Những lợi ích khi chuyển từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp? Một số lý do hộ kinh doanh chưa muốn chuyển thành doanh nghiệp? Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp?
Hiện nay, việc chuyển đổi hình thức kinh doanh từ
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
- 1 1. Những lợi ích khi chuyển từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp:
- 1.1 1.1. Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp:
- 1.2 1.2. Hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin doanh nghiệp:
- 1.3 1.3. Hỗ trợ thủ tục đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện:
- 1.4 1.4. Hỗ trợ lệ phí môn bài:
- 1.5 1.5. Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán:
- 1.6 1.6. Các lợi ích khác khi hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp:
- 2 2. Một số lý do hộ kinh doanh chưa muốn chuyển thành doanh nghiệp:
- 3 3. Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
1. Những lợi ích khi chuyển từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp:
Khi doanh nghiệp chuyển đổi hình thức kinh doanh thành doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ các chính sách theo quy định tại Mục 1, Chương IV của Nghị định 80/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu cụ thể gồm các chính sách sau đây:
1.1. Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tư vấn, hướng dẫn miễn phí hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp. Nội dung hướng dẫn về trình tự, thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với những ngành nghề phải có điều kiện (nếu có).
Trường hợp hộ kinh doanh muốn tư vấn, hướng dẫn nội dung để chuyển đổi doanh nghiệp thì gửi đề nghị hỗ trợ thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tới Sở Kế hoạch và Đầu tư. Khi có như cầu đề nghị thì hộ kinh doanh cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm: Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh; Bản sao hợp lệ chứng từ nộp lệ phí môn bài, các loại thuế và khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có), tờ khai thuế trong thời hạn 01 năm trước khi chuyển đổi; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn miễn phí các nội dung để chuyển đổi hình thức kinh doanh của hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.
1.2. Hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin doanh nghiệp:
Đối với hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ thì được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại cơ quan đăng ký kinh doanh, miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
1.3. Hỗ trợ thủ tục đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện:
Khi hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ và vừa mà vẫn tiếp tục họa động sản xuất kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng quy mô kinh danh không thay đổi thì gửi đề nghị tới cơ quan quản ly nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bản liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp văn bản liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của doanh nghiệp.
1.4. Hỗ trợ lệ phí môn bài:
Hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
1.5. Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán:
Hộ kinh doanh khi chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Tài chính thực hiện tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán.
1.6. Các lợi ích khác khi hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp:
Có tư cách pháp nhân: Khách hàng được phép vay vốn tại các tổ chức tín dụng là pháp nhân, cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN, trong khi đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên muốn vay vốn mở rộng kinh doanh tại các tổ chức tín dụng không thể thực hiện được. Khi hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp (không phải doanh nghiệp tư nhân vì không có tư cách pháp nhân) thì khi đó doanh nghiệp sẽ có con dấu riêng, có tư cách pháp nhân và có quyền thực hiện giao dịch vay vốn tại ngân hàng.
Mở rộng quy mô: Doanh nghiệp không bị giới hạn về quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh, được thành lập thêm các chi nhánh, cơ sở kinh doanh, văn phòng đại diện.
2. Một số lý do hộ kinh doanh chưa muốn chuyển thành doanh nghiệp:
– Nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ chưa hiểu rõ mô hình cấu trúc doanh nghiệp là như thế nào, hoạt động ra sao, cách quản lý như thế nào.
– Hộ kinh doanh lo ngại khi chuyển đổi thành Doanh nghiệp thì tăng thêm khoản chi phí về kế toán, thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, và các chi phí khác có liên quan, …
– Hộ kinh doanh đã quen với việc đóng thuế khoán từng tháng hoặc năm cho dễ dàng, chưa thích ứng với hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo thuế.
– Nhiều hộ kinh doanh không nắm rõ hoặc lo ngại thủ tục chuyển đổi, chi phí chuyển đổi doanh nghiệp, …
3. Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Hồ sơ đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành công ty hợp danh gồm có các loại giấy tờ như:
+ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (bản chính);
+ Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản sao);
+ Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh;
+ Điều lệ công ty hợp danh;
+ Danh sách thành viên của công ty hợp danh;
+ Các giấy tờ pháp lý chứng minh tư cách thành viên công ty, người đại dện theo pháp luật của công ty như chứng minh nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân khác (Bản sao chứng thực);
+ Các giấy tờ pháp lý chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác (Bản sao có chứng thực).
– Hồ sơ đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành công ty cổ phần gồm có các loại giấy tờ như:
+ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (Bản chính);
+ Giấy chứng nhận đăng ký thuế (Bản sao);
+ Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần;
+ Điều lệ công ty cổ phần
+ Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần;
+ Các giấy tờ pháp lý chứng minh tư cách thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân gồm các giấy tờ pháp lý chứng minh nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân khác (bản sao có chứng thực);
+ Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của thành viên công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty, cổ đông sáng lập, cổ động nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác (Bản sao có chứng thực);
– Hồ sơ đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành công ty TNHH gồm có các loại giấy tờ như:
+ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (Bản chính);
+ Giấy chứng nhận đăng ký thuế (Bản sao);
+ Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH (một thành viên/hai thành viên trở lên);
+ Điều lệ công ty TNHH;
+ Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý đối với chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty, thành viên công ty là cá nhân gồm chứng minh nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân khác (Bản sao có chứng thực);
+ Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý đối với chủ sở hữu công ty, thành viên công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước) gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác (Bản sao có chứng thực).
– Hồ sơ đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân gồm có các loại giấy tờ như:
+ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (Bản chính);
+ Giấy chứng nhận đăng ký thuế (Bản sao);
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân;
+ Các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân là chứng minh nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân khác (Bản sao có chứng thực) .
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có người đại diện theo pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký chuyển đổi thì hồ sơ cần có thêm văn bản cử
Lưu ý các giấy tờ trong hồ sơ phải được nộp theo mẫu quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định thì người thành lập doanh nghiệp hoặc
Bước 3: Thời gian giải quyết
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì thời gian chuyển đổi hộ kinh doanh là 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho hộ kinh doanh muốn chuyển đổi.
Sau đó, Phòng Đăng ký kinh danh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.