Lệ phí đăng ký kết hôn là bao nhiêu? Đăng ký kết hôn mất bao nhiêu tiền? Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài? Lệ phí đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là bao nhiêu?
Lệ phí là một khái niệm rất quen thuộc trong đời sống, là một khoản phí mà công dân phải chi trả khi được cơ quan nhà nước cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước. Khác với thuế hay phí các khoản thu được từ lệ phí không nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, mà các khoản lệ phí này thu với mục đích bù đắp chi phí hoạt động của các cơ quan tổ chức trong quá trình phục vụ một số dịch vụ công cộng trong đó có các thủ tục đăng ký hộ tịch như kết hôn. Kết hôn là một trong những thủ tục đăng ký hộ tịch cần phải đóng lệ phí, tùy vào mỗi địa phương mà lệ phí thu khi đăng ký kết hôn sẽ khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Lệ phí kết hôn là gì?
Kết hôn: Căn cứ theo khoản 5 Điều 3
Lệ phí: Theo khoản 2 Điều 3 Luật Phí và lệ phí năm 2015 thì lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này
Lệ phí kết hôn là một khoản ấn định khi có yêu cầu cơ quan nhà nước thực hiện việc đăng kí kết hôn. Lệ phí này do UBND của các tỉnh quy định.
2. Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định:
Trường hợp thứ nhất, kết hôn không có yếu tố nước ngoài
Để thực hiện việc kết hôn phải đáp ứng các điều kiện kết hôn quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 và chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh;
–
Sau khi chuẩn bị đủ mọi giấy tờ cần thiết thì đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn. Nếu hồ sơ đầy đủ và đủ điều kiện kết hôn thì cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch và báo cáo với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Trường hợp thứ hai, kết hôn có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt nam cần phải đáp ứng điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn như sau:
Với người Việt Nam thì cần chuẩn bị những giấy tờ theo quy định hiện hành như sau
– CMND, sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (được cấp có hiệu lực trong vòng 6 tháng);
– Giấy khám sức khỏe của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu
– Trường hợp đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó
– Với công dân là người nước ngoài cần chuẩn bị những giấy tờ như sau
– Hộ chiếu/Thẻ tạm trú (đã được hợp pháp hóa lãnh sự);
– Giấy tờ tương đương xác nhận tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
– Giấy khám sức khỏe của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu
Sau khi chuẩn bị hồ sơ thì tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kết hôn của cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ theo Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.
3. Lệ phí khi đăng ký kết hôn:
Căn cứ theo Thông tư 85/2019/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì lệ phí đăng ký kết hôn sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp.Như vậy mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có quy định về lệ phí đăng ký kết hôn khác nhau.
Ví dụ:
Ở thành phố Hà Nội: Căn cứ theo Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 09/2018/NQ-HĐND do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định mức lệ phí đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện là 1 triệu đồng/việc, kết hôn tại UBND xã là 5000 đồng/ trường hợp
– TP. Hồ Chí Minh: Căn cứ theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND do Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh ban hành thì mức lệ phí đăng ký kết hôn thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện là 1 triệu đồng/trường hợp; lệ phí đăng ký kết hôn thuộc thẩm quyền UBND xã là 20.000 đồng/ trường hợp
4. Lệ phí kết hôn với người nước ngoài là bao nhiêu?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư ơi cho con hỏi vấn đề về ghi chú kết hôn. Hiện tại con đã kết hôn, chồng con là người Hàn Quốc. Hôm bữa con ra Sở Tư Pháp nơi con sống để làm ghi chú kết hôn, con được vị phó phòng thông báo mức phí làm là 1 triệu rưỡi, nhưng khi con hỏi lại bạn bè đã từng kết hôn giống con thì chỉ khoảng vài chục ngàn. Cụ thể là 70 ngàn. Mong luật sư giải đáp giúp con thực chất khoản thu ấy có đúng hay không? Và nó được ghi trong văn bản nào? Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về Điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.
Tại Điều 35 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn như sau:
– Hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú, gồm các giấy tờ sau đây:
+ Tờ khai theo mẫu quy định;
+ Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
+ Ngoài giấy tờ trên nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
– Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
+ Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là đủ điều kiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
+ Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.
Căn cứ theo Thông tư 85/2019/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì lệ phí đăng ký kết hôn sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp.Như vậy mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có quy định về lệ phí đăng ký kết hôn khác nhau.
Do trong câu hỏi bạn không nêu rõ đối tượng kết hôn đang ở địa phương nào nên bạn vui lòng kiểm tra các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh để kiểm tra chi tiết hơn.
