Khi giao kết hợp đồng thương mại quốc tế, các bên thường ưu tiên lựa chọn trọng tài như là phương thức giải quyết tranh chấp ưu việt hơn so với tòa án. Thế nhưng, một vấn đề đặt ra lúc này chính là, các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế không có cùng “lãnh thổ”, vậy nên chọn cơ quan trọng tài của quốc gia nào là phù hợp và bình đẳng cho cả hai bên? Cách lựa chọn phổ biến hiện nay trong hợp đồng thương mại quốc tế với một bên là thương nhân Việt Nam chính là lựa chọn cơ quan trọng tài ở nước thứ ba, điển hình như Singapore hay Hong Kong.
Mục lục bài viết
- 1 1. Lý do các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế thường lựa chọn trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp:
- 2 2. Xu hướng chung khi lựa chọn cơ quan trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế của các thương nhân Việt Nam:
- 3 3. Kiến nghị cách lựa chọn cơ quan trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế cho các thương nhân Việt Nam:
1. Lý do các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế thường lựa chọn trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp:
Có nhiều phương thức để giải quyết tranh chấp trong thương mại, bên cạnh
Thứ nhất, các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, việc lựa chọn tòa án của một trong các bên thì đối với bên còn lại tòa án đó sẽ là “tòa án nước ngoài”. Điều này sẽ mang lại “cảm giác bất lợi” cho bên còn lại khi tham gia tố tụng, và thực tế đó cũng là điều bất lợi, vì đa phần các tòa án sẽ tiến hành quá trình tố tụng theo ngôn ngữ của quốc gia mình’. Nếu các bên trong hợp đồng không sử dụng cùng một ngôn ngữ thì quá trình tố tụng sẽ cực kỳ vất vả vì sự bất đồng ngôn ngữ và tốn kém do chi phí cho công tác phiên dịch. Chưa kể đến trường hợp ngôn ngữ tòa án sử dụng không phải là ngôn ngữ trong hợp đồng, thì các khó khăn này lại càng tăng cao. Ví dụ như là, thương nhân Việt Nam ký
Thứ hai, khác với tòa án – cơ quan mang quyền lực nhà nước, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ giúp các bên tối đa hóa được quyền tự thỏa thuận, dẫn đến các bên có thể phần nào đó chủ động được kết quả giải quyết tranh chấp. Quyền tự do thỏa thuận của các bên được thể hiện qua các mặt như: (1) Các bên vẫn có thể thỏa thuận được với nhau về nội dung tranh chấp cho đến những bước cuối cùng của quá trình tố tụng tại cơ quan trọng tài; (2) Các bên chủ động và tự quyết trong việc thỏa thuận lựa chọn cơ quan trọng tài nào sẽ tham gia vào quá trình quá trình tố tụng này. Cơ quan trọng tài của bất kỳ quốc gia nào vẫn có thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu các bên chọn họ và thỏa thuận trọng tài thực hiện được. Trong khi đó, điều này không thể xảy ra đối với tòa án, vì tòa án có thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi và chỉ khi có liên quan đến các bên trong hợp đồng hoặc liên quan đến thực hiện hợp đồng; (3) Các bên được thoải mái lựa chọn các quy định liên quan trong quá trình tố tụng tại cơ quan trọng tài như tên và số lượng trọng tài viên thụ lý vụ việc, nơi tổ chức hoạt động tố tụng, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng, luật áp dụng, … Ngược lại, các bên sẽ không được lựa chọn các vấn đề liên quan này nếu thực hiện thủ tục tố tụng tại tòa án.
Thứ ba, phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm cùng sự ràng buộc về mặt pháp lý, tương đương như bản án của tòa án, theo quy định tại Chương 35 của
Bên cạnh các lý do được phân tích ở trên, vẫn còn rất nhiều những điểm mạnh trong giải quyết tranh chấp mà trọng tài có thể đem đến cho các bên trong hợp đồng, như tính bảo mật cao, hay tính linh hoạt trong quy trình giải quyết tranh chấp của cơ chế trọng tài vụ việc (cơ chế ad-hoc). Từ đó, có thể dễ dàng nhận thấy rằng vì sao các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế thường ưu tiên lựa chọn trọng tài làm cơ quan giải quyết tranh chấp.
