể là một trong những hành vi như sau:
– Nhận được tài sản bằng các hình thức hợp pháp nhưng sau đó dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó;
– Nhận được tài sản bằng các hình thức hợp pháp nhưng sau đó bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Trong trường hợp này, cần hết sức chú ý xem xét một cách toàn diện để xác định có phải người có hành vi bỏ trốn để nhằm chiếm đoạt tài sản hay không. Nếu việc bỏ trốn vì một lý do khác (sợ bị xiết nợ, bắt, gây thương tích…) thì việc bỏ trốn không cấu thành tội này.
– Nhận được tài sản bằng các hình thức hợp pháp nhưng sau đó dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng hoàn trả.
Tội phạm hoàn thành khi người nhận được tài sản có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để giữ lại tài sản hoặc định đoạt tài sản không theo cam kết. Cũng coi là tội phạm hoàn thành khi người nhận được tài sản bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng hoàn trả.
Xem xét các yếu tố về hành vi, nhận thấy Vũ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tuy nhiên,
“1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
3. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
…”
Vì bạn không nêu ra động cơ và ý chí của người bạn kia nên không kết luận chính xác cho bạn được, theo đó bạn cần chờ cơ quan công an tiến hành điều tra để đưa ra những kết luận chính xác nhất dừa trên căn cứ đã phân tích ở trên và tìm lại được xe cho bạn.
1. Phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi có vấn đề về luật mong muốn được Luật sự giúp đỡ. Bạn tôi mượn điện thoại của tôi, nhưng lại mang đi cắm, khi tôi đến nhà hỏi thì bạn tôi nói đã cắm với giá 1.500.000 đồng và không chuộc lại điện thoại được, tôi muốn giải quyết theo tình cảm nên đã đồng ý để bạn trả lại số tiền 1.500.000 bằng số tiền đã cắm. Nhưng đến này đã 2 năm bạn tôi vẫn chưa hoàn trả số tiền đó. Giờ tôi muốn báo công an có được không? Số tiền 1.500.000 có đủ điều kiện báo án không? (Điện thoại tôi mới mua với giá 5.600.000). Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, bạn của bạn mượn điện thoại của bạn, mang đi cắm, khi bạn đến nhà hỏi thì bạn của bạn nói đã cắm với giá 1.500.000 đồng và không chuộc lại điện thoại được. Do đó, phải xác định thời điểm nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của bạn bạn là khi nào?
Nếu người bạn của bạn có thủ đoạn gian dối, có mục đích chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu khi mượn tài sản thì bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
Nếu sau khi có được tài sản thông qua giao dịch hợp pháp như tặng cho, thuê, mượn,… sau đó mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản, dùng thủ đoạn gian đối, bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không còn khả năng trả lại tài sản thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…”
Luật sư tư vấn xử lý hành vi chiếm đoạt tài sản qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP quy định về xác định tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng.
Theo như bạn trình bày, bạn có cho bạn mượn điện thoại, người bạn này mang đi cắm và nói đã cắm với giá là 1.500.000 đồng. Trong trường hợp này cần xác định, nếu giá trị thực tế của chiếc điện thoại vào thời điểm bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên (đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản) hoặc từ 4.000.000 đồng trở lên (đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt) hoặc dưới 2.000.000 đồng (đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản) hoặc trên 4.000.000 đồng (đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt) nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn của bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp huyện nơi bạn của bạn đang cư trú để yêu cầu cơ quan công an giải quyết.