Lịch sử quy định BLTTHS về trả hồ sơ điều tra bổ sung các đoạn từ năm 1954 đến năm 2915 - BLTTHS 2003.
Mục lục bài viết
1. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1988:
Ở giai đoạn này chưa có Bộ luật tố tụng hình sự, hoạt động tố tụng chỉ được thực hiện trên cơ sở các luật tổ chức và văn bản hướng dẫn riêng lẻ của cơ quan có thẩm quyền như Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao. Và lần đầu vấn đề trả hồ sơ điều tra bổ sung cũng đã được đề cập tại Điều 15 Luật Tổ chức Viện kiểm sát ban hành ngày 15/7/1960 quy định “… Nếu thấy chứng cứ chưa rõ ràng thì phải trả hồ sơ để Cơ quan công an hoặc Cơ quan điều tra khác tiến hành điều tra thêm”.
Tại Thông tư số 001/NCPL ngày 15/1/1962 của TANDTC giải thích về thời hạn tạm giam để điều tra của cơ quan Công an và Viện kiểm sát và tạm giam để xét xử của Tòa án, trong đó hướng dẫn về việc tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung như sau:
Trường hợp phát hiện thấy hồ sơ về căn bản còn thiếu sót, tài liệu bằng chứng chủ yếu chưa đủ để đưa vụ án ra xét xử được thì Tòa án phải giao gấp hồ sơ lại cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung và phải nói rõ cần điều tra bổ sung những tình tiết nào. Trong đó trường hợp này, vụ án lại trở về quyết định điều tra thuộc phạm vi chức năng của Viện kiểm sát.
Văn bản này lần đầu ghi nhận căn cứ để Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung là do hồ sơ căn bản còn thiếu sót, tài liệu bằng chứng chủ yếu chưa đủ, đã thể hiện sự tiến bộ, tuy nhiên các căn cứ để Tòa án hoàn lại hồ sơ còn thiếu cụ thể. Văn bản này cũng đã nhấn mạnh về tài liệu, bằng chứng chủ yếu chưa đủ, đồng thời Tòa án phải nói rõ tình tiết cần phải điều tra bổ sung và phân định sau khi vụ án đã hoàn lại thì quyền quyết định thuộc về cơ quan công tố, đó là một cách nhìn tiến bộ, hạn chế việc trả hồ sơ tùy tiện.
Tại Thông tư số 427/TTLB ngày 28/6/1963 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ công an cũng có quy định tạm thời một số nguyên tắc về quan hệ công tác giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ công an như sau “Viện kiểm sát hoàn lại hồ sơ để cơ quan điều tra bổ sung nếu thấy hồ sơ thiếu chứng cứ chủ yếu … . Trường hợp Tòa án trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung và nếu Viện kiểm sát thấy yêu cầu đó là hợp lý thì sẽ chuyển cho cơ quan công an điều tra bổ sung”. Nhưng các quy định này chỉ mang tính chất chung, sơ sài không quy định điều luật cụ thể dựa vào trường hợp nào để áp dụng việc trả hồ sơ điều tra bổ sung của Viện kiểm sát trả cho Cơ quan điều tra, Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung vấn đề này gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đó.
Theo Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974, Tòa án cần họp trù bị với Viện kiểm sát nhân dân trong trường hợp quá trình điều tra có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng (như truy cung, mớm cung …) làm cho việc điều tra không chính xác; Tòa án nhân dân có ý kiến khác với bản cáo trạng về vấn đề cấu thành tội phạm; năng lực chịu trách nhiệm về hình sự của bị cáo, số người bị đưa ra xét xử, tội danh và điều luật cần áp dụng. Nếu sau khi trao đổi ý kiến mà Viện kiểm sát nhân dân nhất trí với Tòa án nhân dân về việc phải điều tra bổ sung, thì Tòa án nhân dân trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân để điều tra bổ sung. Trong trường hợp ấy Tòa án phải làm một quyết định về yêu cầu điều tra bổ sung, trong đó cần ghi rõ những điều cần được điều tra thêm.
