Lấy trộm 100.000 đồng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nhắn tin đe dọa người khác.
Lấy trộm 100.000 đồng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nhắn tin đe dọa người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có 1 người bạn bị nghi ngờ là lấy số tiền 3 triệu trong con lợn tiết kiệm nhưng thực tế bạn đó có kể với em là bạn ý chỉ lấy 1 trăm ngàn do hôm đó có việc gấp không vay được ai ngay. Bạn ý lo lắng và gọi cho 1 anh công an bạn ấy quen để kể và nhờ sự giúp đỡ. Anh ấy đồng ý giúp đỡ. Nhưng mà người bị mất số tiền 3 triệu ấy không muốn tiếp tục điều tra mà bỏ qua. Sau đó bạn ấy không ngờ là anh công an kia suốt ngày nhắn tin đòi nói chuyện với bạn ấy. Có lúc bạn ấy không trả lời tin nhắn hay nghe điện thoại thì nói lời hăm dọa và nói anh ấy có đoạn ghi âm bạn kia thú tội lấy 1 trăm ngàn làm bạn ấy rất lo sợ mặc dù không hề muốn tiếp tục nói chuyện với anh công an kia. Bạn em giờ đang rất khổ tâm. Anh xem trong trường hợp này thì bạn em nên làm gì để thoát khỏi anh công an? Và anh ta với đoạn ghi âm đó sẽ làm gì bạn em?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ Điều 138 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009 quy định tội trộm cắp tài sản như sau:
"1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng".
>>> Luật sư tư vấn hành vi trộm cắp dưới 2 triệu đồng: 1900.6568
Do đó, người bạn của bạn lấy trộm 100.000 đồng thì chưa đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. Tuy nhiên, người bạn của bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a) khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
… "
Theo thông tin bạn cung cấp, người công an này lợi dụng lời nhận tội của bạn bạn là lấy trộm 100.000 đồng thường xuyên uy hiếp tinh thần, suốt ngày nhắn tin đòi nói chuyện, khi bạn của bạn không nghe điện thoại hay không nhắn tin lại thì người công an này nói lời hăm dọa và đe dọa sẽ dùng đoạn ghi âm thú tội của người bạn đó để tiết lộ ra ngoài nhằm làm mất danh dự của bạn của bạn. Đối với hành vi này, người công an sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm g) Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP như sau:
"3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
… "
Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho bạn của bạn, bạn của bạn nên làm đơn tố cáo hành vi của người công an tới đơn vị mà người này đang công tác để yêu cầu giải quyết.