Lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Công ty luật Dương Gia, Công ty chúng tôi mới thành lập năm 2015, là công ty TNHH 1 thành viên có vốn là 1 tỷ đồng. Giờ chúng tôi muốn chuyển sang loại hình có ba thành viên. Là doanh nghiệp nhỏ, doanh thu mỗi năm khoảng 10 tỷ đồng . Xin quý Công ty tư vấn cho chúng tôi: Nên chuyển sang Công ty TNHH nhiều thành viên hay Công ty cổ phần. Xin chân thành cảm ơn quý Công ty.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam. Hiện tại áp dụng theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2015. Bạn muốn chuyển sang loại hình doanh nghiệp khác trong hai loại hình:
+ Công ty TNHH hai thành viên
+ Công ty cổ phần
Thứ nhất: Công ty TNHH hai thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp trừ trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết.
+ Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo 3 trường hợp: Mua lại phần vốn góp, Chuyển nhượng phần vốn góp, Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
Số lượng thành viên sẽ hạn chế, việc chuyển nhương chỉ được thực hiện theo 3 trường hợp. Tuy nhiên nếu như thông tin bên bạn đưa ra là hoạt động doanh nghiệp nhỏ thì nên áp dụng, lựa chọn loại hình công ty TNHH hai thành viên.
Thứ hai: Công ty cổ phần
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh nghiệp 2014.
+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Đối với công ty cổ phần phù hợp đối với doanh nghiệp lớn, số lượng cổ đông nhiều và cơ cấu tổ chức sẽ phức tạp hợp đối với loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Dựa trên cơ sở thông tin bạn đưa ra và các quy định của pháp luật hiện hành, loại hình phù hợp với bên bạn hơn là Công ty TNHH hai thành viên.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Việc ủy quyền của chủ doanh nghiệp cho người ngoài công ty
– Cách đặt tên cho doanh nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua tổng đài