Lịch nghỉ hè được áp dụng đối với các giáo viên thuộc các cơ sở nào? Quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo? Quy định về thời điểm nghỉ hè? Giáo viên dạy học vào ngày nghỉ hè được tính lương như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lịch nghỉ hè được áp dụng đối với các giáo viên thuộc các cơ sở sau:
– Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập; trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập; trường mầm non, lớp mầm non độc lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non).
– Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông).
– Trường trung cấp, trường cao đẳng (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp).
– Đại học, trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học).
– Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu (sau đây gọi chung là trường chuyên biệt).
– Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
2. Quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo:
Đối với giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục khác nhau thì thời gian nghỉ hè được quy định khác nhau, cụ thể tại Điều 3 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật Giáo dục quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo, cụ thể như sau:
– Thời gian nghỉ hè:
- Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt: Thời gian nghỉ hè hằng năm là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.
- Đối với giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng: Thời gian nghỉ hè hằng năm là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.
- Đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học: Thời gian nghỉ hè hằng năm được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
- Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách: thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.
Thông thường, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì có quyền được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Tùy thuộc vào tính chất công việc, người lao động có thể được nghỉ 12 ngày hoặc 14 ngày hoặc 16 ngày. Khi người lao động làm đủ 05 năm thì được tăng thêm tương ứng 01 ngày nghỉ hằng năm.
Tuy nhiên, đối với giáo viên, thời gian nghỉ hè đã bao gồm ngày nghỉ hằng năm, do đó, quy định về ngày nghỉ hằng năm tại Bộ luật Lao động 2019 không áp dụng đối với giáo viên.
– Thời gian nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác: Ngoài thời gian nghỉ hè theo quy định tại khoản 1 Điều này, giáo viên, giảng viên được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
+ Tết Âm lịch: 05 ngày;
+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài các ngày nghỉ trên thì họ còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Quy định về thời điểm nghỉ hè:
Căn cứ kế hoạch thời gian năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thời điểm nghỉ hè của giáo viên ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt trên địa bàn.
Căn cứ Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thời điểm nghỉ hè của giáo viên ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt trên địa bàn, hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng quyết định thời điểm nghỉ hè của giáo viên, giảng viên phù hợp với kế hoạch đào tạo và điều kiện cụ thể của từng trường.
Như vậy, lịch nghỉ hè hằng năm không cố định hàng năm mà tùy thuộc vào tình hình thực tế, các cơ quan có thẩm quyền sẽ quy định cụ thể thời điểm nghỉ hè phụ thuộc vào kế hoạch thời gian của từng năm học.
4. Giáo viên dạy học vào ngày nghỉ hè được tính lương như thế nào?
Việc nghỉ hè là quyền lợi của cán bộ giáo viên, vì vậy, nếu giáo viên vẫn dạy học vào những ngày nghỉ hè theo sự phân công của cơ sở giáo dục thì được xem xét là dạy thêm giờ, do đó, giáo viên có quyền được hưởng tiền lương dạy thêm giờ.
Căn cứ Điều 3
“Điều 3. Nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ
1. Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
2. Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm.
3. Năm học quy định tại Thông tư liên tịch này được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề.
4. Đối với nhà giáo công tác ở các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học, trình độ nghề được áp dụng định mức giờ dạy/năm quy định cho cấp học, trình độ nghề cao nhất mà nhà giáo đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
5. Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí tiền lương dạy thêm giờ thực hiện theo quy định của
6. Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.
7. Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm: thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động.
8. Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.”