Lừa đảo xe ô tô trị giá 600 triệu đồng bị xử lý thế nào? Đồng phạm trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn của tôi là đồng phạm trong một vụ lừa xe hơi của người khác và đã bắt được kẻ chủ mưu và bạn tôi. Giá trị tài sản chiếc xe hơi là 600 triệu mà bạn của tôi chỉ được chia cho 5 triệu. Bị bắt ngày 4/8/2019 và qua Tết này sẽ ra tòa. Bạn của em chưa có tiền án, tiền sự và nhà có công với cách mạng. Vậy Luật sư tư vấn cho tôi là bạn của tôi sẽ phải chịu mức án như thế nào? Cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Bạn của bạn bị xét xử với mức án như thế nào phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, với những thông tin bạn cung cấp thì bạn của bạn chỉ là đồng phạm nên có thể chịu mức án như sau:
Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;”
Luật sư
Như vậy trong trường hợp này, bạn của bạn chiếm đoạt tài sản với giá trị lớn hơn 500 triệu đồng nhưng với vai trò đồng phạm nên mức án sẽ nhẹ hơn người chủ mưu. Tuy nhiên, gia đình lại có công với cách mạng và chưa có tiền án, tiền sự là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nếu trong quá trình điều tra, bạn của bạn đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải thì trách nhiệm hình sự sẽ được giảm, cụ thể như sau:
Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng:
“1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”
Mục lục bài viết
1. Lừa đảo tiền đặt cọc của người khác bị xử lý như thế nào?
Theo căn cứ tại Điều 328 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về đặt cọc:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, việc đặt cọc để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp các bên không lập hợp đồng đặt cọc hợp pháp do người nhận tiền đặt cọc dùng thủ đoạn gian dối để người kia đưa tiền đặt cọc cho mình rồi thực hiện hành vi chiếm đoạt và bỏ trốn thì hành vi đó cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174, Bộ Luật hình sự 2015; sửa đổi, bổ sung 2017:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;”
Theo đó, khung hình phạt đối với người phạm tội căn cứ vào số tiền chiếm đoạt, mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi phạm tội. Khung hình phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến ba năm và khung hình phạt cao nhất có thể là chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt một khoản tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
Người bị chiếm đoạt số tiền đặt cọc có quyền làm đơn tố cáo yêu cầu bên phía cơ quan công an khởi tố vụ án hình sự đối với người có hành vi chiếm đoạt tài sản.
Sau khi xem xét và xác định cơ quan có thẩm quyền, cơ quan công an sẽ làm thủ tục chuyển quyền điều tra vụ án cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Lừa đảo nhằm chiếm đoạt xe máy
Tóm tắt câu hỏi:
A đi đến trung tâm giới thiệu việc làm để xin việc, gặp Minh – là cán bộ của trung tâm đó. Minh nói sẽ chở A đi xem chỗ làm việc của A (bằng xe máy của A). Sau đó, Minh chở A đi lòng vòng rồi ghé vào một cửa hàng điện thoại, Minh đưa A 100 ngàn đồng nhờ vào mua giùm thẻ điện thoại. Khi A vào đến cửa hàng thì bên ngoài Minh rồ ga chạy đi mất. Chiếc xe của A mới mua trị giá 80 triệu đồng. Vậy Minh bị tội gì?
Luật sư tư vấn:
Minh phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 174
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
Xét các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
1. Mặt khách quan của tội
Theo quy định về hành vi khách quan của tôi là “người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác”
Dùng thủ đoạn gian dối: Là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê… để chiếm đoạt tài sản làm chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đã nhầm tưởng, tin vào các thông tin không đúng sự thật đó nên đã tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền quản lý tài sản cho người phạm tội.
Chiếm đoạt tài sản: Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối. Khi người phạm tội thực hiện hành vi dùng thủ đoạn gian dối với mục đích chiếm đoạt tài sản và thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa giao tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.
Trong tình huống của bạn, Khi Minh giả làm người của trung tâm giới thiệu việc làm đến để giới thiệu việc làm cho A, do tin tưởng Minh là người của trung tâm giới thiệu việc làm nên đã tự nguyện giao xe máy của mình cho Minh lái xe. Khi Minh nhờ A vào mua thẻ điện thoại, vẫn là hành vi gian dối của Minh, nên A không có sự nghi ngờ, A giao xe máy cho Minh giữ bên ngoài để mình vào mua thẻ. Lợi dụng tình huống này, Minh đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy của A.
2. Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Và trong tình huống, Minh phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác là trái pháp luật nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi lừa đảm chiếm đoạt xe máy đó.
3. Xét về yếu tố Chủ thể của tội
Theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Như vậy, tùy thuộc vào tình huống thực tế của bạn để xác định Minh bao nhiêu tuổi khi thực hiện hành vi phạm tội với A mà buộc Minh phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo điểm e Khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
…
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;”
Vì chiếc xe máy của A có giá trị 80 triệu đồng nên khung hình phạt cao nhất có thể đến 7 năm tù, theo Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 thì đây là tội phạm nghiêm trọng nên người đủ 16 tuổi trở lên sẽ chịu trách nhiệm hình sự. Tùy vào độ tuổi của Minh trong trường hợp để buộc Minh chịu trách nhiệm hình sự
3. Bị người khác lừa đảo thì phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, lúc trước tôi có cho một anh công an vay một số tiền. Sau một thời gian sắp đến hạn trả nợ thì anh ấy bảo là tôi cho vây nặng lãi nên bắt tôi chuyển một khoản tiền để chạy án cho tôi. Nhưng về sau tôi phát hiện ra tôi đã bị lừa, vậy tôi phải làm như thế nào ? Rất mong Luật sư giúp đỡ.
Luật sư tư vấn:
Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
Với thông tin, bạn đưa ra thì anh này đã có hành vi đưa ra thông tin gian dối (nói rang hành vi của bạn là cho vay nặng lãi nhưng thực thế không phải) nhằm mực đích chiếm đoạt tài sản (để bạn giao tiền cho họ) thì hành vi này đã cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp này bạn có thể làm đơn hoặc tố giác trực tiếp về hành vi này với cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc bất cứ cơ quan, tổ chức nào. Tuy nhiên để bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách nhanh nhất thì anh có thể đến trực tiếp Cơ quan công an cấp huyện để tố giác hành vi này. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ lập biên bản, sau khi lập biên bản sẽ tiến hành xác minh và giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Có đòi được tiền bị lừa đảo chiếm đoạt không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi gia đình em bị lừa đảo chiếm đoạt 800 triệu đồng. Hiện những người lừa gia đình em đã bị bắt nhưng số tiền trên họ đã tiêu hết và không có tiền trả cho gia đình em. Vậy gia đình em có được pháp luật giúp lấy lại số tiền đó không. Nhà họ có bị niêm phong để bán trả tiền cho gia đình em không?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản 800 triệu đồng nên người trực tiếp trong gia đình bạn bị lừa đảo là người bị thiệt hại trực tiếp về tài sản do tội phạm gây ra nên theo quy định pháp luật, họ được coi là người bị hại.
Căn cứ vào Điều 62
“1. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
2. Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:
…
g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
…
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;”
Căn cứ vào quy định trên thì người bị hại của gia đình bạn thực hiện quyền của người bị hại có quyền đề nghị mức bồi thường thiệt hại và các biện pháp bồi thường thiệt hại. Người đại diện của gia đình bạn có quyền đề nghị mức bồi thường thiệt hại là 800 triệu đồng và đề nghị các biện pháp bảo đảm bồi thường.
Để bảo đảm thi hành án thì cơ quan thi hành án có thể kê biên tài sản của họ để đảm bảo cho việc thi hành án theo quy định tại Điều 128 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
“1. Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
3. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
…”
5. Mua hàng không trả tiền có phạm tội lừa đảo không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi có bán 2 gốc cây đinh lăng trị giá 1 triệu đồng. Người mua hứa qua ngày sau trả tiền nhưng tôi đợi cả 3 tuần rồi mà người mua không quay lại trả tiền. Tôi đã có liên lạc qua số điện thoại nhưng tắt máy, ra đến nhà thì lẩn tránh tôi. Trong trường hợp này tôi nên làm như thế nào, giải quyết làm sao? Người mua đó có phạm tội lừa đảo không? Tôi có thể làm đơn để tôi gửi lên công an giải quyết được không?
Mong luật sư giải đáp cho tôi. Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
‘Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…”
Như vậy, cấu thành của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
(+) Chủ thể:
– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 175 thì người thực hiện hành vi từ đủ 16 tuổi trở lên.
– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 175 thì người thực hiện hành vi từ đủ 14 tuổi trở lên.
(+) Khách thể: quan hệ sở hữu tài sản
(+) Khách quan: hành vi bao gồm các giai đoạn:
– Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác theo quy định của pháp luật
– Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.
– Hậu quả: người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản.
Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì mới cấu thành tội phạm.
(+) Chủ quan:
– Lỗi cố ý
– Mục đích: chiếm đoạt tài sản
Như thông tin bạn cung cấp, bạn có bán 2 gốc cây đinh lăng trị giá 1triệu đồng. Người mua hứa qua ngày sau trả tiền nhưng bạn đợi cả 3 tuần rồi mà người mua không quay lại trả tiền. Bạn đã có liên lạc qua số điện thoại nhưng tắt máy, ra đến nhà thì người này lẩn tránh. Như vậy, người này có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên với số tiền 1 triệu đồng thì người này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp người này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản thì người mua đinh lăng của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568
Do đó bạn cần làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an cấp huyện nơi người mua đinh lăng cư trú để cơ quan công an thực hiện nhiệm vụ điều tra, xác minh vụ việc. Nếu có đủ cấu thành tội phạm, người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu không đủ cấu thành tội phạm, người này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
‘1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;’