Về nguyên tắc đo vẽ lập bản đồ địa chính? Các bước trong quy trình đo đạc địa chính? Các phương pháp tiến hành thành lập bản đồ địa chính cơ sở cơ bản? Lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận?
Hiện nay, Việc tiến hành thực hiện lập bản đồ địa chính có rất nhiều ý nghĩa rất quan trọng trong công tác xác nhận quyền sử dụng đất và nhiều lĩnh vực khác liên quan đến đất. Do đó, để có thể hiểu rõ được quy trình các bước đo vẽ thành lập bản đồ địa chính và thực hiện đúng theo các quy trình đó là bước quan trọng để tạo cơ sở dữ liệu nền cho các công tác địa chính khác. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp đến bạn đọc nội dung chi tiết về quy trình các bước đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính.
Cơ sở pháp ly:
1. Về nguyên tắc đo vẽ lập bản đồ địa chính
-Trước khi đo vẽ chi tiết cán bộ đo đạc phải phối hợp với chính quyền địa phương , yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất ( có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng ) , cùng người sử dụng đất lân cận xác định ranh giới thửa đất và đánh dấu mốc bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ tại các điểm gấp khúc của đường ranh giới thửa đất ; đồng thời phải lập bản mô tả ranh giới sử dụng đất để phục vụ cho việc đo vẽ chi tiết thửa đất . Bản mô tả ranh giới , mốc giới sử dụng đất lập cho mỗi thửa đất một bản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các trường hợp sau đây không phải lập Bản mô tả ranh giới , mốc giới sử dụng đất :
– Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới , mốc giới sử dụng đất mà ranh giới thửa đất không thay đổi
– Thửa đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1 , 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà trong các giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng đường ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ về quyền sử dụng đất ;
– Thửa đất sản xuất nông nghiệp , đất lâm nghiệp , đất làm muối , đất nuôi trồng thủy sản có bờ ổn định là ranh giới chung của các thửa .
Đối với các trường hợp không phải lập Bản mô tả ranh giới , mốc giới sử dụng đất nêu trên thì phải công bố công khai bản vẽ và lập biên bản về việc công bố công khai này theo quy định của Quy phạm.
Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm
Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng và đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp sử dụng đất thành hai bản , một bản lưu hồ sơ đo đạc , một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết tranh
-Đo vẽ chi tiết :
Đo vẽ ranh giới sử dụng đất của người sử dụng đất .
Sau khi bản đồ địa chính được nghiệm thu cấp đơn vị thi công , đơn vị đo đạc in kết quả đo đạc địa chính thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này và giao cho người sử dụng đất để kiểm tra và làm đơn đề nghị cấp mới hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động theo quy định . Trường hợp phát hiện trong kết quả đo đạc địa chính thửa đất có sai sót thì người sử dụng đất báo cho đơn vị đo đạc kiểm tra , chỉnh sửa , bổ sung .
Trường hợp thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận và không có biến động về sử dụng đất mà người sử dụng đất không đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận thì chấp. Người sử dụng đất xác nhận vào kết quả đo đạc địa chính thửa đất và nộp lại cho đơn vị đo đạc để làm cơ sở lập hồ sơ địa chính Những thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận, không có biến động về sử dụng đất hoặc có biến động về diện tích, kích thước thửa đất nhưng không có biến động về ranh giới thửa đất hoặc có biến động về ranh giới thửa đất nhưng diện tích sử dụng đất không tăng so với diện tích đã được cấp giấy và đã được các chủ sử dụng đất liền kề xác nhận thì được lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận .
– Bản đồ địa chính sau khi được kiểm tra nghiệm thu cấp đơn vị thi công, đơn vị đo đạc được phép tổ chức kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, không có biến động về ranh giới, chủ sử dụng, mục đích sử dụng thì đăng ký cấp đổi thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận hoặc đã được cấp giấy chứng nhận nhưng có biến động về ranh giới, chủ sử dụng, mục đích sử dụng thì đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu.
2. Các bước trong quy trình đo đạc địa chính
Bước 1: Xác định mục đích đo đạc địa chính .
Nhân viên đo đạc cần phối hợp với chủ sử dụng đất để xác định nhiệm vụ đo đạc các loại giấy tờ cần thiết và quy trình thực hiện công tác đo đạc cụ thể như: đo đạc để cấp đổi, chuyển công năng sử dụng, chuyển quyền sử dụng đất tách thửa, hợp thửa, cắm ranh, tranh chấp…Sau đây Công Ty CP Đo Đạc Xây Dựng Thiết Bị Phúc Gia đề ra một đơn cử- đo đạc phục vụ cho công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 2: Thu thập tại liệu phục vụ công tác đo đạc địa chính.
