Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cần phải tuân thủ các nguyên tắc khi tham gia giao thông và nếu có vi phạm chắc chắn sẽ bị xử phạt bởi cá nhân có thẩm quyền. Vậy lỗi xếp hàng lệch xe bị phạt không, bị phạt bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Lỗi xếp hàng lệch xe bị phạt không, bị phạt bao nhiêu tiền?
Các phương tiện khi tham gia giao thông phải tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo việc di chuyển được an toàn trong suốt quá trình tham gia giao thông đường bộ, trong số đó phải kể đến quy định liên quan đến việc xếp hàng hóa sao cho xe khi di chuyển được cân đối. Nếu cá nhân nào có hành vi vi phạm liên quan đến lỗi xếp hàng hóa làm lệch xe ô tô thì sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, xử phạt lỗi xếp hàng hóa làm lệch xe có thể tồn tại ở hai trường hợp đó là việc xếp hàng hóa trên xe khách làm lệch xe hoặc tiến hành xếp hàng hóa trên xe tải làm lệch xe. Bài viết này tác giả sẽ đầy đủ mức xử phạt đối với lỗi xếp hàng hóa trong cả hai trường hợp.
1.1. Trường hợp 1: khi xếp hàng hóa trên xe khách mà làm lệch xe:
Căn cứ vào Khoản 5 và Khoản 8 Điều 23
– Cá nhân có trách nhiệm trong quá trình vận chuyển hành khách để người lên xuống xe khi xe vẫn đang còn chạy điều này gây nguy hiểm đối với người tham gia giao thông khác và cũng đối với người trực tiếp lên xuống xe khi đang chạy;
– Pháp luật cũng nghiêm cấm hành vi tiến hành sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác nhưng không được hành khách đồng ý; chỉ vì hành khách trái với mong muốn của mình mà có hành động đe dọa, xúc phạm tranh giành hoặc lôi kéo hành khách hoặc bắt ép hành khách phải sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
– Với mục đích trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các cá nhân có thẩm quyền mà để khách xuống khỏi xe để trốn tránh việc này;
– Trong quá trình vận chuyển hành khách cùng với những hàng hóa phát sinh được đem theo nhưng việc xếp xếp hàng hành lý trên xe làm lệch xe cũng là một trong các hành vi vi phạm với mức phạt tiền tối đa là 2 triệu đồng đã nêu.
Ngoài việc bị áp dụng mức phạt tiền nêu trên thì những người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, cụ thể: Đối với hành vi để người lên xuống xe khi xe đang chạy hoặc thực hiện việc sang nhượng hành khách mà không được khách hàng đồng ý; trốn tránh sự kiểm tra kiểm soát của người có thẩm quyền yêu cầu xuống khách; đặc biệt là xếp hành lý hàng hóa trên xe làm lệch xe và một số hành vi vi phạm khác đã được quy định thì có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Căn cứ với các quy định nêu trên nếu cá nhân điều khiển xe ô tô khách mà xếp hành lý hàng hóa trên xe gây ảnh hưởng đến quá trình di chuyển, làm lệch xe thì có thể bị phạt tiền từ 01 triệu đến 02 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Về mức độ xử phạt sẽ còn phụ thuộc vào những các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Trường hợp không tồn tại những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe sẽ là mức trung bình của khung thời gian tước và trong trường hợp này là 2 tháng.
1.2. Trường hợp 2: Xếp hàng lệch xe xe tải:
Về hành vi xếp hàng được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 24
– Trong quá trình di chuyển vận chuyển hàng trên xe mà không ràng buộc hoặc có ràng buộc nhưng không đảm bảo sự chắc chắn và an toàn trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm C khoản 4 của Điều 24;
– Điều khiển xe xếp hàng trên nóc buồng lái xếp hàng mà hành động này làm lệch xe;
– Khi tham gia giao thông bắt buộc phải chốt đóng cố định cửa thùng xe phía sau tuy nhiên lại không thực hiện hành động này khi xe đang chạy.
Như vậy với quy định nêu trên thì mức phạt đối với lỗi vi phạm xếp hàng lệch xe đối với xe tải sẽ bị áp dụng với mức từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng mà không có quy định tước giấy phép lái xe.
2. Có được giảm mức tiền phạt khi vi phạm tham gia giao thông không?
Khi tham gia giao thông, cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền sẽ xem xét các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để đưa ra mức xử phạt phù hợp nhất đối với hoàn cảnh của người tham gia giao thông. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 lLuật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi năm 2020 thì vẫn có thể tồn tại các trường hợp được giảm mức tiền phạt khi tham gia giao thông tuy nhiên phải tồn tại một trong các tình tiết giảm nhẹ nêu dưới đây:
– Khi cá nhân có thẩm quyền phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính nhưng người trực tiếp điều khiển xe phương tiện đã có hành vi ngăn chặn hoặc cố gắng làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc nếu để lại ra hậu quả thì đã tự nguyện khắc phục và bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại;
– Nếu nhận ra được hành vi vi phạm hành chính của mình thì người điều khiển các phương tiện giao thông đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi đồng thời thể hiện sự tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính;
– Ngoài ra, còn phải xem xét đến trường hợp cá nhân có vi phạm hành chính nhưng do tình trạng bị kích động với tinh thần hoặc do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; khi bị một cá nhân đối tượng tác động trực tiếp đến quyền lợi ích của mình một cá nhân có quyền được phòng vệ chính đáng, tuy nhiên hành vi của mình vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết cũng sẽ được xem xét và coi là tình tiết giảm nhẹ;
– Liên quan đến vi phạm hành chính nhưng bị một đối tượng khác ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất tinh thần của đối tượng đấy;
– Ngoài ra pháp luật cũng đề cập đến những đối tượng đặc biệt thực hiện hành vi vi phạm hành chính như phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc người khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Và cuối cùng đó là cá nhân vì những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của mình, không do mình gây ra được xác định là vi phạm hành chính.
Như vậy, nếu thuộc một trong sáu tình tiết giảm nhẹ đã nêu trên thì cá nhân hoàn toàn có thể xem xét được giảm mức tiền phạt.
3. Cách thức nộp phạt do lỗi xếp hàng lệch xe:
Người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông có hành vi vi phạm về xếp hàng lượt xe có thể lựa chọn 3 hình thức nộp phạt cơ bản dưới đây:
– Cách 1. Có thể nộp trực tiếp cho cảnh sát giao thông:
Nếu hành vi vi phạm hành chính của cá nhân bị lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện, yêu cầu dừng phương tiện và xử lý tại chỗ thì người vi phạm có thể nộp phạt trực tiếp cho cảnh sát giao thông.
– Cách 2. Tiến hành nộp tiền vào kho bạc nhà nước:
Cách thức nộp tiền vào kho bạc nhà nước áp dụng cả trong trường hợp hình thức nộp phạt nguội hoặc nộp phạt trực tiếp nếu người có hành vi vi phạm nhận được yêu cầu xử phạt ở cá nhân có thẩm quyền.Người vi phạm nộp trực tiếp tại trụ sở kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi kho bạc mọi tài khoản. Thông tin liên quan đến trụ sở hoặc số tài khoản ngân hàng này cũng sẽ được ghi nhận cụ thể tại
– Cách 3. Tiến hành nộp tiền phạt giao thông thông qua cổng dịch vụ công quốc gia:
Hiện nay với nền phát triển công nghệ ngày càng phổ biến và rộng rãi nên việc nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến đem lại nhiều lợi ích và thuận tiện cho người dân cũng như cơ quan nhà nước. Vi phạm có thể truy cập vào đường link của trung tâm dịch vụ công quốc gia.
Bước 1.Truy cập đường link của trung tâm dịch vụ công quốc gia
Cá nhân truy cập vào đường link của trung tâm dịch vụ công quốc gia sau khi hiện trang chủ dịch vụ công trực tuyến sẽ tiến hành nhấn vào mục thanh toán trực tuyến sau đó chuyển hướng chuyển đến mục tra cứu Thanh toán vi phạm giao thông.
Bước 2. Điền thông tin
Sau khi thao tác nhấn vào mục tra cứu thanh toán vi phạm giao thông hệ thống sẽ hiển thị form điền thông tin lúc này người vi phạm cần ghi các thông tin cần thiết vào như: tên biên bản, họ tên người vi phạm, chọn tỉnh thành phố nơi vi phạm luật an toàn giao thông, tên đơn vị thực hiện việc lập biên bản xử phạt và chọn ngày vi phạm theo ngày/ tháng/ năm. Sau cùng là ghi mã bảo mật và bấm tra cứu ở nút bên dưới cùng.
Bước 3. Thực hiện việc nộp phạt
Văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.