2. Xu hướng chung khi lựa chọn cơ quan trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế của các thương nhân Việt Nam:
Tại Việt Nam hiện nay, đa số các thương nhân Việt Nam khi tham gia giao kết hợp đồng thương mại quốc tế đều luôn ưu tiên lựa chọn trọng tài làm cơ quan tài phán cho các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Thông thường, theo thói quen thương mại, các thương nhân Việt Nam thường lựa chọn một cơ quan trọng tài đến từ quốc gia thứ ba để đảm bảo tính trung lập trong giải quyết tranh chấp. Tại Việt Nam, các thương nhân thường ưu tiên lựa chọn cơ quan trọng tài trung lập tại Singapore hoặc Hong Kong. Việc chọn cơ quan trọng tài của nước thứ ba sẽ dễ dàng giúp các bên trong hợp đồng đi đến được sự thống nhất trong đàm phán giao kết, nhưng trên quan điểm của tác giả, đây không phải là cách giải quyết mang lại cái lợi ích thực tế cho các bên.
Thứ nhất, mỗi cơ quan trọng tài khác nhau sẽ có quy tắc tố tụng trọng tài khác nhau, kể cả trong cùng một quốc gia. Vì vậy, khi các thương nhân lựa chọn cơ quan trọng tài ở nước thứ ba thì họ cũng nên cần phải cân nhắc xem họ đã nắm rõ quy tắc tố tụng của cơ quan trọng tài này hay chưa. Việc tìm hiểu về quy tắc tố tụng của cơ quan trọng tài là không khó, đặc biệt với sự phát triển lớn mạnh của nền tảng internet hiện nay. Tuy nhiên, trong tố tụng, bên cạnh việc biết được quy tắc tố tụng, các thương nhân còn phải “hiểu” các quy tắc này được áp dụng như thế nào trong thực tế.
Thứ hai, việc lựa chọn trọng tài viên cũng là một vấn đề cần lưu ý khi các thương nhân lựa chọn cơ quan trọng tài của nước thứ ba. Tương tự như quy tắc tố tụng, các thông tin về trọng tài viên của các cơ quan trọng tài luôn được cập nhật nhanh chóng và đầy đủ trên website của cơ quan trọng tài đó. Tuy nhiên, quan điểm pháp luật của mỗi quốc gia, mỗi cá nhân được đào tạo từ nền tảng pháp luật khác nhau sẽ khác nhau. Việc lựa chọn các trọng tài viên được đào tạo và hành nghề ở nền tảng pháp luật khác với các bên trong hợp đồng có thể không mang lại được lợi ích triệt để cho các bên.
Thứ ba, thông thường trong thương mại quốc tế, các bên trong hợp đồng luôn ưu tiên lựa chọn các điều ước quốc tế mà quốc gia các bên là thành viên làm luật áp dụng giải thích nội dung hợp đồng. Vấn đề này là rất quan trọng, bởi vì, phán quyết trọng tài ngoài việc dựa trên chính những điều khoản của hợp đồng còn phải căn cứ vào những quy định của luật nội dung điều chỉnh các tranh chấp. Luật áp dụng không những xác định hiệu lực về nội dung của hợp đồng mà còn bổ sung những quy tắc điều chỉnh hợp đồng mà các điều khoản trong hợp đồng chưa đề cập tới, điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho cơ quan trọng tài trong việc giải thích hợp đồng. Việc lựa chọn các điều ước quốc tế có thể xem là phương án tốt nhất trong việc chọn luật áp dụng khi đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế. Bởi các điều ước quốc tế này như một nền tảng pháp lý mang tính trung lập cho các bên trong hợp đồng. Thêm vào đó, pháp luật của các quốc gia thành viên đều xây dựng các quy định phù hợp hoặc tương đồng với các điều ước quốc tế này, giúp cho các bên trong hợp đồng không cảm thấy “xa lạ” đối với nội dung của các quy định pháp luật đang điều chỉnh hợp đồng của mình. Tuy nhiên, nếu cơ quan trọng tài nước thứ ba không thuộc quốc gia thành viên của các điều ước quốc tế này, thì việc áp dụng pháp luật lúc này trở nên rất khó khăn về cả mặt lý thuyết lẫn thực tế vì sự “xa lạ” giữa các hệ thống pháp luật khác nhau. Điều này đôi khi còn dẫn đến việc cơ quan trọng tài từ chối việc xét xử theo luật do các bên lựa chọn hoặc từ chối thụ lý vụ án do thỏa thuận trọng tài không thực hiện được.