Nhân viên đo đạc phải yêu cầu chủ sử dụng đất chủ sử dụng đất cung cấp các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và thửa đất (có thể cung cấp bản sao không cần công chứng) như giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ…
Bước 3: Xác định ranh giới thửa đất thực tế và đánh dấu vị trí trên bản đồ.
Trong bước này cần xác định ranh giới, mốc giới thửa đất và đánh dấu mốc bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ tại các điểm ranh và điểm chuyển hướng (điểm gãy) của ranh giới thửa đất sau đó xác định vị trí thửa đất trên bản đồ tham khảo.
Lưu ý: Việc lập bản mô tả ranh giới thửa đất cần ghi rõ địa chỉ thửa đất tứ cận, mục đích đo vẽ để phục vụ cho công tác nội nghiệp cũng như hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý nộp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Bước 4: Đo đạc hiện trường.
Tiến hành sử dụng các loại máy móc, thiết bị bao gồm: thước, máy đo khoảng cách, máy toàn đạc điện tử, để đo các vị trí trên ranh đất một cách chính xác nhất.
Bước 5: Đối chiếu tài liệu cũ.
Đối chiếu với các tài liệu cũ như bằng khoán, tài liệu 299, bản đồ địa chính 02, các tài liệu bản đồ địa chính mới khác.
Bước 6: Xác nhận tứ cận và chính chủ.
Xuất kết quả đo đạc, tập hợp hồ sơ pháp lý và hồ sơ kỷ thuật thửa đất, xác nhận với chủ sử dụng chuẩn bị nộp hồ sơ.
Bước 7: Nộp hồ sơ.
Sau lần kiểm tra cuối nếu không phát hiện sai sót của hồ sơ kỷ thuật thửa đất và pháp lý, nhân viên trắc đạc sẽ tiến hành nộp cho cơ quan thẩm quyền và nhận giấy hẹn để nhận lại giấy quyền sử dụng đất mới.
3. Các phương pháp tiến hành thành lập bản đồ địa chính cơ sở cơ bản
Việc thành lập bản đồ địa chính gốc rất tốn kém về tiền bạc và công sức. Do đó, một số những phương pháp đang được sử dụng thực tế để thành lập bản đồ địa chính cơ sở bao gồm:
-Đo vẽ trực tiếp tại thực địa.
-Sử dụng ảnh hàng không kết hợp đo vẽ trực tiếp tại thực địa.
-Biên vẽ và biên tập dựa trên nền bản đồ địa hình với các thông số tỷ lệ và việc đo vẽ bổ sung.
Mỗi một phương pháp thành lập bản độ địa chính cần những điều kiện cũng như phương tiện kỹ thuật khác nhau. Căn cứ vào địa hình, vào trang thiết bị máy móc, nguồn nhân lực cũng như tình hình kinh tế xã hội để lựa chọn ra phương pháp đo phù hợp cho từng khu vực.
4. Lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận:
– Đơn vị đo đạc phối hợp với chính quyền, cán bộ địa phương sở tại chuẩn bị địa điểm đăng ký; phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách về cấp đổi giấy chứng nhận sau khi đo vẽ bản đồ địa chính thay thế cho tài liệu đo đạc cũ.
– Hồ sơ đăng ký, cấp đổi giấy chứng nhận do đơn vị đo đạc bản đồ địa chính ( đơn vị lập hồ sơ ) hướng dẫn người sử dụng đất lập . Đơn vị lập hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận , kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ , hướng dẫn bổ sung và lập lại hồ sơ ( nếu cần ).
– Những thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, không có biến động về sử dụng đất hoặc có biến động về diện tích, kích thước thửa đất nhưng không có biến động về ranh giới thửa đất hoặc có biến động về ranh giới thửa đất nhưng diện tích sử dụng đất không tăng so với diện tích đã được cấp giấy và đã được các chủ sử dụng đất liền kề xác nhận thì được lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận.
-Đơn vị lập hồ sơ lập danh sách các chủ sử dụng đất đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận theo từng khu phố, tên của chủ sử dụng trong danh sách được sắp xếp theo thứ tự ABC. Trong danh sách này phải thể hiện cả kết quả đo đạc theo hiện trạng , phần diện tích quy hoạch đô thị, phần được cấp giấy nhưng bị hạn chế quyền sử dụng, … theo mẫu ở phụ lục 03a và công khai tại trụ sở UBND phường và Hội trường khu phố nơi có đất trong thời gian 10 ngày để nhân dân đối chiếu, kiểm tra. Trường hợp phát hiện có sai sót thì người sử dụng đất báo cho đơn vị lập hồ sơ kiểm tra, sửa đổi, bổ sung. Việc công khai và kết thúc công khai phải được lập thành văn bản theo mẫu ở phụ lục 03b, 03c.