5. Lệ phí đăng ký kết hôn trong nước tại Việt Nam:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có vấn đề vướng mắc cần được tư vấn như sau: tôi và chồng tôi đi đăng ký kết hôn ở Bắc Kạn nhưng cán bộ xã nói phải đưa 500 ngàn mới cho đăng ký kết hôn. Chúng tôi thực chất là giáo viên từ đồng bằng tự nguyện về vùng núi và lập nghiệp, đăng ký hộ khẩu luôn. Tôi nghe nói chỉ mất 30 ngàn, nhưng cán bộ xã nói quy định mới rồi phải 500 ngàn. Vậy xin cho tôi hỏi là lệ phí đăng ký kết hôn là bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Thông tư 85/2019/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì lệ phí đăng ký kết hôn sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp.Như vậy mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có quy định về lệ phí đăng ký kết hôn khác nhau.
Căn cứ theo Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn thì lệ phí đăng ký kết hôn ở xã là 25.000 đồng.
Theo đó cơ quan có thầm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn của hai bạn sẽ được thu lệ phí. Mức thu trong việc đăng ký tại ủy bạn xã xã khi kết hôn là 25.000 đồng. Việc cán bộ ủy bạn thu 500 ngàn là không đúng quy định của pháp luật.
6. Điều kiện thủ tục kết hôn với người nước ngoài:
Tóm tắt câu hỏi:
Đầu tiên tôi rất cảm ơn các bạn đã thành lập luatduonggia.vn để cho mọi người có thắc mắc về luật có thể liên hệ giải đáp. Tôi có 1 số thắc mắc về các quy định của pháp luật hiện hành, rất mong các bạn nhiệt tình giúp đỡ giải đáp:
1. Hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam thì khi 1 phụ nữ Việt Nam muốn lấy chồng nước ngoài thì phải hoàn thành các thủ tục nào? Ý tôi hỏi tất cả các thủ tục cần thiết như xin phép chính quyền địa ….. chứ không chỉ riêng thủ tục đăng ký kết hôn.
2. Có quy định nào, Điều, Khoản nào quy định các cơ sở thờ tự như: chùa, tịnh thất, nhà nguyện…. của các tôn giáo, xây dựng phải được chính quyền địa phương hay ban ngành nào đó cho phép mới được xây dựng. Trong đó, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm gì? Nếu xây dựng mà không theo quy định như trên thì UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xử lý như thế nào? Rất mong nhận được giải đáp sớm, cảm ơn các bạn.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc kết hôn của phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài:
Khi công dân Việt Nam kết hôn với công dân nước ngoài thì ngoài việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, hai bên còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật nước ngoài.
Trong phạm vi tư vấn, Luật Dương Gia chỉ có thể tư vấn cho chị các quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật hiện hành gồm Luật hôn nhân và gia đình 2014, Luật hộ tịch 2014 và các văn bản hướng dẫn thì công dân Việt Nam (không phân biệt phụ nữ hay đàn ông) khi lấy người nước ngoài thì chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn chứ không phải thực hiện thủ tục xin phép bất kỳ cơ quan nào khác.
Thứ hai, Vấn đề cấp phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo.
Công trình xây dựng tôn giáo, tin ngưỡng:
+ Công trình xây dựng tôn giáo gồm: Chùa, nhà thờ, thánh thất, điện thờ, thánh đường, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường, nhà nguyện, tu viện, tượng, đài, bia, tháp, các trường đào tạo riêng của tôn giáo và một số công trình phụ gắn liền với cơ sở tôn giáo.
+ Các cơ sở tín ngưỡng như: Đình, đền, miếu, nhà thờ Từ đường,… được gọi là cơ sở tín ngưỡng dân gian, không xem là cơ sở tôn giáo.
Tại khoản 1 Điều 58 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:
“1. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.”
Như vậy việc xây dựng mới các công trình tín ngưỡng, tôn giáo phải thực hiện theo quy định của pháp luật xây dựng, cụ thể là Luật xây dựng 2014. Căn cứ theo quy định tại Điều 89 Luật xây dựng 2014 thì trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựn.
Căn cứ theo quy định trên, trước khi xây dựng các cơ sở thờ tự như: chùa, tịnh thất, nhà nguyện…. của các tôn giáo phải thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền, cụ thể theo khoản 2 Điều 103 Luật xây dựng 2014, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo.
Trong trường hợp xây dựng mà không xin phép thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 5, 11, 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập
Như vậy, Việc xây dựng các công trình tín ngưỡng, tôn giáo luôn đặt dưới sự quản lý của các cơ quan chức năng. Với các công trình phải xin phép xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép và phải thực hiện đúng giấy phép được cấp. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có công trình tín ngưỡng, tôn giáo được cấp phép xây có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra theo dõi, cho ý kiến đánh giá, báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp trên về tất cả các sai phạm của công trình chờ quyết định xử lý.