Thứ tư, chi phí tố tụng khi lựa chọn cơ quan trọng tài của nước thứ ba cũng là vấn đề lớn mà các bên cần lưu ý. Phí trọng tài ở mỗi quốc gia sẽ được cơ quan trọng tài cân nhắc dựa trên mức thu nhập bình quân của chính quốc gia đó, nhưng nhìn chung, phí trọng tài về cơ bản, luôn cao hơn so với án phí của tòa án. Điều này sẽ là bất lợi khá lớn trong chi phí tố tụng cho bên nào đến từ các quốc gia đang phát triển nhưng lại tham gia tố tụng ở cơ quan trọng tài của các quốc gia phát triển. Nó như rào cản vô hình cho các bên, đặc biệt là bên khởi kiện vì phải đóng tạm ứng phí trọng tài, và đa phần giá trị tạm ứng này luôn gần bằng hoặc bằng phí trọng tài thực tế. Giả sử, thương nhân Việt Nam đàm phán lựa chọn cơ quan trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế của mình là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) thay vì lựa chọn VIAC. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, phí tố tụng của SIAC sẽ cao hơn VIAC do mức thu nhập ở Singapore cao hơn nhiều so với Việt Nam, và thương nhân Việt Nam cần cân nhắc kĩ trước khi thực hiện quy trình tố tụng với vai trò là nguyên đơn khi phải tạm ứng phí trọng tài. Bên cạnh đó, việc lựa chọn trọng tài của nước thứ ba còn làm các bên tốn nhiều chi phí cho việc di chuyển và lưu trú tại các nước này trong thời gian tham gia tố tụng.
Cuối cùng, nhưng rất quan trọng, chính là vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài. Khi lựa chọn cơ quan trọng tài của nước thứ ba, điều này đồng nghĩa với việc, dù phán quyết trọng tài cần được thi hành tại quốc gia của bên nào trong hợp đồng, thì phán quyết đó cũng đều là phán quyết của cơ quan trọng tài nước ngoài, đều cần thông qua thủ tục đề nghị công nhận tại quốc gia của một trong hai bên hoặc cả hai bên trước khi thi hành. Dưới góc nhìn thực tiễn, theo cơ sở dữ liệu mà Bộ Tư Pháp công bố về việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2012 đến 9/2019 thì có đến 30/821 (tương đương 36.6%) phán quyết trọng tài nước ngoài không được công nhận tại Việt Nam. Có thể thấy, đây là một tỷ lệ rất đáng quan ngại cho các phán quyết trọng tài nước ngoài cần thi hành tại Việt Nam. Thêm vào đó, các nguyên nhân mà Tòa án Việt Nam dựa vào để không công nhận các phán quyết trọng tài nước ngoài này chủ yếu do vi phạm về thủ tục tố tụng, và trái với quy định pháp luật Việt Nam”. Nhìn ở góc độ khách quan, thì các nguyên nhân này rất khó cho các bên trong tranh chấp có thể nhận biết đầy đủ các trường hợp để không mắc phải, đặc biệt là khi tiến hành tố tụng tại cơ quan trọng tài nước ngoài.
Nhìn chung, thói quen lựa chọn cơ quan trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế của các thương nhân Việt Nam vẫn còn có khá nhiều vướng mắc và có thể ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tố tụng của các bên.
3. Kiến nghị cách lựa chọn cơ quan trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế cho các thương nhân Việt Nam:
Đối với thói quen lựa chọn cơ quan trọng tài từ các nước thứ ba để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế của các thương nhân Việt Nam, tác giả cho rằng đây là sự lựa chọn không mang lại nhiều giá trị thực tế cho các bên tranh chấp, kể cả nguyên đơn và bị đơn. Các thương nhân trong hợp đồng thương mại quốc tế, đặc biệt là các thương nhân Việt Nam có thể cân nhắc đến việc lựa chọn cơ quan trọng tài của quốc gia mình và cả của quốc gia bên còn lại trong thỏa thuận trọng tài. Điều này cụ thể là, mỗi bên trong hợp đồng sẽ chọn ra một cơ quan trọng tài trong nước của mình và thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc về cả hai cơ quan trọng tài của hai bên, để khi có tranh chấp phát sinh, bên nguyên đơn có quyền lựa chọn một trong hai cơ quan trọng tài này. Việc lựa chọn cả hai cơ quan trọng tài trong một thỏa thuận trọng tài sẽ mang lại các lợi ích thực tế cho các bên vì nó giải quyết được gần như các yếu điểm của việc lựa chọn cơ quan trọng tài nước thứ ba mà tác giả đã phân tích ở trên.