Trong giai đoạn 1975-1976, giai đoạn hoàn thành cách mạng dân tộc tiến đến thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, pháp luật tố tụng hình sự nước ta ở miền Bắc không có gì thay đổi so với giai đoạn 1954-1975. Các văn bản pháp luật tố tụng hình sự do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành ở miền Nam đã đáp ứng kịp thời yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, song vẫn còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu về nội dung pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn này, cụ thể là sắc luật 01/SL-76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định tổ chức Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân; Sắc lệnh 02/SL-76 ngày 15/3/1976 quy định về bắt giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật … Chúng ta không tìm thấy quy định về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
2. Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2003:
Từ khi BLTTHS chính thức ra đời các cơ quan liên ngành tư pháp trung ương có nhiều thông tin hướng dẫn sâu về nghiệp vụ liên quan đến trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án, như là:
Nếu Viện kiểm sát gặp khó khăn trong việc giao cáo trạng cho bị can tại ngoại, thì chậm nhất là 15 ngày kể ngày gửi cho Tòa án hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát gửi đến Tòa án biên bản về việc Viện kiểm sát giao cáo trạng cho bị can tại ngoại. Hết thời hạn đó, nếu Viện kiểm sát không gửi đến Tòa án đủ các biên bản giao cáo trạng cho bị can, thì Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát vì lý do chưa hoàn thành thủ tục tố tụng.
Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 20/6/1992 của TANDTC, VKSNDTC và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số quy định của BLTTHS về lý lịch của bị can, bị cáo hướng dẫn:
…
Trong trường hợp vụ án đã chuyển sang Tòa án, nếu Viện kiểm sát thấy cần thiết phải thay đổi hoặc bổ sung cáo trạng do việc mới nhận được tài liệu về lý lịch của bị can thì Viện kiểm sát đề nghị Tòa án ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát
Đối với những trường hợp nằm trong hồ sơ vụ án, lý lịch của bị can ghi không rõ ràng và cũng không có tài liệu phản ánh việc cơ quan điều tra đã làm đầy đủ trách nhiệm của mình, thì viện Kiểm sát hoặc Tòa án trả lại hồ sơ để cơ quan điều tra tiến hành xác minh lý lịch bị can.
Có thể thấy, theo hướng dẫn việc trả hồ sơ vụ án hình sự được chú trọng đến bổ sung thủ tục tố tụng để đảm bảo cho việc xét xử.
Qua đó ta thấy BLTTHS năm 1988 có những vướng mắc và bất cập về quy phạm pháp luật về điều tra bổ sung.
3. Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2015:
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, khi có một trong các căn cứ sau thì Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa ban hành quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Đó là: (1) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được; (2) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác và (3) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Điểm khác nhau cơ bản về thủ tục trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa VKS với Tòa án, đó là thời điểm và thời hạn điều tra bổ sung. Cụ thể, Trong giai đoạn xét xử thì Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung ở hai thời điểm đó là thời điểm chuẩn bị xét xử do Thẩm phán tiến hành trả hồ sơ và thời điểm tại phiên tòa do HĐXX tiến hành. Về thời hạn điều tra bổ sung: Trong trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung là 02 tháng; trong trường hợp Tòa án (Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa) trả hồ sơ điều tra bổ sung là 01 tháng. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra (khoản 2 Điều 121 BLTTHS).
Cụm từ “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” quy định tại khoản 3 Điều 168 và điểm c khoản 1 Điều 179 của BLTTHS được giải thích là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án. Những trường hợp được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự.
Theo đó, Thông tư đã hướng dẫn: “ Chứng cứ quan trọng đối với vụ án” dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 63 của Bộ luật tố tụng hình sự và nếu thiếu chứng cứ này thì không thể giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật. Chứng cứ quan trọng đối với vụ án bao gồm: Chứng cứ để chứng minh “có hành vi phạm tội xảy ra hay không”; chứng cứ để chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội”; chứng cứ để chứng minh “Ai là người thực hiện hành vi phạm tội”.