Theo pháp luật hiện hành thì hoạt động môi giới nuôi con nôi không bị cấm nếu hành động này nếu các cá nhân vì mục đích nhân đạo. Vậy, Cá nhân có hành vi lợi dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi để mua bán trẻ em sẽ bị xử lý với hình thức nào?
Mục lục bài viết
1. Cá nhân, tổ chức nếu thực hiện hành vi nào được coi là mua bán trẻ em?
Ngày nay, mua bán người trở thành một vấn nạn mang tính chất toàn cầu chứ không riêng một quốc gia cụ thể. Việt Nam là một quốc gia còn tồn tại nhức nhối tội phạm mua bán người và nạn nhân thông thường được nhắm đến nó là phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là mua bán trẻ sơ sinh, bào thai hoặc mua bán nội tạng. Việc mua bán người đã diễn ra với quy mô và tính chất nguy hiểm chủ yếu qua các tuyến biên giới giữa Việt Nam- Campuchia ,Lào và Trung Quốc. Chính vì những hệ quả mà vấn nạn này đem đến nên pháp luật Việt Nam cũng đã có những văn bản pháp luật để quy định rõ hơn về hành vi mua bán trẻ em cũng như có hình thức xử phạt nghiêm minh nhất đối với cá nhân qua tự thực hiện hành vi vi phạm này. Hiện nay căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP thì hành vi sau đây sẽ được coi là vi mua bán trẻ em:
– Thứ nhất, cố tình thực hiện các hành động như chuyển giao người dưới 16 tuổi để đổi lấy những giá trị vật chất như tiền tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
– Thứ hai, trên thực tế thực hiện việc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền tài sản hoặc lợi ích và chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
– Thứ ba, thực hiện chuyển giao người dưới 16 tuổi để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật như bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động hoặc thậm chí là lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác cũng sẽ được xem là hành vi mua bán trẻ em;
– Thứ tư, thực hiện việc tiếp nhận người dưới 16 tuổi với mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc có hành động vô nhân đạo khác gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe cũng như ảnh hưởng về mặt tinh thần đối với trẻ em;
– Thứ năm, Để thực hiện được hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a điểm c của khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/019/NQ-HĐTP mà tiến hành các hoạt động tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để chuyển giao.
2. Lợi dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi để mua bán trẻ em sẽ bị xử phạt thế nào?
Quyền nuôi con nuôi là quyền của công dân được xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Điều này hoàn toàn được pháp luật cho phép bởi tính chất nhân đạo, đảm bảo cho người con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong một môi trường gia đình lành mạnh.
Trên thực tế việc nhận nuôi con nuôi vẫn có những một số hành vi đang bị biến tướng làm ảnh hưởng xấu đến giá trị của việc nuôi con nuôi đem lại. Hành vi dùng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi để trục lợi tiến hành mua bán trẻ em quy định tại Điều 7 Nghị quyết 02/019/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:
– Cá nhân có sử dụng các thủ đoạn môi giới, nuôi con nuôi dưới 16 tuổi chắc chắn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi đã được quy định cụ thể tại Điều 151 của Bộ luật Hình sự nếu nằm trong các trường hợp sau đây:
+ Cá nhân đã biết rõ được rằng người nhận nuôi con 16 tuổi với mục đích đó là bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc tiến hành bán cho một người khác hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn cố tình chuyển giao nạn nhân để đạt được lợi ích riêng của bản thân đó là tiền tài sản hoặc các lợi ích và chất khác;
+ Lợi dụng việc pháp luật cho phép tiến hành nhận nuôi con nuôi một cách hợp pháp mà tiếp nhận con nuôi là người dưới 16 tuổi với mục đích như bóc lột tình dục cưỡng bức lao động lấy bộ phận cơ thể học vì mục đích vô nhân đạo khác;
+ Việc môi giới nhận nuôi con nuôi dưới 16 tuổi trái pháp luật thông qua việc lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để tiến hành nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc tạo những điều kiện cho việc môi giới nhận nuôi con nuôi trái pháp luật mà biết rõ ràng mục đích của người nhận nuôi con nuôi là không có ý tốt đối với người được nhận nuô, có thể là sẽ bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
– Cá nhân có chức vụ quyền hạn, lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để tiến hành nhận tiền tài sản hoặc lợi ích và vật chất khác, môi giới nhận nuôi con nuôi trái pháp luật hoặc tạo điều kiện cho việc môi giới nhận nuôi con nuôi trái pháp luật và đặc biệt là không biết người nhận nuôi con nuôi sẽ sử dụng người con nuôi nhằm mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác thì cá nhân này có thể sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi nhưng đối với hành vi cấu thành những tội khác liên quan đã được quy định trong Bộ luật hình sự thì sẽ bị truy cứu hình sự về tội tương ứng;
– Cá nhân biết người khác thực sự mong muốn có nhu cầu nuôi con nuôi (có thể do hiếm muộn hoặc có lòng yêu trẻ) đã môi giới cho người này xin con nuôi của người khác (cá nhân cho con nuôi này có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện nuôi con muốn cho con để của mình đi làm con nuôi và nhận một khoản tiền từ việc cho con và việc môi giới). Xác định rằng đây là trường hợp vì mục đích nhân đạo nên người môi giới người cho con mình đi làm con nuôi và người nhận con nuôi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi.