Một là, trong vấn đề luật áp dụng giải thích hợp đồng. Như đã phân tích ở trên, các thương nhân trong hợp đồng thương mại quốc tế thường lựa chọn luật áp dụng là các điều ước quốc tế mà quốc gia hai bên là thành viên. Với những lợi thế cho các bên trong hợp đồng đã được tác giả phân tích, việc lựa chọn luật áp dụng này khi kết hợp cùng cách lựa chọn cơ quan trọng tài như kiến nghị của tác giả sẽ đem lại các lợi thế rất lớn cho cả hai bên trong hợp đồng. Vì khi nguyên đơn quyết định khởi kiện tại cơ quan trọng tài của nước nguyên đơn hay nước bị đơn, thì cả hai cơ quan trọng tài này đều nắm rõ việc áp dụng điều ước quốc tế mà quốc gia họ là thành viên. Việc tương đồng giữa điều ước quốc tế với pháp luật quốc gia sẽ làm giảm đi nguy cơ trọng tài “rơi” vào trường hợp “không áp dụng pháp luật các bên lựa chọn”, do trong thực tế, trọng tài thường xuyên phải tính đến các quy phạm mệnh lệnh bắt buộc của quốc gia mình sẽ phải được xin công nhận và cho thi hành, để đảm bảo phán quyết sẽ không bị từ chối công nhận và thi hành theo Điều V Công ước New York.
Hai là, trong vấn đề về quy tắc tố tụng hay lựa chọn trọng tài viên. Trường hợp nguyên đơn lựa chọn khởi kiện tại cơ quan trọng tài của nước mình thì những khó khăn trong việc hiểu biết về quy tắc tố tụng hay lựa chọn trọng tài viên sẽ được giảm xuống tối thiểu, bởi lúc này nguyên đơn đang ở trên thế “sân nhà”. Trong thực tế, việc nguyên đơn là thương nhân Việt Nam lựa chọn cơ quan trọng tài tại Việt Nam không làm mất đi những lợi thế về mặt tố tụng của họ. Dù “tuổi đời” của các cơ quan trọng tài tại Việt Nam còn khá non trẻ so với các nước trong khu vực châu Á như Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, nhưng năng lực và độ tín nhiệm của các cơ quan này không thua kém. Điển hình như VIAC, cơ quan trọng tài đang “sở hữu” rất nhiều trọng tài viên là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia có tên tuổi trong ngành pháp luật không chỉ ở trong nước mà còn cả trên thế giới. Và như đã phân tích ở trên, các phán quyết trọng tài của VIAC đã được công nhận cho thi hành tại rất nhiều các quốc gia trên thế giới, điều này như lời khẳng định về độ tín nhiệm và trình độ của VIAC trong vấn đề trọng tài thương mại quốc tế.
Ba là, trong vấn đề về thi hành phán quyết trọng tài. Việc lựa chọn cả hai cơ quan trọng tài sẽ giúp cho các bên trong hợp đồng có thể kiểm soát được tốt hơn trong vấn đề thi hành phán quyết trọng tài. Khi nguyên đơn nhận định rằng, yêu cầu của mình sẽ phải thi hành chủ yếu hoặc toàn bộ tại quốc gia của bị đơn, nguyên đơn có thể cân nhắc việc khởi kiện tại cơ quan trọng tài của bị đơn. Lúc này, phán quyết trọng tài sẽ là phán quyết của trọng tài trong nước tại quốc gia của bị đơn, nguyên đơn không phải thực hiện thủ tục đề nghị công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài. Ngược lại, nếu yêu cầu của nguyên đơn sẽ phải thi hành chủ yếu hoặc toàn bộ tại nước của nguyên đơn, thì nguyên đơn sẽ ưu tiên chọn khởi kiện tại cơ quan trọng tài của nước mình. Trường hợp này, ngoài lợi thế về mặt thi hành phán quyết, hay các lợi thế “sân nhà”, nguyên đơn còn giảm chi phí tố tụng xuống mức thấp nhất vì không cần phải di chuyển qua một quốc gia thứ ba.
Thương mại quốc tế là hoạt động phổ biến tại Việt Nam hiện nay và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Việc phòng ngừa các rủi ro trong vấn đề lựa chọn cơ quan tài phán khi có tranh chấp xảy ra mang ý nghĩa quan trọng đối với các bên trong hợp đồng. Nhận thấy thói quen ưu tiên sử dụng cơ quan trọng tài nước thứ ba của các thương nhân Việt Nam sẽ mang lại nhiều bất lợi như là chi phí cao, khả năng bị từ chối thụ lý và khó khăn trong việc thi hành phán quyết trọng tài, tác giả đã đưa ra kiến nghị lựa chọn cả hai cơ quan trọng tài của cả hai quốc gia trong hợp đồng để giảm đi các rủi ro không đáng có kể trên cho các bên trong hợp đồng. Dựa trên phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của hai hình thức lựa chọn trọng tài, các thương nhân có thể lựa chọn cho mình hình thức phù hợp.