Lấy phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân? Bỏ phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân? So sánh lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tin nhiệm?
Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân là thủ tục để thăm dò mức độ tín nhiệm của người làm trong Hội Đồng Nhân Dân. Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm mục đích để nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát Hội Đồng Nhân Dân. Vậy cụ thể Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật tổ chức chính quyền nhân dân 2015
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Lấy phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân
Căn cứ theo quy định tại điiều 88. Lấy phiếu tín nhiệm Luật tổ chức chính quyền nhân dân 2015 quy định cụ thể:
1. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban của Hội đồng nhân dân; Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân.
2. Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định.
Theo quy định trên đây có thể thấy pháp luật đã quy định cụ thể đối với việc lấy phiếu tín nhiêm của Hội Đồng Nhân Dân theo đó Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ như chúng tôi đã đưa ra như trên và tiến hành hoạt động lấy phiếu tín nhiệm phải đáp ứng đủ các điều kiện và theo quy định mà pháp luật đề ra như tuân thủ đúng thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm cụ thể đó là:
Về thời hạn theo quy định của pháp luật có thể hiểu về thời điểm lấy phiếu tín nhiệm, được quy định tại Điều 7, Nghị quyết số 85/2014 của Quốc hội quy định: “Quốc hội, Hội Đồng Nhân Dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ”. Ví dụ cụ thể như trong nhiệm kỳ 2016-2021, Hội Đồng Nhân Dân các cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần vào kỳ họp thường lệ cuối năm 2018.
Ngoài ra phải tuân thủ theo quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội Đồng Nhân Dân được thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 63 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội Đồng Nhân Dân và Điều 9 của Nghị quyết số 85/2014. Theo quy định pháp luật đề ra thì Hội Đồng Nhân Dân cấp xã do không thành lập tổ đại biểu Hội Đồng Nhân Dân thì trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Thường trực Hội Đồng Nhân Dân cấp xã quyết định việc phân chia thành các tổ để các đại biểu Hội Đồng Nhân Dân trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm.
Bên cạnh đó, Có thể thấy pháp luật cũng đưa ra những quy định về trách nhiệm của người được lấy phiếu tín nhiệm, cụ thể như quy định về chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân, người được lấy phiếu tín nhiệm có báo cáo bằng văn bản gửi đến Thường trực Hội Đồng Nhân Dân Thời gian báo cáo được tính từ thời điểm được Hội Đồng Nhân Dân bầu.
Về báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm, bên cạnh kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công, còn cần bổ sung thêm nội dung tự đánh giá, kiểm điểm về việc có hay không những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII); tự đánh giá, kiểm điểm về việc thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) và Nghị quyết số 56/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Trước ngày lấy phiếu tín nhiệm, nếu đại biểu Hội Đồng Nhân Dân có yêu cầu thì người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi Thường trực Hội Đồng Nhân Dân, đại biểu Hội Đồng Nhân Dân có yêu cầu (theo quy định tại Điều 9, Nghị quyết số 85/2014). Về hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 63 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội Đồng Nhân Dân đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức.
Kết luận: Dựa như những quy định chúng tôi đưa ra như trên và thông qua quy định về kết quả đánh giá tín nhiệm sẽ giúp người được lấy phiếu có cơ hội nhìn nhận lại chính mình, xem mình đã làm được gì, chưa làm được gì để có phương hướng phát huy kết quả đạt được khắc phục, sửa chữa những hạn chế, tồn tại. Ngoài ra, kết quả lấy phiếu tín nhiệm cũng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền đánh giá cán bộ, thực hiện quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ một cách hiệu quả.
2. Bỏ phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân
Căn cứ theo quy định tại điều 89. Bỏ phiếu tín nhiệm Luật tổ chức chính quyền nhân dân 2015 quy định cụ thể:
1. Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
c) Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
3. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm người không được Hội đồng nhân dân tín nhiệm.
Như chúng ta thấy pháp luật quy định cụ thể đối với quá trình bỏ phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân theo đó việc bỏ phiếu tín nhiệm của hội dồng nhân dân phải tuân thủ theo quy định đối với những trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm
Trên thực tế thì bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm.
3. So sánh lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tin nhiệm
Giống nhau:
– Mục đích: nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để xem xét đánh giá cán bộ.
– Nguyên tắc áp dụng:
+ Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
+ Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất về người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
+ Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
– Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm:
+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Khác nhau:
Lấy phiếu tín nhiệm | Bỏ phiếu tín nhiệm | |
Định nghĩa | Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ. | Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm. |
Đối tượng áp dụng | Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ. Theo đó: – Quốc hội chức lấy phiếu tín nhiệm: + Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; + Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; + Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; + Chánh án – Hội đồng nhân dân: + Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân; + Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân. | – Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do cơ quan này bầu hoặc phê chuẩn: + Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị; + Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội, hoặc có ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội; + Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”. – Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do cơ quan này bầu: + Có kiến nghị của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; + Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp; + Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”. |
Hạng tín nhiệm | – Tín nhiệm cao – Tín nhiệm – Tín nhiêm thấp. | – Tín nhiệm – Không tín nhiệm.
|
Hệ quả | – Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. – Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm. | Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “không tín nhiệm” thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó. |