3. Cá nhân thực hiện mua bán người dưới 16 tuổi sẽ phải đối diện với khung hình phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 151 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 thì cá nhân có hành vi mua bán người dưới 16 tuổi tài sẽ phải đối diện và tù có thời hạn hoặc thậm chí đó là tù chung thân, cụ thể:
– Khung 1. Cá nhân có hành vi vi phạm dưới đây sẽ bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm:
Khi cá nhân có hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để nhận tiền tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp về mục đích nhân đạo hoặc tiến hành chuyển giao tiếp nhận người dưới 16 tuổi đã bóc lột tình dục cưỡng bức lao động lấy bộ phận cơ thể học về mục đích của nhân đạo khác, ngoài ra hành vi tuyển mộ vận chuyển chưa chắc người dưới 16 tuổi đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại điểm A và B khoản 1 điều 151 cũng sẽ bị áp dụng mức phạt tù tối đa lên đến 12 năm;
– Khung 2. Tội mua bán người dưới 16 tuổi đó là từ 12 năm đến 20 năm:
+ Cá nhân nếu thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình, lợi dụng hoạt động cho nhận con nuôi để thực hiện việc phạm tội một cách dễ dàng hơn;
+ Khi tiến hành mua bán trẻ em thì thực hiện đúng với từ 2 đến 5 người;
+ Đối với trường hợp trẻ em là người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng lại thực hiện việc mua bán trái quy định pháp luật;
+ Xét trên thực tế nếu cá nhân này đã từng phạm tội hai lần trở lên hoặc thực hiện vì động cơ đê hèn; cố tình gây thương tích gây tổn hại sức khỏe họ gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà được xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân từ 31% đến 60% mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này sẽ bị áp dụng mức phạt tối nêu trên;
– Khung 3: Đối với tội mua bán trẻ em thì khung 3 với mức phạt tù từ 18 đến 20 năm thậm chí là tù chung thân là khung hình phạt cao nhất đối với loại tội này.
Hiện nay cơ quan điều tra cũng như các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét những tình tiết nếu nằm trong các trường hợp sau đây để thực hiện khởi tố hành vi mua bán người với khung này.
+ Nếu nhận thấy được hành vi vi phạm có tính tổ chức, tính chất chuyên nghiệp; cố tình gây rối loạn tâm thần và hành vi cho nạn nhân được xác định từ 46% trở lên;
+ Hành động mua bán người vì mục đích lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân đã hoàn thành cũng như hành động này làm cho nạn nhân chết hoặc tự sát;
+ Xét trên thực tế cũng phải xem xét đến số lượng nạn nhân bị các đối tượng xấu này hướng đến nếu từ 6 người trở lên sẽ áp dụng khung hình phạt này cũng như việc đánh giá tái phạm nguy hiểm cũng là một trong những trường hợp quan trọng
Bên cạnh đó, pháp luật hình sự cũng đã ghi nhận rằng người phạm tội có thể sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng; cấm đảm nhiệm và cấm hành nghề và là một số công việc từ 01 năm đến 05 năm đồng; thời phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Có thể khẳng định rằng tội mua bán người dưới 16 tuổi là một trong những tội nằm trong loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có tính chất và mức độ nguy hiểm xã hội đặc biệt lớn và mức cao nhất của khung hình phạt này là lên tới 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Bất kỳ một cá nhân nào thực hiện hành vi mua bán người dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mình gây nên.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017;
– Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi.