Thông thường trong một vụ án trộm cắp, trong quá trình giải quyết vụ án, bị hại luôn luôn có nhu cầu nhận lại tài sản bị trộm cắp của mình. Vậy câu hỏi đặt ra: Lấy lại xe bị trộm cắp có phải đóng tiền cho công an hay không?
Mục lục bài viết
1. Lấy lại xe bị trộm cắp có phải đóng tiền cho công an không?
1.1. Quy định của pháp luật về quyền đòi lại tài sản:
Bảo vệ quyền sở hữu là một trong những mong muốn và nhu cầu tất yếu, mang bản tính tự nhiên của con người được hình thành từ rất lâu. Theo đó ngay từ thời kỳ còn nguyên thủy, con người đã biết đáp ứng nhu cầu của mình thông qua việc chiếm giữ từ tự nhiên các sản vật.
Trải qua thời gian cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, con người không chỉ dừng lại ở việc chiếm giữ từ tự nhiên, theo đó chế độ tư hữu đặc biệt là từ hữu về các tư liệu sản xuất hình thành và tạo nên ý thức của con người về việc “chiếm giữ, sử dụng và bảo vệ tài sản” của mình. Từ nhu cầu đó của con người, ngày nay khi nhà nước và pháp luật hình thành, việc bảo vệ quyền sở hữu và chiếm hữu đã được quan tâm và pháp điện hóa thành những nguyên tắc, các quy định riêng trong hệ thống pháp luật. Những quy định này trở thành công cụ quan trọng và có giá trị hiệu quả giúp chủ thể bảo vệ và thực hiện toàn diện quyền năng sở hữu của mình, và đồng thời qua đó góp phần xây dựng xã hội ổn định trật tự và loại bỏ những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh.
Theo đó thì, Điều 166 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện nay có quy định về quyền đòi lại tài sản, cụ thể như sau: Chủ sở hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật và các chủ thể khác có quyền đối với tài sản hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu hoặc người sử dụng hoặc người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật. Ngoài ra thì chủ sở hữu hợp pháp sẽ không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của các chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
1.2. Lấy lại xe bị trộm cắp có phải đóng tiền cho công an không?
Hiện nay có rất nhiều chủ thể bị trộm cắp xe sau đó tang vật này đã được gửi đến cơ quan công an để tiến hành điều tra. Nhiều trường hợp thì chủ sở hữu xe muốn lấy lại chiếc xe bị trộm cắp đó. Vậy câu hỏi đặt ra: Nếu lấy lại xe bị trộm cắp thì có phải đóng tiền cho công an hay không?
Để trả lời được câu hỏi này thì chúng ta cần phải tìm hiểu sâu hơn về các quy định của pháp luật. Cụ thể là căn cứ theo điều 89 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có quy định về vật chứng, theo đó thì vật chứng là những đồ vật được dùng làm phương tiện phạm tội hoặc công cụ phạm tội, đó là những vật mang dấu vết của tội phạm và là vật mà đối tượng phạm tội vấn đến như tiền bạc, xe cộ … hoặc thậm chí là những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó thì trong một vụ trộm cắp tài sản, chiếc xe bị lấy cắp chính là vật chứng của vụ án đó. Trong trường hợp xe máy là vật mang dấu vết của tội phạm và là đối tượng của tội phạm có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành giữa các xe đó để phục vụ cho quá trình điều tra theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Ngoài ra căn cứ theo Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hiện nay có quy định về việc xử lý vật chứng đối với những trường hợp cụ thể như sau: Trong trường hợp vật chứng là những hiện vật hoặc tiền bạc thuộc sở hữu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, hoặc vật chứng là vật hoặc tiền bạc thuộc sở hữu của tổ chức và cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc bị người phạm tội dùng làm công cụ và phương tiện phạm tội thì khi đó sẽ phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật, còn nếu trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hợp pháp hoặc người quản lý hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật thì tài sản đó sẽ sung công quỹ nhà nước. Ngoài ra thì trong quá trình điều tra cũng như truy tố, trong quá trình xét xử theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan có thẩm quyền này hoàn toàn có quyền quyết định trả lại những vật chứng trên cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu Như cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét thấy không ảnh hưởng đến quá trình điều tra của vụ án.
Như vậy theo quy định nêu trên thì việc truy tìm ra kẻ phạm tội cũng như thu hồi tài sản cho nhân dân chính là trách nhiệm của lực lượng công an. Người bị mất tài sản không có nghĩa vụ phải trả thù lao cho công an để họ truy tìm tội phạm và thu hồi tài sản của người dân. vì thế đối với câu hỏi: Lấy lại xe bị trộm cắp có phải đóng tiền cho công an hay không? Thì hiện nay pháp luật cũng không có quy định về mức phí phải đóng tiền cho công an khi các chủ thể lấy lại xe bị trộm cắp, và việc công an có trả lại xe của bạn hay không dựa vào quá trình xem xét và giải quyết của công an. Nếu như công an không xem xét và giải quyết việc trả lại xe cho bạn thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu họ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng. Nếu như công an buộc bạn phải đóng tiền thì mới tiến hành trả lại xe bị trộm cắp thì bạn hoàn toàn có thể làm đơn khiếu nại đối với hành vi này để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Ngoài ra có thể căn cứ theo quy định tại Chương II Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, theo đó, chiếc xe của bạn bị trộm cắp, do đó, khi cơ quan có thẩm quyền trả lại xe cho bạn thì bạn không phải nộp bất kỳ khoản phí nào để nhận lại xe, việc giữ xe của bạn của cơ quan có thẩm quyền là để xác minh hành vi tội phạm của cá nhân khác, đây là nghĩa vụ của cơ quan này.
Theo đó, khi chủ sở hữu xe làm đơn yêu cầu nhận lại xe thì bạn không phải nộp khoản phí nào để nhận lại xe.
2. Thời điểm nhận lại tài sản bị mất từ cơ quan công an:
Nhìn chung thì quá trình thu thập và đánh giá chứng cứ được xem là hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình điều tra một vụ án. Vật chứng là một loại chứng cứ chứng minh quan trọng không thể thiếu trong một vụ án bất kỳ, vì thế vật chứng cần phải được thu thập kịp thời và đưa vào hồ sơ của vụ án. Căn cứ theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thẩm quyền xử lý vật chứng, bao gồm:
– Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra;
– Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố;
– Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử;
– Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử.
Nếu như đặt vào tình huống, bạn là bị hại trong một vụ án trộm cắp xe máy, chiếc xe máy bị mất vả nay đã được cơ quan công an tìm thấy và tiến hành xác minh chính xác chiếc xe máy đó là của bạn. Thì tức là theo đó xe máy của bạn đã trở thành vật chứng trong một vụ án. Và cơ quan công an sẽ phải giữ lại để điều tra. Bởi chiếc xe này chính là tài sản bị người phạm tội hướng đến hoặc cho thành công cụ và phương tiện phạm tội. Khi bạn biết được chiếc xe của mình đã tìm thấy thì tài sản này sẽ được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp hoặc người quản lý hợp pháp nếu Như cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét thấy việc trả lại chiếc xe máy này không ảnh hưởng đến quá trình xử lý vụ án của họ.
Theo như đã phân tích ở trên, thì thẩm quyền xử lý trước xe ở từng giai đoạn sẽ là khác nhau và nếu như việc trả lại chiếc xe không làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý vụ án thì các cơ quan như đã phân tích ở trên sẽ hoàn toàn có thể trả lại cho bạn trong từng giai đoạn khác nhau. Thời gian bạn nhận lại chiếc xe phụ thuộc vào quá trình giải quyết vụ án nhanh hay chậm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoặc thậm chí là có khả năng sau khi giải quyết xong vụ án thì bạn mới có thể nhận lại được chiếc xe đó. Vì thế thời hạn giải quyết một vụ án hình sự sẽ phụ thuộc vào quá trình điều tra và quá trình xét xử của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phụ thuộc vào tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của vụ án. Vì thế những vụ án khác nhau sẽ có thời hạn khác nhau.
Đối với câu hỏi: thời điểm nhận lại tài sản bị mất từ cơ quan công an được tính như thế nào? Hiện nay chưa có quy định pháp luật quy định cụ thể về mức thời gian này. Do đó thời gian tạm giữ xe máy của bạn sẽ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và quyết định, mà hoàn toàn không có quy định cụ thể nào về thời gian tạm giữ tang vật trong các giai đoạn tố tụng hình sự.
3. Một số kinh nghiệm phòng tránh và hướng xử lí khi bị mất cắp xe máy:
Trước tình trạng mất trộm ngày càng diễn ra phổ biến thì cần phải có một số kinh nghiệm dự trù trước trường hợp này. Nhìn chung thì các đối tượng sẽ thường sử dụng các thủ đoạn dưới đây mà các chủ xe cần phải cảnh giác:
– Các đối tượng sẽ giả làm khách đi vào các cơ quan nhà nước hoặc các văn phòng tư nhân, lợi dụng những sơ hở để tiếp cận và đánh lạc hướng bảo vệ để tiến hành hành vi trộm xe;
– Đánh lừa ở những nơi đông người mà không có các chủ thể trông giữ xe như bến xe hoặc các cửa hàng tiện lợi, lễ hội hoặc đám cưới … để thực hiện hành vi trộm cắp;
– Các đối tượng lắp biển số giả hoặc giả vờ tắt nhầm xe để đánh lạc hướng các bảo vệ;
– Giả vờ làm hồng xe đặc biệt là nhắm vào các đối tượng phụ nữ, sau đó thì các đối tượng này sẽ tỏ ra lịch sự và đề nghị giúp đỡ, dắt xe đi sửa rồi nhanh chóng tẩu thoát cùng đồng bọn, hoặc khống chế nạn nhân và tiến hành chiếm xe;
– Các đối tượng giả vờ làm nhân viên trông xe vào đề nghị dắt xe vào bãi hoặc đi gửi cho khách, nhưng thực chất là đang đợi khách đi xa sau đó tiến hành hoạt động chiếm đoạt.
Như vậy có thể thấy có rất nhiều thủ đoạn khác nhau của các đối tượng phạm tội. Chúng ta cần phải đề cao cảnh giác để tránh những thiệt hại không đáng có. Nếu như rơi vào trường hợp mất tài sản thì cần phải thông báo ngay với cơ quan công an gần nhất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
–