Kinh phí cho giáo dục quốc phòng là một trong những yếu tố hỗ trợ cho việc thúc đẩy giáo dục trong lĩnh vực này. Vậy lập dự toán về kinh phí cho giáo dục quốc phòng an ninh được thể hiện với các nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định về lập dự toán về kinh phí cho giáo dục quốc phòng an ninh:
Hiện nay, giáo dục quốc phòng và an ninh được xem là bộ phận của nền giáo dục quốc dân nên các nội dung liên quan đến lĩnh vực này cần được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng hơn, hỗ trợ xây dựng một nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân. Việc Đảng và Nhà nước ta tập trung mục tiêu giáo dục toàn diện về mọi mặt cho cán bộ, nhân dân cụ thể đó là về giáo dục quốc phòng an ninh để tạo nên những cơ hội thiết thực cho thế hệ trẻ tu dưỡng những phẩm chất đạo đức và những kiến thức cơ bản về quan điểm đường lối quân sự của Đảng cũng như có thể nhìn ra được những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trong công tác quốc phòng giai đoạn hiện nay. Giáo dục quốc phòng an ninh trở nên hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phải kể đến nguồn kinh phí được thực hiện để cho đầu tư giáo dục quốc phòng an ninh.
Lập dự toán chấp hành và quyết toán là một trong những nội dung quan trọng được ghi nhận trong luật giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013. Theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất 39/VBHN-VPQH 2018 Luật Giáo dục quốc phòng an ninh thì hằng năm, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp sẽ có trách nhiệm trong việc lập dự toán chấp hành và quyết toán ngân sách cho cho những nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh theo đúng quy định của pháp luật; Kinh phí để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh phải được đảm bảo thông qua kế hoạch hàng năm doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp.
Với quy định nêu trên, Việc lập dự toán, chấp hành quyết toán về giáo dục quốc phòng và an ninh sẽ được thực hiện hàng năm và các cơ quan thực hiện hoạt động này đó là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc chi phí được chi ra cho giáo dục quốc phòng và an ninh đối với địa phương cũng như đối với cơ quan nhà nước sẽ có các nội dung hướng dẫn khác nhau.
2. Nội dung chi của địa phương đối với việc thực hiện nghĩa vụ giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện thế nào?
Giáo dục quốc phòng và an ninh tại các cấp học có ý nghĩa vô cùng quan trọng và việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và quốc phòng an ninh cũng phải đảm bảo các có liên quan đến nội dung chi. Theo Điều 10 Nghị định 13/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 139/2020/NĐ-CP thì nội dung chi của địa phương được thể hiện thông qua các nội dung sau:
– Có trách nhiệm trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình kế hoạch, cũng như đề án, văn bản chỉ đạo, địa phương cũng có trách nhiệm trong việc hướng dẫn về giáo dục quốc phòng và an ninh. Đồng thời, in giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo đúng thẩm quyền;
– Đảm bảo cho quá trình giáo dục quốc phòng và an ninh hiệu quả thì việc bồi dưỡng tập huấn, bảo đảm chế độ, quyền lợi cho tuyên truyền viên, giáo viên, giảng viên cũng phải thực hiện sao cho cân bằng và đảm bảo quyền lợi nhất; các chế độ, quyền lợi cho báo cáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh thuộc quyền theo quy định của pháp luật;
– Hiện nay, giáo dục quốc phòng và an ninh được phổ biến trong các trường từ trung học phổ thông đến đại học ở địa phương, chính vì vậy cần thực hiện việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho những đối tượng thuộc thẩm quyền triệu tập của Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh, cấp huyện cũng như cấp xã; Bên cạnh đó, cũng có trách nhiệm trong việc phổ biến kiến thức quốc phòng, an ninh, tuyên truyền đến toàn bộ nhân dân địa phương;
– Tại địa phương thì cần đảm bảo các phương tiện vật chất cũng như nguồn tài liệu giáo trình quốc phòng an ninh để cơ quan đơn vị cơ sở giáo dục của địa phương sử dụng, hỗ trợ cho quá trình tuyên truyền;
– Hiện nay Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh, Cơ quan thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh, cấp huyện được thành lập phải đảm bảo hoạt động trên thực tiễn; Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã cũng phải nghiêm túc thực hiện hoạt động này;
– Quá trình giáo dục quốc phòng và an ninh khi thực hiện theo thẩm quyền thì phải có sự phân biệt rõ ràng giữa khen thưởng, xử lý kỷ luật cũng như việc kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết. Nếu trong quá trình giáo dục mà nhận được những đơn khiếu nại, tố cáo thì phải có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý theo đúng quy định;
– Bên cạnh đó, các khoản chi khác cho giáo dục quốc phòng và an ninh cũng phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Quy định của pháp luật về nội dung chi của cơ quan nhà nước về giáo dục quốc phòng an ninh:
Hiện nay, theo quy định tại Điều 11 Nghị định 13/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 139/2020/NĐ-CP thì nội dung chi của cơ quan nhà nước đã được ghi nhận như sau:
– Cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng các chương trình và đề ra những kế hoạch, đề án, văn bản chỉ đạo hướng dẫn liên quan về giáo dục quốc phòng và an ninh theo đúng thẩm quyền;
– Bên cạnh đó, trách nhiệm trong việc thực hiện giáo dục, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng an ninh theo quy định của pháp luật cũng phải được đảm bảo;
– Để có thể hỗ trợ tốt được quá trình giáo dục quốc phòng và an ninh thì cần có những phương tiện vật chất, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu cho cơ quan đơn vị cơ sở giáo dục thuộc quyền;
– Công trình được sử dụng phục vụ trực tiếp giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh thuộc cơ quan quản lý của nhà nước phải được xây dựng và nâng cấp tiến bộ theo thời gian;
– Trong quá trình hoạt động về giáo dục quốc phòng và an ninh rất cần sự kiểm tra, thanh tra một cách kịp thời và thường xuyên. Bên cạnh đó, việc sơ kết, tổng kết, khen thưởng hoặc giải quyết những khiếu nại, tố cáo xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh cũng phải được giải quyết một cách kịp thời nhanh chóng và toàn diện;
– Cuối cùng là các khoản chi khác cho nền giáo dục quốc phòng an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Nguồn kinh phí giáo dục quốc phòng và an ninh tương đối là đa dạng theo quy định tại Điều 29 của Văn bản hợp nhất 39/VBHN-VPQH 2018 Luật Giáo dục quốc phòng an ninh từ nguồn kinh phí được sử dụng trong giáo dục quốc phòng an ninh có thể kể đến như:
+ Nhà nước sẽ đảm bảo nguồn kinh phí giáo dục quốc phòng và an ninh và được bố trí hàng năm theo quy định của pháp luật liên quan đến ngân sách nhà nước;
+ Không chỉ nhà nước cung cấp về nguồn ngân sách này, kinh phí được thực hiện có thể do doanh nghiệp đơn vị sự nghiệp bảo đảm thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của luật này. Các khoản kinh phí này sẽ được tính vào các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo đúng quy định của pháp luật bên cạnh đó các khoản thu hợp pháp khác cũng sẽ được sử dụng làm kinh phí cho giáo dục quốc phòng và an ninh.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 39/VBHN-VPQH 2018 Luật Giáo dục quốc phòng an ninh;
– Nghị định số 139/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.
THAM KHẢO THÊM: